Sáng tạo con đường làm giàu cho riêng mình

Thứ năm - 06/02/2020 03:17
Nếu bạn muốn giàu có và thành công, bạn phải sáng tạo cho mình một con đường riêng, có được con đường riêng của mình, thì việc làm cho mình giàu có là một điều không mấy khó khăn.
Sáng tạo con đường làm giàu cho riêng mình
Câu chuyện dưới đây có thể làm thay đổi tương lai và cách nghĩ của chính bạn:

Cách đây rất lâu, có hai thanh niên sống ở một ngôi làng ở Italia, họ là hai anh em đồng môn, họ thường xuyên thảo luận với nhau làm thế nào để trở thành người giàu có nhất trong thôn, và có vẻ như họ rất tâm đầu ý hợp nhau.

Cơ hội cuối cùng đã đến. Người trong thôn thuê anh em họ dẫn nước ở con kênh gần làng vào hồ chứa nước đầu thôn, mỗi một ngày kết thúc, họ phải làm đầy hồ chứa nước, thù lao của mỗi thùng nước là 1 xu.

Người em trai hét lên và nói: “Mong ước của chúng ta cuối cùng cũng thành hiện thực rồi”, “từ trước tới nay em không tin là chúng ta có được vận may tốt như thế này”.

Nhưng người anh lại không nghĩ như vậy, bởi vì tay anh ta vừa mỏi lại vừa đau, hai bàn tay cũng đã phồng rộp lên rồi. Anh ta quả thực rất mệt mỏi, vậy là anh ta nghĩ phải tìm cách tốt hơn để dẫn nước từ sông vào trong thôn.

Buổi sáng của ngày thứ hai, khi hai anh em xách nước đi về phía bờ sông, người anh nói với em trai rằng: “Anh có cách này, thù lao một ngày của chúng ta quá ít, chúng ta xách nước đi đi về về mệt như thế này, chi bằng chúng ta xây một đường ống dẫn nước từ sông vào trong thôn".

Người em sửng sốt, “một đường ống?" Ai đã nghe qua câu chuyện này chưa? người em hỏi to: “Anh à, chúng ta đang có một công việc thuận lợi như thế này, mỗi ngày có thể xách được 100 thùng nước, mỗi ngày có thể kiếm được một đồng! Chúng ta cũng đã là một người giàu có rồi! sau một tuần nữa chúng ta có thể mua được giày mới; sau một tháng nữa chúng ta có thể mua được một con bò; sáu tháng sau chúng ta có thể xây được nhà mới rồi. Chúng ta có được công việc tốt nhất trong thôn này. Chúng ta còn có hai ngày nghỉ, mỗi tuần có hai ngày nghỉ có lương. Cả đời này chúng ta không cần phải buồn rầu nữa rồi! Hãy từ bỏ giấc mộng làm đường ống của anh đi!”

Nhưng người anh không phải là người dễ dàng bỏ cuộc, anh ta nhẫn nại giải thích cho người em về kế hoạch của mình, đáng tiếc là anh ta không thể làm thay đổi được cách suy nghĩ của người em, cuối cùng người em quyết định làm một mình. Anh ta dùng thời gian ban ngày để dẫn nước, còn thời gian khác và những ngày nghỉ anh ta dùng để xây đường ống. Vì thù lao của anh ta được tính theo số lượng thùng nước nên anh ta biết rằng khi anh ta bắt đầu làm thì thù lao của anh ta nhất định cũng sẽ giảm đi. Anh ta cũng biết rằng, cần phải đợi một năm nữa đường ống của anh ta hoàn thành mới cho ra kết quả khả quan, nhưng người anh cũng tin rằng mong ước của anh ta nhất định sẽ được thực hiện, vậy là anh ta dùng hết sức mình cho công việc.

Không lâu sau, người em và một số thanh niên khác trong làng bắt ddầu cười nhạo người anh và gọi anh ta là “người xây ống dẫn”. Người em kiếm được nhiều tiền gấp đôi người anh, anh ta còn thường xuyên khoe khoang với anh mình về những thứ đồ mà anh ta mới mua. Anh ta mua một con lừa, chất toàn bộ của nả lên yên, chuyển đến ngôi nhà hai tầng mà anh ta mới xây. Anh ta mua những bộ trang phục đắt tiền, đến nhà hàng ăn những món ngon. Anh ta còn thường xuyên đến các quán ba, bỏ tiền mời bạn bè uống rượu, mọi người thường xuyên cười theo những câu chuyện cười mà anh ta kể.

Lúc người em trai mỗi buổi tối và cuối tuần ngủ trên giường bông mà tự dương, tự đắc, thì anh trai vẫn tiếp tục đào đường ống. Trong mấy tháng đầu, công sức mà người anh bỏ ra không có nhiều tiến triển. Công việc của anh ta tuy đã vất vả nhưng so với người em còn vất vả hơn nhiều, bởi vì vào mỗi buổi tối và cả ngày cuối tuần, người anh vẫn phải làm việc. Nhưng người anh không ngừng nhắc nhở bản thân mình rằng: “Thực hiện ước mơ của ngày mai chính là sự tạo dựng trên sự hy sinh của ngày hôm nay”. Từng ngày đi qua anh ta không ngừng đào và thông thường mỗi lần đào chỉ là một inch.

“Một tấc rồi lại một tấc…cuối cùng cũng được vài thước”, anh ta vừa dùng đục đục vừa nhắc đi nhắc lại câu nói đó. Một tấc thành một thước, sau đó là 10 thước…20 thước…100 thước…

Mỗi ngày sau khi kết thúc công việc, người anh trở về ngôi nhà nhỏ bé của mình, anh ta luôn nhắc nhở mình rằng: “Sự vất vả trước mắt sẽ đem lại sự báo đáp dài lâu”. Anh ta luôn căn cứ vào mục tiêu mỗi ngày đặt ra để điều chỉnh hiệu quả công việc của bản thân. Anh ta cứ kiên trì như vậy, bởi vì anh ta biết cuối cùng sẽ có một ngày, sự báo đáp sẽ vượt qua những gì mà anh ta đã bỏ ra.

Mỗi ngày trước lúc đi ngủ, bên tai anh ta luôn văng vẳng tiếng cười chế nhạo của những người trong thôn và quán rượu, anh ta lại nhắc lại câu nói rằng: “Trước mắt cần phải hướng tới phía trước”.

Từng ngày, từng tháng trôi qua. Một ngày, người anh ý thức được rằng đường ống của anh ta đã hoàn thành được một nửa, điều này cũng có nghĩa là anh ta chỉ cần xách nước một nửa quãng đường là được.

Người anh đã bỏ ra nhiều thời gian hơn để hoàn thiện nốt công việc của mình. Cuối cùng ngày hoàn thiện công việc cũng sắp đến gần.

Trong lúc người anh đang nghỉ ngơi, anh ta thấy người em vẫn đang dùng sức để vận chuyển nước. Lưng con lừa của người em càng yếu đi, do lâu ngày lao động mệt nhọc, bước chân cũng bắt đầu chậm dần. Người em tỏ ra hết sức tức giận, tỏ vẻ không mấy hài lòng.

Thời gian người em dành cho nghỉ ngơi cũng ít dần,anh ta càng dành nhiều thời gian hơn ở các quán rượu. Khi người em đi vào quán, những người khách quen của quán đều cười lên và nói: “Người xách nước đã đến rồi kìa!”. Khi những người say rượu mô phỏng những động tác cong lưng và kéo lê từng bước chân trên đường, họ đều cười ồ lên. Người em không ngừng mua rượu mời khách, và không ngừng kể chuyện cười. Anh ta thường ngồi trong nhưcng góc khuất và vậy quanh anh ta là những bình rượu trống không.

Cuối cùng giờ khắc quan trọng cũng đã đến: Đường ống dẫn nước đã hoàn thành! Người dân trong thôn nô nức kéo nhau ra xem nước chảy từ trong ống dẫn vào nơi chứa nước. Giờ đây trong thôn sẽ luôn có nguồn nước sạch chảy vào thôn. Người dân ở các thôn xung quanh cũng không ngừng chuyển đến thôn này, thế là ngôi làng của amh ta càng ngày càng phát triển và phồn thịnh hơn.

Đường ống đã hoàn thành người anh không cần phải xách nước nữa. Hễ có ai muốn dùng nước trong ống của anh thì phải trả một số tiền nhất định. Bất luận là anh ta có làm việc hay không, nước vẫn không ngừng chảy. Cuối tuần anh ta đi chơi nước vẫn chảy. Lượng nước chảy vào làng ngày càng nhiều, người anh càng kiếm được nhiều tiền hơn.

Danh tiếng của người anh – người xây ống nước càng ngày càng vang xa, mọi người gọi anh là người tạo nên kỳ tích. Các nhà chính sách ca ngợi anh ta có tầm nhìn xa, còn đề nghị anh ta làm thị trưởng. Nhưng ngừoi anh ý thức được rằng những gì đã làm ra không phải là kỳ tích, đây chỉ là bước đầu tiên cho một ước mơ. Mọi người biết không, ý tưởng của người anh đã vượt qua phạm vi trong một thôn.

Đường ống dẫn nước hoàn thành đã khiến cho người em mất việc. Nhìn thấy người anh em của mình trong lòng người anh cảm thấy rất buồn. Thế là, anh ta sắp xếp một cuộc hẹn với người em trai: “Em à, anh đến đây để nhờ em giúp một việc”.

Người em ưỡn ngực nhắm nghiền đôi mắt gần như vô thần của anh ta, nói bằng một giọng nói yếu ớt: “Anh đừng đào sâu vào nỗi khổ của tôi”. 

Người anh nói: “Anh đến đây không phải là để khoe khoang với em, anh đến đây để mang đến cho em một cơ hội kinh doanh tốt. Anh xây nên đường ống dẫn nước này phải mất hai năm. Nhung trong hai năm đó anh đã học được rất nhiều! Anh biết nên sử dụng loại công cụ nào, đào ở đâu, làm như thế nào để nối ghép đường ống. Mỗi một chặng đường anh đều ghi chép lại,a nh đã hệ thống lại các phương pháp, có thể giúp chúng ta xây dựng một đường ống khác, sau đó là một đường ống nữa…một đường ống nữa”.

“Tự mình làm, một năm có thể xây được một đường ống. Nhưng đây không phải là phương pháp sử dụng thời gian tốt nhất của anh. Điều anh muốn làm là dạy cho em và những người khác xây dựng đường ống…sau đó em lại dạy cho những người khác…sau đó những người khác lại dạy cho những người khác nữa…cho đến khi các đường ống dẫn nước đều có mặt khắp nơi trong từng thôn…cuối cùng mỗi một thôn trên toàn thế giới đều có đường ống nước”.

“Chỉ cần nghĩ một chút thôi”, người anh tiếp tục nói: “Ví dụ chúng ta chỉ cần kiếm một chút tiền nhỏ từ nguồn nước chảy qua đường dẫn, mà càng nhiều nước chảy vào thì sẽ càng có nhiều tiền chảy vào túi của chúng ta. Đường ống dẫn nước mà anh tạo nên không phải là mong muốn cuối cùng của anh, mà nó chỉ là sự bắt đầu". Người em cuối cùng cũng đã hiểu, anh ta bèn cười và dùng bàn tay thô ráp của mình để nắm lấy tay người anh. Anh ta nắm chặt lấy tay người anh và ôm lấy nhau như thể những người bạn cũ lâu ngày không gặp mặt.

Nhiều năm sau đó, tuy hai anh em đã nghỉ hưu nhưng công việc kinh doanh đường ống hàng năm của họ vẫn đem lại cho họ một số tiền lướn trong tài khoản ngân hàng. Họ còn thường xuyên đi du kịch khắp nơi trên cả nước, họ cũng đã từng gặp những thanh niên trẻ xách nước. Hai người họ luôn dừng xe lại, kể lại cho những thanh niên kia nghe về câu chuyện của chính mình. Khuyên nhủ mọi người hãy xây dựng đường ống riêng cho mình. Một số người nghe theo và lập tức nắm bắt cơ hội này, họ bắt đầu công việc kinh doanh từ những đường ống.

Nhưng điều đáng tiếc là những người xách nước kia không có quyết tâm xây dựng đường ống đến cũng. Người anh và người em luôn nghe thấy những cái cớ chẳng hạn như:

“Tôi không có thời gian”

“Một người bạn nói với tôi rằng, bạn của anh ta cũng đang thử xây đường ống nước nhưng đều thất bại”

“Chỉ có những người bắt đầu từ sớm thì cơ hội kiếm tiền của họ mới dễ hơn nhiều”

“Cả đời tôi chỉ là người gánh nước thì hãy để như vậy đi”.

“Tôi biết có một số người lấy việc xây dựng đường ống làm trò bịp bợm, nhưng tôi thì không làm được”


Hai anh em nghe xong hai câu nói này, họ cảm thất thật xót xa. Nhưng họ cũng phải thừa nhận rằng, họ đang sống trong thế giới của tất cả những "người xách nước", chỉ có một bộ phận rất nhỏ những người này dám thực hiện ước mơ xây đường ống dẫn.

Trong câu chuyện này người anh và người em đại diện cho hai loại người khác nhau: Người em đại diện cho những người phổ biến nhất trong cuộc sống, tư tưởng của họ chỉ là làm việc và kiếm một ít thù lao, khát vọng của bản thân họ cũng chỉ là những công việc giản đơn trong những công việc ổn định, điều mà họ lo lắng chính là thất nghiệp, trên thực tế những người này luôn đặt vận mệnh tài chính của mình trên chính công việc của mình, họ không biết công việc của chính bản thân họ cũng chỉ là một bộ phận nhỏ của toàn bộ máy mà thôi. Họ mãi mãi chỉ là những người làm thuê mà thôi, chỉ là những người làm công kiếm việc theo thời vụ, họ chỉ là công cụ kiếm tiền của người khác mà thôi.

Những nhân viên kỹ thuật và nhân viên quản lý cấp cao “lĩnh vàng” , “lĩnh bạc” trong các doanh nghiệp, một số nhân viên văn phòng, nhân viên tạm thời hay những viên chức nhỏ trong các cơ quan chính phủ đều đang đóng một vai diễn như thế.

Còn người anh lại đại diện cho một kiểu người khác, kiểu người này không muốn đặt vị trí của mình trong một bộ phận nhỏ, họ luôn nhìn xa trông rộng, luôn luôn tự mình động não suy nghĩ một vấn đề, monng muốn xây dựng cho mình một tương lai tốt đẹp, luôn nhìn vấn đề bằng con mắt của nhà kinh doanh, làm việc bằng tư duy của nhà quản lý. Kiểu người này thường giống như người anh, tự xây dựng đường ống của mình, trở thành nhà kinh doanh, không gian thi thố tài hoa của họ cực lớn, sự tăng trưởng của cải của họ không phải là tiền lương và sự tích luỹ mà nhờ sự vào sự sáng tạo hơn người khác nhiều lần.

Điều đáng tiếc là thực tế có rất nhiều người như người em, chỉ có một số rất ít người giống như người anh, rất nhiều người em lại sống trong một thế giới nhỏ hẹp, họ lấy mồ hôi nước mắt của mình để đổi lấy một khoản thu nhập rất nhỏ bé. Những người giống như người anh thực sự có lý tưởng như người anh chỉ chiếm một số rất ít. Nhưng hai kiểu người này không phải là tuyệt đối, cũng có lúc họ có thể thay đổi vị trí cho nhau, giống như trong câu chuyện, cuối cùng người em cũng tìm thấy sự hợp tác của người anh, hai người đều có đường ống tiền bạc của chính mình, từ đường ống đó chảy ra không phải là nước mà là của cải. Trên thực tế, trong nhiều trường hợp, kiểu người thứ nhất lại đi làm thuê cho kiểu người thứ hai, kiểu người thứ nhất là những người đi làm thuê, kiểu người thứ hai là nhà kinh doanh. Của cải của nhiều người thứ nhất có được từ mồ hôi xương máu do chính mình làm ra, còn của cải của kiểu người thứ hai có được từ đường ống tiền bạc không ngừng chảy ra cho chính mình.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây