Soạn giảng Công nghệ 9, bài 4: Sử dụng đồng hồ đo điện

Thứ bảy - 02/01/2021 08:46
- Biết công dụng, cách sử dụng một số đồng hồ đo điện thông dụng.
- Đảm bảo an toàn điện.
I. Công tơ điện.
1. Cấu tạo
- CV140:
+ C: Công tơ điện.
+ V: Việt Nam.
+ 1: 1 pha 2 dây.
+ 4: quá tải 4 lần.
+ 0: mặt tròn.
- 220V: điện áp định mức.
- 900 vòng/kWh: quay 900 vòng được 1kWh.
- 5(20)A: cường độ dòng điện chạy được từ 5 đến 20A.
- 27oC: nhiệt độ bảo quản.
- 50Hz: tần số.
- Cấp 2: cấp chính xác.
- 2005: năm sản xuất.
cong to dien

2. Cách đọc
- Dãy có 5 số đen: điện năng tiêu thụ.
- 1 số đỏ: số thập phân có giá trị 1/10 kWh.

II. Đồng hồ vạn năng

1. Cấu tạo
- Kim chỉ thị.
- Mặt số hiển thị.
- Khóa chuyển mạch.
- Các đầu đo.
- Vít chỉnh không.
- Núm chỉnh không của ôm kế.

* Các đại lượng đo:
- Ω: điện trở.
- DCV: điện áp một chiều.
- ACV: điện áp xoay chiều.
- mA: cường độ dòng điện.
- dB: độ to của âm.

2. Nguyên tắc đo
* Đo điện áp, dòng điện.

- Chỉnh kim chỉ thị về 0.
- Chỉnh núm điều chỉnh về thang đo phù hợp.
- Đưa đầu đo vào nguồn điện.
- Đọc trị số.

Công thức: Số đo = Số đọc (số chỉ của kim) x (thang đo / vạch đọc)

* Đo điện trở.
- Chỉnh núm điều chỉnh về thang đo điện trở.
- Chập hai đầu que đo lại.
- Chỉnh kim chỉ thị về 0.
- Đưa 2 đầu đo vào điện trở.
- Đọc trị số.

Công thức: Số đo = Số đọc (số chỉ của kim) x thang đo.

* Dặn dò:
- Học thuộc bài.
- Xem trước bài 5: Nối dây dẫn điện.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây