Người giàu càng giàu thêm còn người nghèo càng nghèo đi ... vì sao?

Thứ năm - 16/07/2020 06:31
Người giàu càng giàu là do họ biết cách làm để “Tiền đẻ ra tiền”, càng ngày càng gia tăng tài sản của mình lên. Còn người nghèo càng nghèo là do họ không biết do đâu mà mình nghèo, không có sáng tạo trong công việc để gia tăng thành quả, thiếu sự nỗ lực và chịu đựng thất bại, không có ý chí, nghị lực dẫn đến chán nản trong cuộc đời – chấp nhận sống một cuộc sống như hiện tại.
Người giàu càng giàu thêm còn người nghèo càng nghèo đi ... vì sao?
Tiền bạc là nhu cầu tất yếu, những người có tiềm năng về kinh tế sẽ bắt đầu với điểm tựa vững chắc. Năm 1995, nước Mỹ xuất bản một cuốn sách mới, tựa đề là “Xã hội người giàu làm chủ”, cái gọi là “Người giàu làm chủ” có nghĩa là xã hội đã trải qua nhiều cải tổ tư bản, những kẻ kiếm được tiền còn có nhiều khả năng kiếm tiền, những kẻ nỗi tiếng lại càng nỗi tiếng, và càng có vị thế.

Chúng ta đã biết được tác dụng của tiềm năng kinh tế, cũng không khó gì để lí giải đạo lý này: Những người có tiền càng dễ. Những người ít tiền kiếm tiền càng khó, nếu nằm dưới giới hạn của sự nghèo đói, quần áo lương thực không được đảm bảo, kiếm tiền sẽ càng khó khăn hơn, đây chính là điều mà trong tục ngữ đã nói người giàu càng giàu, người nghèo càng nghèo.

Tương tự sẽ nảy sinh một suy đoán như thế này: Những người có tiềm lực kinh tế sẽ coi thường tác dụng của đồng tiền, không chịu nỗ lực kiếm tiền, không chịu gian khổ kiếm tiền; còn những người không có tiềm lực kinh tế đã chịu nhiều đủ đắng cay của sự nghèo đói, nên họ nung nấu khát vọng kiếm tiền, sẵn sàng nỗ lực hết mình, bởi vậy dù không có ưu thế về tiền bạc nhưng những người khởi nghiệp bằng hai bàn tay trắng thường đạt được những thành công đáng nể.

Đem so sánh sự tương phản giữa tiềm năng kinh tế và nghị lực để đạt tới một mục tiêu thống nhất, có nghĩa là tiềm năng kinh tế càng lớn, nghị lực cần có càng ít; tiềm năng kinh tế càng ít, nghị lực cần có càng phải nhiều.

Dựa vào tiềm năng kinh tế mạnh yếu, để phân chia các tầng lớp trong xã hội, thì ta sẽ có các tầng lớp sau đây:

- Thứ nhất là tầng lớp đại gia, tiền đối với những người thuộc tầng lớp này đã mất đi tác dụng thực sự, sự thành công hay thất bại của họ không quyết định ở việc có kiếm được nhiều tiền hay không, mà quyết định ở việc tiêu tiền như thế nào, phục vụ xã hội như thế nào, nếu làm tốt thì đó là một cuộc sống đầy ý nghĩa; còn một số người khác là ăn chơi sa đọa, sống một cuộc sống tầm thường.

- Tầng lớp thứ hai là tầng lớp giàu có, tầng lớp này phần lớn do những người phát tài đột xuất cấu thành, họ vừa sợ hãi tiền bạc vừa bị tiền bạc làm mê hoặc, nhưng khi có trí tuệ cao họ sẽ trở thành người nằm trong tầng lớp đại gia, trong số đó không ít người đã bị tiền bạc đẩy xuống địa ngục. Bởi vì họ chưa kịp đạt tới trạng thái ổn định thì đã bắt đầu sa vào cuộc sống hưởng lạc. Đó là quy luật không thể thay đổi được! Ngoài ra, còn tầng lớp trung lưu, cuộc sống trung lưu là mục tiêu mà xã hội khởi xướng, đây cũng là tầng lớp có số người đông nhất, họ cũng hướng tới sự giàu có, nhưng không phải tiền bạc mà chính sự an bình mới mang lại cuộc sống hạnh phúc cho họ.

- Tầng lớp nghèo khó là tầng lớp dưới cùng của xã hội, họ sống cuộc sống nghèo khổ, ở họ không chỉ thiếu sự phấn đấu và năng lực kiếm tiền, thậm chí dưới áp lực của đói nghèo, năng lực kiếm tiền của họ cũng bị tiêu tan, hơn nữa còn tiêu tan cả lòng tin và dũng khí, cuộc sống của họ mãi mãi là cuộc sống cơ cực. Còn có những người nằm giữa giới trung lưu và nghèo đói, nhưng họ có năng lực kiếm tiền, có khát vọng thay đổi vận mệnh, có thể tìm kiếm sự giúp đỡ về tiền bạc, nên cuộc sống của họ là cuộc sống của những người biết phấn đấu.

Như vậy ta có thể thấy rằng: Người giàu càng giàu là do họ biết cách làm để “Tiền đẻ ra tiền”, càng ngày càng gia tăng tài sản của mình lên. Còn người nghèo càng nghèo là do họ không biết do đâu mà mình nghèo, không có sáng tạo trong công việc để gia tăng thành quả, thiếu sự nỗ lực và chịu đựng thất bại, không có ý chí, nghị lực dẫn đến chán nản trong cuộc đời – chấp nhận sống một cuộc sống như hiện tại.

Còn bạn, bạn muốn trở thành người như thế nào? Giàu – hay Nghèo? Đừng đổ lỗi do xã hội, do giáo dục, do hoàn cảnh hoặc do không may mắn, mà hãy tự nhìn lại mình xem mình có gì, có thể làm gì và làm như thế nào để vươn lên thoát nghèo. Nếu bạn vẫn còn e ngại điều này, điều nọ, … thôi thì chấp nhận thực tại vậy.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây