Trắc nghiệm Địa lí 11, Ấn Độ

Thứ tư - 01/04/2020 09:34
Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 11, Ấn Độ, có đáp án
AN DO
AN DO

1. Ấn Độ là nước có diện tích rộng lớn đứng thứ 7 trên thế giới xếp theo thứ tự:
A. Liên bang Nga, Ca-na-da, Trung Quốc, Hoa Kì, Bra-xin, Ô-xtrây-li-a
B. Liên bang Nga, Ca-na-đa, Hoa Kì, Trung Quốc, Bra-xin, Ô-xtrây-li-a
C. Liên bang Nga, Ca-na-da, Trung Quốc, Hoa Kì, Ô-xtrây-li-a, Bra-xin.
D. Liên bang Nga, Trung Quốc, Ca-na-da, Hoa Kì, Bra-xin, ô-xtrây-li-a.

2. Vị trí địa lí của Ấn Độ:
A. Nằm ở Nam Á, giữa Mi-an-ma và Băng-la-đét.
B. Nằm ở Nam Á, giáp biển Ả Rập và vịnh Ben-gan.
C. Nằm ở Đông Nam Á, giữa Mi-an-ma và Pa-ki-xtan.
D. Nằm ở Đông Nam Á, tiếp giáp vời Ấn Độ Dương.

3. Trên bán đảo Ấn Độ không có quốc gia nào sau đây:
A.Sri-lan-ka
B. Pa-ki-xtan
C. Băng-la-đét
D. Bhu-lan

4. Các dạng địa hình chính của Ấn Độ từ Bắc xuống Nam:
A. Phía Bắc là đồng bằng Ấn - Hằng, phía Nam là cao nguyên cổ Đề-can.
B. Phía Bắc là dãy Hi-ma-lay-a, phía Nam là cao nguyên cổ Đề-can.
C. Dãy Hi-ma-lay-a, đồng bằng Ấn - Hằng, cao nguyên cổ Đề-can.
Đ. Đồng bằng Ấn - Hằng, cao nguyên cổ Đề-can, dải đồng bằng ven biển,

5. Ngọn núi cao nhất thuộc lãnh thổ Ấn Độ:
A. Everest, cao 8.888 m, là ngọn núi cao nhất thế giới.
B. Ka-chen-jun-ga, cao 8.598m, ngọn núi cao thứ 2 thế giới.
C. E-vơ-rét, cao 8.848 m, là ngọn núi cao nhất thế giới.
D. Ka-chen-jun-ga, cao 8.598m, ngọn núi cao thứ 3 thế giới.

6. Dãy Himalaya dài 2.600 km, nằm giữa các nước:
A. Ấn Độ và Trung Quốc.
B. Ấn Độ và Nê-pan.
C. Ấn Độ và Bhu-tan.
D. Ấn Độ và Pa-ki-xtan.

7. Ấn Độ có đường biên giới chung dài nhất với nước nào sau đây:
A. Băng-la-đét
B. Trung Quốc
C. paki-xtan
D. Bhu-tan

8. Giữa Ấn Độ và Pakistan thường xảy ra xung đột do:
A. Mâu thuẫn tôn giáo.
B. Tranh chấp biên giới.
C. Đối lập chính ưị.
D. Phân biệt đẳng cấp.

9. Nhân tố quyết định sự phân bố lượng mưa ở Ấn Độ là:
A. Địa hình
B. Gió mùa
C. Nhiệt độ
D. Biển

10. Những vùng có mưa nhiều ở Ấn Độ:
A. Vùng phía Bắc và dọc ven biển phía Nam.
B. Đồng bằng Ấn - Hằng, 2 dãy Gát Đồng và Gát Tây.
C. Hạ lưu sông Hằng, 2 sườn của dãy Gát Tây và Gát Đông.
D. Lưu vực sông Ấn, 2 dãy Gát Đông và Gát Tây.

11. Vai trò của dãy Himalaya đối với khí hậu Ấn Độ:
A. Ngăn cản luồng không khí ẩm thổi từ Ấn Độ Dương còn làm cho khí hậu rất nóng và khô.
B. Ngăn cản luồng không khí ẩm thổi từ Ấn Độ Dương còn gây mưa lớn ở sườn Nam, thuộc phía Đông Bắc Ấn Độ.
C. Ngăn cản các đợt không khí lạnh thổi xuống làm giảm tính chất ẩm, tăng thêm sự khô hạn
D. Ngăn cản các đợt gió mùa đông bắc thổi xuống gây mưa lớn ở 2 dãy Gát Đông và Gát Tây.

12. Vùng có lượng mưa nhiều nhất ở Ấn Độ (từ 12.000mmm đến 15.000mmm/năm)
A. Đông Bắc
B. Dãy Gát Tây.
C. Tây Bắc
D. Dãy Gát Đông

13. Hoang mạc Tha ở Ấn Độ có lượng mưa trung bình không quá 500 mm/năm là vì:
A. Dãy Gát Đông và Gát Tây chắn gió mùa Tây Nam.
B. Ảnh hưởng của dòng biển lạnh chảy ven bờ.
C. Nằm ở địa thế khuất gió mùa Tây Nam, xa vịnh Belgan.
D. Dãy Hi-ma-lay-a chắn gió từ Ấn Độ Dương thổi vào.

14. Khí hậu Ấn Độ có sự phân hoá theo các miền tự nhiên:
A. Cao nguyên Đề-can có khí hậu nóng, ẩm.
B. Phía Đông Bắc có khí hậu lạnh, khô.
C. Đồng bằng Ấn - Hằng có khí hậu hải dương.
D. Phía Tây Bắc có khí hậu hoang mạc.

15. Nguyên nhân nào không ảnh hưởng đến khí hậu khô, nóng trên cao nguyên Đề-can ở Ấn Độ:
A. Dãy Gát Đông, Gát Tây chắn gió biển.
B. Nằm sâu trong nội địa, xa biển.
C. Chịu sự tác động của gió Phơn.
D. Dãy Himalaya chắn gió Đông Bắc.

16. Nguyên nhân chủ yếu gây sức ép lớn đối với việc phát triển kinh tế-xã hội của Ấn Độ:
A. Dân số đông, gia tăng nhanh.
B. Xung đột giữa các đảng phái.
C. Phân biệt Đẳng cấp nặng nề.
D. Tình trạng bất bình đẳng.

17. Bùng nổ dân số đã tạo ra những tác động tiêu cực gì đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của Ấn Độ?
A. Nhu cầu xã hội ngày càng tăng vượt quá khả năng đáp ứng của nền kinh tế.
B. Chi phí đầu tư cho giáo dục nhiều làm ảnh hưởng đến ngân sách Nhà nước.
C. Ảnh hưởng đến quỹ tích luỹ đầu tư để tái sản xuất mở rộng.
D. Khả năng tạo việc làm cho bộ phận lao động dư thừa hạn chế

18. Nét nổi bật nhất về tình hình xã hội Ấn Độ là:
A. Gia tăng dân số còn nhanh.
B. Vấn đề dân tộc và tôn giáo.
C. Tồn tại tình trạng bất bình đẳng.
D. Đời sống nông thôn thấp kém.

19. Vấn đề đoàn kết dân tộc và tôn giáo thường xuyên được chính phủ Ấn Độ quan tâm là vì
A. Sự bất đồng chính kiến giữa các đảng phái, tầng lớp, tôn giáo.
B. Mâu thuẫn, xung đột giữa các tôn giáo thường xuyên xảy ra.
C. Có nhiều thành phần dân tộc, ngôn ngữ, tôn giáo khác nhau.
D. Đại đa số dân cư theo đạo Ấn và gây nhiều bất ổn về chính trị.

20. Chính sách dân số Ấn Độ đang thực hiện là:
A. Áp dụng biện pháp triệt sản bắt buộc.
B. Vận động giáo dục nhân dân.
C. Mỗi gia đình chỉ được sinh một con.
D. Đưa giáo dục sinh sản vào nhà trường.

21. Kiến thức nào sau đây không liên quan đến tầm quan trọng của sản xuất lương thực, thực phẩm ở Ấn Độ
A. Tạo hàng xuất khẩu góp phần thực hiện công nghiệp hoá.
B. Đáp ứng nhu cầu cho dân số đông, gia tăng nhanh.
C. Có nhiều tiềm năng sản xuất lương thực, thực phẩm.
D. Cung cấp nguồn thực phẩm đa dạng cho nhiều tôn giáo khác nhau.

22. Nguyên nhân chủ yếu gây trở ngại cho việc giảm sự gia tăng dân số ở Ấn Độ là:
A. Bị ràng buộc bởi tôn giáo với những luật lệ riêng và hủ tục.
B. Việc tuyên truyền, giáo dục ý thức dân số hiệu quả chưa cao.
C. Việc thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình chưa triệt để.
D. Dân nông thôn chiếm tỉ lệ cao nên khó vận động sinh đẻ có kế hoạch.

23. Vì sao có thể nói lực lượng khoa học – kĩ thuật của Ấn Độ là một yếu tố quan trọng hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài?
A. Số lượng cán bộ khoa học kĩ thuật đông đứng thứ 3 thế giới sau Hoa Kì và Nga
B. Đội ngũ kĩ sư có trình độ chuyên môn cao nhưng tiền lương thấp.
C. Các học viện công nghệ quốc gia có trang thiết bị hiện đại, tiên tiến.
D. Mạng lưới các trường đại học và cao đẳng kĩ thuật phân bố rộng khắp.

24. Sự đa dạng, phức tạp về thành phần dân tộc và tôn giáo có ảnh hưởng như thế nào đến việc phát triển kinh tế -xã hội ở Ấn Độ?
A. Sự xung đột tôn giáo đã dẫn đến bạo loạn, li khai làm trầm trọng thêm tình trạng nghèo khổ ở nông thôn.
B. Thế mạnh của nhiều thành phần dân tộc và tôn giáo khác nhau đã đẩy nhanh tiến trình cải cách kinh tế ở Ấn Độ.
C. Có nền văn hoá phong phú, đặc sắc với nhiều công trình kiến trúc và tác phẩm nghệ thuật lớn có giá trị.
D. Làm phong phú thêm đời sống văn hoá, tinh thần của người dân Ấn Độ.

25. Trung tâm thương mại và là một thành phố cổ kiến trúc độc đáo nhất Ấn Độ là:
A. Niu Đê-li
B. Mum-bai
C. Ben-ga-lo
D. Can-cút-ta

26. Khó khăn lớn nhất do tự nhiên gây ra đối với sự phát triển nông nghiệp của Ấn Độ là:
A. Mưa nhiều gây ra lũ lụt, nhất là ở hạ lưu sông Hằng.
B. Sự hoạt động thất thường của gió mùa Tây Nam.
C. Mùa mưa thường bị gián đoạn một thời gian dài.
D. Khô hạn và thiếu nước vào mùa hè trên diện rộng.

27. Sự phân bố của một số loại cây trồng ở Ấn Độ:
A. Đay, chè ở lưu vực sông Ấn
B. Lúa gạo ở hạ lưu sông Hằng.
C. Lúa mì ở hạ lưu sông Hằng.
D. Dừa và mía ở vùng Tây Bắc.

28. Kê, bông phân bố ở trung tâm cao nguyên Đề-can và phía Tây Bắc Ấn Độ là do:
A. Khí hậu nóng ẩm, đất phù sa màu mỡ.
B. Khí hậu nóng ẩm, lượng mưa đều.
C. Khí hậu khô, nhiều nắng, gió.
D. Khí hậu khô, có hệ thống thuỷ lợi.

29. Loại nông sản được trồng chủ yếu ở vùng Đông Bắc Ấn Độ là:
A. Đay và chè
B. Lúa mì, lúa gạo
C. Dừa và mía
D. Cao su và bông
 
30. Những lợi thế để phát triển nông nghiệp ở Ấn Độ:
A. Địa hình chủ yếu là những đồng bằng rộng lớn, đất đai màu mỡ.
B. Nguồn nhân lực đông, có truyền thống sản xuất nông nghiệp.
C. Trên vùng núi và cao nguyên thích hợp trồng cây công nghiệp lâu năm.
D. Khí hậu mang tính chất cận xích đạo, nóng ẩm mưa nhiều quanh năm.

31. Sự phát triển công nghiệp ở Ấn Độ không có lợi thế nào sau đây?
A. Nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng cao, giá nhân công rẻ.
B. Vị trí thuận lợi mở rộng giao thương trong khu vực và thế giới.
C. Tài nguyên khoáng sản có quặng sắt, dầu mỏ, than đá, mangan.
D. Mạng lưới công nghiệp phân bố rộng rãi trong cả nước.

32. Vì sao Ấn Độ tiến hành cải cách toàn diện nền kinh tế?
A. Cần phải điều chỉnh nền kinh tế theo hướng kinh tế thị trường, tự do hóa.
B. Mức tăng GDP chậm, lạm phát tăng nhanh, đời sống nhân dân giảm sút.
C. Duy trì quá lâu chiến lược “tự lực cánh sinh”, nền kinh tế bị khủng hoảng.
D. Nền kinh tế tự cấp tự túc làm thâm hụt ngân sách, nợ nước ngoài tăng lên.

33. Chiến lược phát triển kinh tế của Ấn Độ từ năm 1991 đến nay:
A. Thực hiện chính sách tự do hoá kinh tế, coi trọng đối ngoại.
B. Nền kinh tế hướng nội là chính, tách khỏi thị trường thế giới.
C. Tự lực cánh sinh, tập trung phát triển công nghiệp nặng.
D. Thực hiện chiến lược nửa hướng nội, nửa hướng ngoại.

34. Mặt hạn chế của chính sách cải cách toàn diện nền kinh tế Ấn Độ:
A. Năng suất lao động, chất lượng sản phẩm còn thấp.
B. Tăng trưởng GDP không cao, cơ cấủ kinh tế thay đổi chậm.
C. Mức độ cải cách còn chậm và chưa đủ độ cần thiết.
D. Nền kinh tế vẫn còn trì trệ, sản xuất kém hiệu quả.

35. Nền nông nghiệp Ấn Độ đạt những chuyển mạnh mẽ nhất trong khoảng thời gian nào ở thế kỉ XX?
A. Cuối thập kỉ 60
B. Đầu thập kỉ 60 .
C. Đầu thập kỉ 80
D. Cuối thập kỉ 80

36. Động lực tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất lương thực ở Ấn Độ:
A. Áp dụng các giống lúa mì, lúa gạo cao sản.
B. Tiến hành thành công cuộc “Cách mạng xanh
C. Tăng cường thuỷ lợi, máy móc, phân thuốc.
D. Ban hành chính sách giá cả lương thực hợp lí.

37. Vì sao Ấn Độ cần phải tiến hành cuộc “Cách mạng xanh”?
A. Sản xuất lương thực không đáp ứng đủ nhu cầu.
B. Để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nông nghiệp.
C. Nhằm khai thác những tiềm năng nông nghiệp.
D. Có diện tích đất canh tác vào loại lớn nhất thế giới.

38. Những thành tựu của cuộc “Cách mạng xanh” ở Ấn Độ:
A. Tăng tỉ lệ nông dân có ruộng, xoá bỏ đẳng cấp xã hội.
B. Diện tích gieo trồng lúa không ngừng được mở rộng.
C. Năng suất và sản lượng lương thực tăng mạnh, liên tục.
D. Ấn Độ trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới.

39. Hạn chế chủ yếu của cuộc “Cách mạng xanh” ở Ấn Độ:
A. Chưa đáp ứng đủ nhu cầu lương thực cho đời sống nhân dân.
B. Chỉ tiến hành ở những nơi mưa nhiều, đất tốt, nông dân giàu có.
C. Thực hiện chủ yếu ở những bang có hệ thống tưới tiêu phát ưiển.
D. Đầu tư tốn kém nhưng năng suất và sản lượng cây trồng tăng chậm.

40. Ý nghĩa to lớn nhất của cuộc “Cách mạng xanh” là:
A. Đảm bảo được nguồn lương thực, thực phẩm cho nhân dân.
B. Đã giảm một cách đáng kể việc nhập khẩu lương thực.
C. Loại trừ được nạn đói, tự túc được lương thực và có dự trữ chiến lược.
D. Đáp ứng nhu cầu lương thực trong nước và còn có dư để xuất khẩu.

41. Ý nghĩa của cuộc “Cách mạng trắng” ở Ấn Độ là:
A. Thực hiện thành công việc lai tạo nhiều giống tốt.
B. Đáp ứng nhu cầu thịt, sữa, trứng cho nhân dân.
C. Số lượng đàn trâu, bò và dê đã tăng lên đáng kể.
D. Đáp ứng nhu cầu sữa cho những người ăn kiêng.

42. Để thực hiện cuộc “Cách mạng trắng”, Ấn Độ đã áp dụng nhiều biện pháp kĩ thuật như:
A. Thành lập các xí nghiệp sản xuất thức ăn và chế biến sữa.
B. Chăn nuôi theo hộ gia đình để đảm bảo chất lượng sữa.
C. Sử dụng nguồn lao động có kinh nghiệm trong chăn nuôi.
D. Mở rộng diện tích đồng cỏ để đảm bảo thức ăn cho gia súc.

43. Chính sách phát triển công nghiệp của Ấn Độ từ đầu thập kỉ 50 đến thập kỉ 80 của thế kỉ XX:
A. Đầu tư phát triển mạnh công nghiệp nặng, xây dựng các ngành công nghiệp trụ cột.
B. Coi trọng phát triển các ngành công nghiệp nhẹ để làm cơ sở cho công nghiệp nặng.
C. cải cách chính sách phát triển công nghiệp theo hướng tự lực cánh sinh là chính.
D. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài để phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn.

44. Những thành tựu nổi bật Ấn Độ đạt đưực trọng quá trình công nghiệp hoá:
A. Chú trọng bảo hộ cho sản xuất công nghiệp trong nước.
B. Xây dựng được một số ngành công nghiệp kĩ thuật cao.
C. Dẫn đầu thế giới về công nghệ phần mềm và điện tử.
D. Công nghiệp chế tạo chiếm 70% kim ngạch xuất khẩu thế giới.

45. Ấn Độ đã đạt đưực những thành tựu to lớn trong quá trình công nghiệp hoá là vì:
A. Nhờ chính sách bảo hộ công nghiệp mạnh mẽ của chính phủ.
B. Có lực lượng lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn.
C. Kiên trì tiến hành đường lối xây dựng một nền công nghiệp đa dạng vững mạnh trên cơ sở tự lực, tự cường.
D. Tích cực khai thác tài nguyên khoáng sản và tiềm năng thuỷ điện.

46. Tính tự lực của nền công nghiệp Ấn Độ thể hiện ở chỗ:
A. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng trong suốt quá trình công nghiệp hoá.
B. Ưu tiên phát triển công nghiệp nhẹ để làm cơ sở cho công nghiệp nặng.
C. Mở rộng quan hệ với các nước nhằm thu hút đầu tư và kĩ thuật tiên tiến.
D. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng chủ yếu dựa nguồn vốn trong nước.

47. Do cấu trúc địa chất nên kho khoáng sản chủ yếu của Ấn Độ nằm ở:
A. Hai dãy Gát Đông, Gát Tây.
B. Trên cao nguyên cổ Đề-can.
C. Đồng bằng sông Ấn - Hằng.
D. Vùng Đông Bắc và Trung Ấn

48. Dầu mỏ của Ấn Độ phân bố tập trung ở:
A. Hoang mạc Tha
B. Eo biển Pan .
C. Vịnh Cam-bây
D.Vịnh Ben-gan

49. Các vùng công nghiệp quan trọng của Ấn Độ đều tập trung ở ven biển là vì:
A. Hầu hết đều được xây dựng dưới thời thực dân Anh nên đã có cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật khá tốt.
B. Nơi đây tập trung số lượng cán bộ khoa học, kĩ thuật đông đảo đã được đào tạo dưới thời thực dân Anh. :
C. Gần với các nước có trình độ phát triển kinh tế cao nên dễ dàng trao đổi khoa học kĩ thuật và thu hút sự đầu tư.
D. Để giải quyết công ăn việc làm cho lực lượng lao động đông đảo tập trung chủ yếu ở nơi đây.
 
50. Các trung tâm công nghiệp ở Ấn Độ đã được xây dựng dưới thời thuộc địa Anh:
A. Can-cut-ta, Gam-set-pua
B. Mum-bai, A-ma-đa-bát
C. Ma-đrát, Pu-na, Cô-sin
D. Mum-bai, Ben-ga-lo

51. Trung tâm công nghiệp sản xuất và xuất khẩu phần mềm của Ấn Độ lớn nhất châu Á là:
A. Ben-ga-lo.
B. Giam-sét-pua
C. Côn-ca-ta
D. Bom-bay

52. Thế mạnh để phát triển vùng công nghiệp ở vùng Đông Bắc Ấn Độ là:
A. Than, sắt, thuỷ điện
B. Đay, chè, lúa gạo
C. Dầu mỏ, bô-xít, đồng
D. Sắt, man-gan, đồng

53. Vùng công nghiệp Tây Ấn bao gồm các trung tâm công nghiệp nổi tiếng sau:
A. A-ma-đa-bát, Bom-bay
B. Can-cut-ta, Gam-set-pua
C. Niu Đê-li, Ma-đu-ra
D. Mum-bai, Ben-ga-lo

54. Những điểm mạnh đã tạo ra động lực mạnh mẽ cho quá trình công nghiệp hoá của Ấn Độ:
A. Thực hiện bảo hộ mạnh mẽ cho công nghiệp và thực hiện chiến lược thay thế nhập khẩu.
B. Ưu tiên phát triển các ngành có lợi thế về tài nguyên và lao động để hướng ra xuất khẩu.
C. Xây dựng và phát triển một mạng lưới công nghiệp hoàn chỉnh, đáp ứng hầu hết các nhu cầu trong nước.
D. Các trung tâm công nghiệp phân bố tập trung ở các thành phố đông dân và hải cảng.

55. Trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Ấn Độ, mặt hàng chiếm tỉ trọng cao nhất là:
A. - Hàng công nghiệp nhẹ và thực phẩm.
B. Hàng nông, lâm, thuỷ sản đà chê'biến.
C. Hàng khoáng sản và nông sản sơ chế.
D. Hàng công nghiệp chế tạo và chế biến.

ĐÁP ÁN
1.A 2.B 3.A 4.C 5.D
6.A 7.A 8.B 9.A 10.C
11.B 12.A 13.C 14.D 15.D
16.A 17.A 18.B 19.C 20.B
21.C 22.A 23.B 24.C 25.A
26.D 27.B 28.C 29.A 30.B
31.D 32.C 33.A 34.C 35.A
36.B 37.B 38.C 39.C 40.D
41.D 42.A 43.A 44.B 45.C
46.D 47.B 48.C 49.A 50.D
51.A 52.A 53.A 54.C 55.D

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây