Muốn được phúc báo, hãy học cách chịu thiệt thòi

Thứ ba - 03/09/2019 06:53
Trong cuộc sống này, đã bao giờ bạn bị người khác lừa gạt chưa? Nếu có, thì chắc chắn cảm giác lúc đó quả thực không dễ chịu chút nào? Giả sử, nếu như bạn bị người ta lừa mua phải thứ đồ đắt đỏ, bạn có tìm cách bán lại cho người khác, để bù đắp chút tổn thất hay không? Hay bạn sẽ suy nghĩ cho người khác, thà tự mình bị lừa, chứ không muốn làm hại một ai nữa?
Muốn được phúc báo, hãy học cách chịu thiệt thòi
Đào Tứ là chủ một tiệm nhuộm vải. Một hôm, có người đem đến bán cho ông một lô cỏ nhuộm màu tím rất đẹp. Đào Tứ đã mua chúng với giá 400 vạn đồng.
Vài ngày sau, có một người mua hàng sành sõi đi tới tiệm vải của Đào Tứ, sau khi nhìn thấy loại cỏ nhuộm này, liền nói:
- Đây đều là hàng thứ phẩm, là hàng kém chất lượng, không có tác dụng gì đâu!.
- Sao nó lại là hàng thứ phẩm được? Đào Tứ hỏi.
Người nọ đáp:
- Đây là loại cỏ kém chất lượng, màu sắc tạo ra cũng không tốt. Màu sắc xem qua thì giống như hàng chính phẩm, nhưng thật ra là không tốt, không thể dùng.
Nghe xong, Đào Tứ bèn thử qua một chút, kết quả thật đúng như anh nói: Cỏ không nhuộm màu cho vải được, là đồ vô dụng.
- Ông đừng buồn, tôi sẽ giúp ông phân phát chúng đến các cửa tiệm nhuộm vải nhỏ khác trong khu vực là xong ấy mà. Người nọ giải thích.
Đào Tứ nói:
- Được, cảm ơn anh rất nhiều.
Sang ngày hôm sau, người mua hàng nọ tới, nhưng Đào Tứ lại không muốn bán số cỏ nhuộm đó nữa, mà dùng mồi lửa thiêu rụi.
Vị khách ngạc nhiên hỏi:
- Vì sao ông làm thế?
Đào Tứ nói:
- Thà rằng tôi bị lừa, chứ không thể đi lừa gạt người khác. Tôi đã suy nghĩ cả đêm, thấy rằng nhất định phải làm như vậy, nên thiêu hủy nó đi.
Khi đó, dù tài sản trong nhà Đào Tứ còn lại rất ít, nhưng ông thà rằng chính mình bị thiệt thòi, chứ không muốn vì bù lỗ mà đem hàng kém chất lượng đi lừa người khác. Bỏ ra số tiền lớn như thế nhưng lại chỉ thu về được một loại phế phẩm, ông đương nhiên cảm thấy hối tiếc, nhưng lương tri đã khiến ông thức tỉnh, hiểu rằng việc gì nên làm, việc gì không nên làm.
Điều bất ngờ là sau sự việc này, Đào Tứ làm ăn buôn bán lại rất thuận lợi, dần dần trở thành đại phú, con cháu mấy đời đều sống trong vinh hiển, giàu sang. Vậy mới thấy, lương thiện quả thực có sức mạnh không ngờ, người hành thiện cuối cùng sẽ đắc phúc báo.

Một người sống rất lương thiện, cả đời tích phúc đức, con cháu đầy đàn. Trước lúc lâm chung, con cháu ông quỳ gối trước giường hỏi:
- Bố có muốn nhắn nhủ điều gì với chúng con không?
- Các con chỉ cần ghi nhớ 4 chữ: “Học chịu thiệt thòi”.

Hai con dê tranh nhau qua cầu, không con nào chịu nhường con nào, kết cục cả hai con đều rơi xuống suối. Nếu biết nhường nhịn, thà chịu thiệt thòi một chút, qua suối trễ một chút thì đâu đến nỗi.
Có thể chịu khổ mới đáng bậc tráng sĩ,
Có thể chịu thiệt không phải kẻ ngu si

Học cách chịu được thiệt thòi, chịu được cực khổ chính là phúc. Còn tranh giành hơn thua nhau một chút lợi để rồi phải nhận lấy hậu quả bi thảm thì thật là vô phúc. Điều bạn nhận được bây giờ chính là do cái nhân trước đây từng tạo - tương lai của bạn, đều là do tư tưởng của bạn ngay tại giây phút này định đoạt.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây