Lười, căn bệnh chung của những kẻ thất bại. Kẻ thất bại thì hay kêu than, kẻ thất bại hay tìm lý do, kẻ thất bại hay lười

Thứ hai - 10/08/2020 21:49
Họ lười mọi thứ: suy nghĩ, hành động, sự phấn đấu. Cuộc sống của những kẻ lười là nằm trên giường và mơ một cuộc sống nhà lầu, xe hơi, tiền tiêu rủng rỉnh, hay ngồi la cà quán bia nhậu nhẹt rồi bàn tán ba chuyện trên trời dưới biển, những chuyện chính trị, kinh tế mà thậm chí họ còn không hiểu.
Lười, căn bệnh chung của những kẻ thất bại. Kẻ thất bại thì hay kêu than, kẻ thất bại hay tìm lý do, kẻ thất bại hay lười
Kẻ lười thường nhiều thời gian rảnh. Ngủ một giấc là hết nửa ngày, nghĩ nghĩ vài thứ là đến tối, quanh đi quẩn lại là đến đêm, rồi hết ngày.

* Biểu hiện của những kẻ lười là gì?

- Đó là những kẻ lười suy nghĩ

Những kẻ lười suy nghĩ thường thụ động, rập khuôn, không sáng tạo và thiếu sự khác biệt, ỷ lại vào người khác, ỷ lại vào công nghệ. Khoa học chứng minh rằng: khi chúng ta càng vận dụng trí não một cách thường xuyên, não bộ chúng ta sẽ càng phát triển. Ngược lại, khi trí óc càng ít vận động thì càng mất đi sự nhạy bén vốn có.

- Những kẻ lười vận động

Lười vận động là một thói quen cực kỳ có hại đối với sức khỏe của bạn. Không vận động thường xuyên là nguyên nhân chủ yếu khiến bạn dễ mắc bệnh béo phì hoặc các bệnh nguy hiểm nghiêm trọng khác như bệnh về tim, tiểu đường

- Kẻ lười giao tiếp

Giao tiếp là cách cơ bản để chúng ta kết nối với nhau. Tuy nhiên, đồng hành với mặt tích cực của công nghệ phát triển thì con người đang biến mình trở thành nô lệ của những thiết bị công nghệ. Chúng ta mang theo điện thoại thông minh hay máy tính bảng ở mọi nơi, từ quán ăn, khu vui chơi, nơi làm việc, thậm chí cả đi tắm hay đi ngủ. Dần dần những thói quen đó đã làm chúng ta trở nên xa cách hơn, sống ảo nhiều hơn. Những cuộc trò chuyện mặt đối mặt biến mất thay bằng những nút like comment trên mạng. Điều ấy thật sự có tốt?

- Lười phấn đấu trong công việc

Con người là giống loài luôn tiếp tục vươn lên, điều đó được chứng minh trong nền văn minh của chúng ta. Tuy nhiên, ngày nay, con người lại đang co mình dần trong vòng an toàn, họ sợ phải thay đổi, phải đối mặt với những điều khác lạ trong cuộc sống. Bạn là một người nhân viên tốt? Đi làm đúng giờ, bàn giao công việc đầy đủ, đáp ứng yêu cầu mà sếp đề ra. Nhưng chỉ có vậy, điều đó không sai, bạn sẽ mãi là nhân viên và không thể tiến thêm được.

- Lười duy trì các mối quan hệ

Càng trưởng thành thì sẽ càng có nhiều mối quan hệ hơn. Bao lâu rồi bạn không liên hệ với bạn học cũ? Lần gần đây nhất bạn dành thời gian cho gia đình là khi nào? Nếu câu trả lời là rất lâu rồi thì bạn nên suy nghĩ lại bản thân mình, vì bạn đang rời xa khỏi con đường thành công của mình. Việc duy trì các mối quan hệ tốt sẽ giúp ta có thêm động lực và sự hỗ trợ khi ta gặp phải những điều khó khăn trong cuộc sống.

Không ai muốn thành một kẻ thất bại nhưng con đường thành công không dành cho kẻ lười biếng.

Vì vậy, nếu bạn là một trong những kiểu người trên hãy tìm kiếm nguyên nhân tại sao mình lại như vậy và khắc phục nó. Sau đó hãy đặt ra mục tiêu cụ thể cho mình, mục tiêu lớn nhỏ không quan trọng, quan trọng là bạn có sự lựa chọn để theo đuổi. Tất cả chỉ là nói xuống nếu bạn không hành động. Hãy hành động ngay. Đừng mong thành công sẽ đến với bạn mà bạn là người phải theo đuổi nó.

Ví dụ như bạn tự nhận mình là một người không giỏi giao tiếp do không tự tin về giọng nói, ngoại hình, năng lực hoặc bằng cấp. Khi đã hiểu rõ nguyên nhân, hãy tìm giải pháp. Bạn ít nói chuyện với gia đình, hãy nhấc máy lên và gọi điện cho bố mẹ. Nhận một dự án mới, hãy nỗ lực hết sức có thể.

Duy trì thói quen lười biếng sẽ giết chết tương lai của bạn. Đừng để lười biếng thành lý do ngụy biện cho thất bại và sự vô tâm của bạn. Hãy khắc phục nó và tin tưởng mình sẽ làm được. Chúc bạn thành công!
 Tags: bệnh lười

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây