Trắc nghiệm Địa lí 11, Khu vực Đông Nam Á

Thứ tư - 01/04/2020 09:36
Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 11, Khu vực Đông Nam Á, có đáp án
KHU VUC DONG NAM A
KHU VUC DONG NAM A
1. Quốc gia có số dân số đông đứng thứ hai ở khu vực Đông Nam Á:
A. Phi-líp-pin .
B. In-đô-nê-xi-a
C. Ma-lay-xi-a
D. Việt Nam

2. Quốc gia có diện tích lớn nhất Đông Nam Á:
A. In-đô-nê-xi-a
B. Phi-líp-pin
C. Thái Lan
D. Mi-an-ma

3. Các Nước Đông Nam Á phát triển kinh tế dựa vào thế mạnh chủ yếu:
A. Vị trí địa lí thuận lợi.
B. Tài nguyên và nguồn lao động.
C. Vốn đầu tư của nước ngoài.
D. Thị trường và nguộn lao động.

4. Đông Nam Á là khụ vực giàu các loại khoáng sản sau:
A. Sắt, than (Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a)
B. Vonfram, thiếc (Phi-líp-pin, Bru-nây)
C. Dầu mỏ (Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Ma-lay-xi-a) .
D. Niken. Crôm (Thái Lan, Việt Nạm, Mi-an-ma, Ma-lay-xi-a)

5. Các quốc gia nào sau đây không thuộc Đông Nam Á biển đảo:
A. Thái Lan, Đông Ti-mo .
B. Bru-nây, Phi-líp-pin
C. Sin-ga-po, In-đô-nê-xi-a
D. Cam-pu-chia, Việt Nam.

6. Hãy tìm kiến thức chưa đúng về vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á:
A. Nằm trong đới khí hậu gió mùa nhiệt đới và khí hậu xích đạo. .
B. Nằm giữa hai quốc gia có nền văn minh lớn là Ấn Độ và Trung Quốc.
C. Nằm ở phía đông nam lục địa Á - Âu, nơi tiếp giáp giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
D. Nằm hoàn toàn trong khu vực nhiệt đới gió mùa thuộc bán cầu Bắc.

7. Thế mạnh nào sau đây của các nước Đông Nam Á hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài?
A. Đất đai màu mỡ, khí hậu nóng ẩm, nguồn nước dồí dẵo thu '.!.' ịợi cho 3ự phát triển nông nghiệp.
B. Lực lượng lao động đông đảo, giá lao động thấp, có khả năng tiếp thu nhanh những liên bộ khoa học - kĩ thuật
C. Vị trí địa lí có nhiều ưu thế và nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển năng động của thế giới. .
D. Sự giàu có về tài nguyên khoáng sản, lâm sản và tài nguyên biển thuận lợi phát triển các ngành công nghiệp chế biến.

8. Những điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên va tài nguyên thiên nhiên của các nước Đông Nam Á làm cho:
A. Các nước phải phối hợp cùng giải quyêt những vấn đề mang tính toàn cầu.
B. Các nước cần bảo vệ quyền lợi của nhau trên thị trường quốc tế.
C. Các nước cần phải hợp tác với nhau trong khai thác nguồn lợi tài nguyên;
D. Các nước phải tăng cường kiểm soát, cạnh tranh nhau trong khai thác tài nguyên:

9. Đông Nam Á có vị trí thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, văn hoá và mở rộng mối quan hệ giao lưu với thế giới:
A. Nằm ở khu vực có nền kinh tế phát triển năng động của thế giới.
B. Nơi gặp gỡ, giao lưu lâu dài của hai nền văn hoá lớn: Pháp và Nhật Bản.
C. Ở vị trí giao điểm của các tuyến đường biển và tuyến đường sắt xuyên Á.
D. Nằm trong vành đai sinh khoáng Ấn Độ Dương - Địa Trung Hải.

10. Vấn đề biển Đông là vấn đề nhạy cảm và mang tính thời sự là vì:
A. Giàu tài nguyên sinh vật biển và có tiềm năng dầu khí lớn.
B. Nguồn lợi biển có liên quan tới nhiều nước trong khu vực.
C. Án ngữ con đường biển từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương.
D. Luôn xảy ra tranh chấp giữa các nước trên vùng biển chồng lấn.

11. Điều nào sau đây không nói lên những khó khăn trở ngại về kinh tế - xã hội của các nước Đông Nam Á:
A. Chất lượng cuộc sống dân cư thấp và chênh lệch giữa các nước rất lớn.
B. Nguồn vốn, kĩ thuật, thị trường phụ thuộc nặng nề vào nước ngoài.
C. Quy mô nền kinh tế nhỏ bé nên phải vay nợ để phát triển kinh tế.
D. Trong cơ cấu kinh tế, các ngành truyền thông chiếm tỉ trọng thấp
.
12. Sự tăng trưởng kinh tế của các nước Đông Nam Á chưa có cơ sở vững
chắc là do:
A. Dân số đông và gia tăng ngày càng nhanh.
B. Sự phân hóa xã hội ở các nước ngày càng lớn.
C. Còn phụ thuộc vào vốn, kĩ thuật và thị trường bên ngoài.
D. Nền kinh tế nông nghiệp phụ thuộc vào thiên nhiên.

13. Đặc điểm địa hình của các nước Đông Nam Á lục địa:
A. Chủ yếu có hướng Tây Bắc - Đông Nam và bị chia cắt mạnh.
B. ít đồng bằng, nhiều đồi núi và có sự đan xen nhau.
C. Nền địa chất không ổn định, thường xảy ra động đất, núi lửa.
D. Chủ yếu là đồi núi thấp có hướng Bắc – Nam

14. Ý nghĩa của việc xây dựng dự án phát triển giao thông theo hướng Đông - Tây đối với các nước Đông Nam Á lục địa:
A. Khai thác thế mạnh ở miền đồi núi thúc đẩy kinh tế phía tây phát ttiển.
B. Thúc đẩy sự giao lưu, hợp tác với các nước Đông Nam Á biển đảo.
C. Nhằm mở đường biển tạo thuận lợi phát triển các ngành kinh tế biển.
D. Tạo thuận lợi trong thông thương, hợp tác cùng phát triển giữa các nước.

15. Số dân của khu vực Đông Nam Á hiện nay tương đương với số dân của khu vực nào sau đây?
A. Châu Âu
B. Mĩ La-tinh
C. Bắc Mĩ
D. Bắc Phi

16. Vấn đề dân tộc là vấn đề đặc biệt tế nhị ở khu vực Đông Nam Á là vì:
A. Là nơi tập trung nhiều tôn giáo lớn của thế giới.
B. Có nhiều thành phần dân tộc, tôn giáo và tín ngưởng.
C. Có sự chênh lệch lớn về mức sống giữa các dân tộc.
D. Thường xảy ra các cuộc xung đột, bạo loạn đòi li khai.

17. Đông Nam Á là nơi các cường quốc thường cạnh tranh giành ảnh hưởng bởi vì:
A. Tập trung nguồn lao động dồi dào, có trình độ chuyên môn cao.
B. Là nơi giao thoa giữa các nền văn minh, tiếp nhận nhiều giá trị văn hoá.
C. Có vị trí chiến lược quan trọng và giàu tài nguyên nhiên nhiên.
D. Khống chế con đường biển từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương.

18. Thế mạnh về tự nhiên nào sau đây không ảnh hưởng đến sự phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới của các nước Đông Nam Á?
A. Khí hậu nóng, ẩm và mưa nhiều theo mùa.
B. Đất phù sa màu mỡ, mạng lưới sông ngòi dày đặc.
C. Gió mùa Tây Nam đem mưa nhiều vào mùa hè.
D. Có tài nguyên rừng đa dạng, phong phú.

19. Các nước Đông Nam Á thường xảy ra xung đột tôn giáo, sắc tộc và khung bố:
A. Thái Lan, In-đô-nê-xia-a
B. Mi-an-ma, Ma-lay-xi-a
C. Cam-pu-chia, Thái Lan
D. In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin

20. Vùng Tam giác vàng - nơi sản xuất và tàng trữ ma tuý ở khu vực Đông Nam Á nằm ở ba nước nào sau đây:
A. Việt Nam, Thái Lan, Lào
B. Thái Lan, Lào, Mi-an-ma
C. Ma-lay-xi-a, Mi-an-ma, Việt Nam
D. Cam-pu-chia, Thái Lan, Ma-lay-xi-a

21. Tài nguyên chung nổi lên hàng đầu ở các nước Đông Nam Á là:
A. Sông ngòi và tài nguyên biển.
B. Khoáng sản và thuỷ điện.
C. Sông Mê - Công và Biển Đông.
D. Dầu khí và nguồn lợi hải sản.

22. Những khó khăn, trở ngại chủ yếu đã làm hạn chế sự phát triển kinh tế của các nước Đông Nam Á là:
A. Nhận nhiều đầu tư, viện trợ, vốn vay của thế giới nhưng sử dụng kém hiệu quả.
B. Những tai biến của thiên nhiên nhiệt đới gió mùa thường hay xảy ra.
C. Các nguồn đầu tư, đóng góp của vùng ra bên ngoài còn nhỏ bé.
D. Phụ thuộc nặng nề vào nguồn vốn, kĩ thuật và thị trường bên ngoài.

23. Các nước Đông Nam Á chịu nhiều thua thiệt trong việc giải quyết những vấn đề quốc tế có liên quan đến lợi ích của mình là vì:
A. Hoạt động kém hiệu quả của các tổ chức kinh tế khu vực.
B. Chưa có nước nào là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
C. Có nhiều tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ nên không được thế giới ủng hộ.
D. Việc hợp tác của các nước trong vấn đề đối ngoại còn nhiều hạn chế.

24. Nổi bật trong sự hợp tác theo lãnh thổ của các nước Đông Nam Á là:
A. Hợp tác trong phát triển lưu vực sông Mê - Công.
B. Tam giác tăng trưởng Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xu-ma-tra.
C. Hợp tác phát triển liên vùng dọc hành lang Đông - Tây.
D. Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Cam-pu-chia.

25. Sự hợp tác phát triển lưu vực sông Mê-Công ở Đông Nam Á không nhằm mục đích nào sau đây?
A. Thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước.
B. Nâng mức tăng trưởng kinh tế; xoá đói giảm nghèo.
C. Khai thác tiềm năng về dầu mỏ, khí đốt.
D. Bảo vệ môi trường sinh thái trong vùng.

26. Phi-líp-pin là quốc gia duy nhất Đông Nam Á:
A. Người Hoa chiếm gần 80% dân số.
B. Nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa.
C. Có tỉ lệ người theo đạo Thiên Chúa đông.
D. Tăng trưởng GDP bình quân cao nhất.

27. Cảng quá cảnh lớn nhất Đông Nam Á là:
A. Cảng A-si-a Te-mi-na (Phi-líp-pin)
B. Cảng K-lang (Ma-lay-xi-a)
C. Cảng Cam Ranh (Việt Nam)
D. Cảng Xin-ga-po (Xin-ga-po)

28. Hai quốc gia nào có quy mô nền kinh tế (GDP) lớn nhất khu vực Đông Nam Á là:
A. Bru-nây, Phi-líp-pin.
B. In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, .
C. Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a
D. Thái Lan, Đông Ti-mo

29. Quốc gia có tiềm năng thuỷ điện lớn nhất Đông Nam Á là:
A. Việt Nam
B. Lào
C. Mi-an-ma
D. In-đô-nê-xi-a.

30. Trong khu vực Đông Nam Á, In-đô-nê-xi-a là quốc gia có:
A. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất.
B. Nhiều thành phần dân tộc và tôn giáo nhất.
C. Diện tích lãnh thổ rộng lớn nhất.
D. Số lượng gạo xuất khẩu hàng năm lớn nhất.

31. Quốc gia nào ở Đông Nam Á vừa nằm trên bán đảo, vừa nằm trên đảo?
A. Ma-lay-xi-a
B. In-đô-nê-xi-a
C. Mi-an-ma
D. Phi-líp-pin

32. Việt Nam có khả năng hợp tác với các nước Đông Nam Á trong lĩnh vực đầu tư vì:
A. Thị trường rộng lớn, dân số đông.
B. Có tiềm năng lớn về khoáng sản.
C. Nguồn lao động rẻ và khá lành nghề.
D. Nhiều danh lam thắng cảnh đẹp.

33. Các nước Đông Nam Á đều có chung thế mạnh về tài nguyên nào sau đây?
A. Sắt, than, bô-xít, thiếc.
B. Nguồn lợi hải sản phong phú.
C. Nông sản nhiệt đới.
D. Dầu khí ở thềm lục địa biển Đông.

34. Trong tương lai, việc phát triển kinh tế ở Đông Nam Á sẽ gặp những hạn chế:
A. Thiếu nguyên liệu để sản xuất do tài nguyên bị cạn kiệt.
B. Đầu tư nước ngoài giảm dần, thị trường bị thu hẹp.
C. Việc sản xuất sẽ bị giới hạn do dân số gia tăng nhanh.
D. Cơ sở hạ tầng không theo kịp. tốc độ phát triển kinh tế.

35. Trong quá trình công nghiệp hoá, các nước Đông Nam Á vẫn coi trọng
sự phát triển nông nghiệp nhằm:
A. Đáp ứng nhu cầu lương thực cho số dân đông và gia tăng nhanh.
B. Khai thác triệt để tiềm năng phát triển nông nghiệp của khu vực.
C. Cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu với các khu vực khác.
D. Tăng năng suất và sản lượng để phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu.

36. Điều nào sau đây chưa giải thích được tại sao lúa gạo trở thành cây trồng chính trong sản xuất nông nghiệp của khu vực Đông Nam Á?
A. Lúa gạo là nguồn lương thực chính của dân cư trong khu vực.
B. Điều kiện tự nhiên phù hợp với đặc điểm sinh thái của cây lúa.
C. Cây lúa gắn chặt với đời sống và lịch sử phát triển của khu vực.
D. Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến.

37. Ở Đông Nam Á, nhóm nước có tỉ lệ tăng trưởng lúa gạo vượt tỉ lệ gia tăng dân số:
A. Phi-líp-pin, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a. .
B. In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào, Mi-an-ma.
C. Ma-lay-xi-a, Cam-pu-chia, Mi-an-ma.
D. Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan.

38. Nước dẫn đầu về sản lượng lúa gạo ở Đông Nam Á:
A. In-đô-nô-xi-a
B. Việt Nam
C. Thái Lan
D. Mi-an-ma

39. Những khó khăn hiện nay của các nước Đông Nam Á trong việc trồng lúa nước:
A. Độ màu mỡ của đất trồng lúa ngày càng giảm.
B. Tai biến của thiên nhiên nhiên thường xảy ra.
C. Diện tích gieo trồng lúa hgày càng bị thu hẹp.
D. Thị trường xuất khẩu lúa gạo bị cạnh tranh mạnh.

40. Các cây công nghiệp đặc trưng cho sản xuất nông nghiệp của Đông Nam Á:
A. Cây cà phê, cao su, chè.
B. Cây cọ dầu, hồ tiêu, ca cao.
C. Cây cao su, cọ dầu, hồ tiêu.
D. Cây cao su, cà phê, hồ tiêu.

41. Trong khu vực Đông Nam Á, cà phê và hồ tiêu được trồng nhiều nhất ở Việt Nam là vì:
A. Đất đai màu mỡ, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
B. Có nhiều diện tích đất đỏ ba-dan và khí hậu nóng ẩm.
C. Có đồng bằng rộng lớn, đất phù sa màu mỡ.
D. Đất Fe-ra-lít vùng đồi núi chiếm diện tích lớn.

42. Ba quốc gia dẫn đầu về số lượng đàn gia súc ở khu vực Đông Nam Á:
A. Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma
B. Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin
C. In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Ma-lay-xi-a
D. Phi-líp-pin, Việt Nam, Mi-an-ma

43. Sự phân bố các loại gia súc ở các nước Đông Nam Á:
A. Đàn lợn phát triển nhất ở Việt Nam, tiếp theo là Phi-líp-pin và In-đô-nê-xi-a.
B. Trâu được nuôi nhiều ở In-đô-nê-xi-a; Mi-an-ma, Thái Lan.
C. Bò được nuôi nhiều ở Phi-líp-pin, Việt Nam, In-đô-nê-xi-a.
D. Đàn lợn phát triển nhất ở Phi-líp-pin, tiếp theo là Việt Nam và In-đô-nê-xi-a.

44. Các nước Đông Nam Á chưa phát huy đưực hết lợi thế của biển để đánh bắt hải sản là do:
A. Các cơn bão nhiệt đới gây nhiều thiệt hại.
B. Môi trương biển một số vùng bị ô nhiễm.
C. Công nghệ chế biến tại chỗ còn thô sơ.
D. Phương tiện đánh bắt còn lạc hậu.

45. Điều nào không đúng trong cơ cấu GDP phân theo ba khu vực kinh tế (%) của các nước khu vực Đông Nam Á năm 2000 (biểu đồ SGK)?
A. Việt Nam chiếm tỉ lệ cao trong khu vực I, thấp trong khu vực II và III.
B. Bru-nây, Ma-lay-xi-a chiếm tỉ lệ cao trong khu vực II.
C. Xin-ga-po, Phi-líp-pin chiếm tỉ lệ cao trong khu vực III. .
D. Mi-an-ma, Cam-pu-chia, Lào chiếm tỉ lệ cao trong khu vực I.

46. Căn cứ vào cơ cấu GDP Năm 2000, nền kinh tế của những nước nào trong khu vực Đông Nam Á thể hiện trình độ phát triển cao? (biểu đồ SGK)
A. Ma-lay-xi-a, Thái Lan
B. Ma-lay-xi-a, Phi-líp-pin .
C. Bru-nây và Xin-ga-po
D. Mi-an-ma, Xin-ga-po

47. Ở các nước Đông Nam Á sự đóng góp vào GDP (%) của các ngành kinh tế thuộc khu vực II thấp hơn trong khu vực III, điều này cho thấy:
A. Đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao.
B. Sự đầu tư phát ưiển cho các ngành dịch vụ nhiều hơn.
C. Các ngành sản xuất phát triển mạnh mẽ.
D. Quá trình công nghiệp hoá đã hoàn thành.

48. Ba nước có tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người cao nhất khu vực Đông Nam Á trong giai đoạn 1990 - 2000:
A. Mi-an-ma, Việt Nam, Ma-lay-xi-a
B. Thái Lan, Xin-ga-po, Việt Nam
C. Việt Nam, Mi-an-ma, Xin-ga-po
D. Bru-nây, Thái Lan, Xin-ga-po

49. Các nước Đông Nam Á đã đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong những năm gần đây chủ yếu là do:
A. Đầu tư vào các ngành công nghiệp mũi nhọn để xuất khẩu.
B. Nền kinh tế không còn phải chịu áp lực lớn của dân số.
c. Tập trung phát hiển các‘ ngành công nghiệp kĩ thuật cao,
D. Ưu tiên phát ưtriển các ngành công nghiệp nhẹ và thực phẩm.

50. Cuộc khủng hoảng tài chính – kinh tế của khu vực Đông Nam Á đã tác động nặng nề vào các nước nào sao đây?
A. Thái Lan, Xin-ga-po, Ma-lay-xi-a
B. In-đô-nô-xi-a, Thái Lan, Bru-nây
C. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia
D. Thái Lan, Mi-an-ma. Việt Nam.

51. Tình hình khai thác dầu thô ở khu vực Đông Nam Á:
A. Sản lượng dầu khai thác của khu vực tăng nhanh.
B. Sản lượng dầu khai thác của Việt Nam tăng nhanh.
C. Sản lượng dầu được khai thác nhiều nhất ở Bru-nây.
D. Sản lượng dầu khai thác ở Thái Lan ngày càng tăng.

52. Mục tiêu của ASEAN nhấn mạnh đến sự ổn định là vì:
A. Nhằm thúc đẩy sự phát triển của các nước thành viên trong khu vực.
B. Để nâng cao sức cạnh tranh của khu vực trên thị trường thế giới.
C. Các nước trong khu vực còn nhiều tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ.
D. Các thế lực thù địch thường can thiệp, cạnh tranh giành ảnh hưởng.

53. Điều nào sau đây không chứng minh việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên chưa hợp lí và còn nhiều bất cập của các nước ASEAN?
A. Nguồn lợi hải sản ven bờ biển bị cạn kiệt do đánh bắt quá mức.
B. Nhiều rừng ngập mặn ven biển bị tàn phá để làm các bãi nuôi tôm.
C. Việc khai thác dầu khí chứa đựng nguy cơ cao về ô nhiễm biển.
D. Có nhiều lợi thế về tài nguyên biển nhưng khai thác chưa được nhiều.

54. Thành tựu nào sau đây của ASEAN chưa thật sự vững chắc?
A. Đời sống nhân dân được cải thiện.
B. Thành lập khối tự do mậu dịch ASEAN.
C. Tạo môi trường hoà bình, ổn định.
D. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đều cao.

55. Đông Nam Á là khu vực dẫn đầu thế giới về:
A. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên.
B. số lượng gạo xuất khẩu hàng năm.
C. Sản xuất và xuất khẩu dầu mỏ.
D. Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh.

56. Thành tích lớn nhất về sự hợp tác an ninh trong khu vực Đông Nam Á là:
A. Tranh chấp trên biển đông đã giải quyết xong ở các vùng biển chồng lấn.
B. Vấn đề Cam-pu-chia đã được giải quyết và đem lại hoà bình cho nước này.
C. Việc giải quyết hoà bình và vấn đề độc lập của Đông Ti-mo đã hoàn thành.
D. Tranh chấp biên giới giữa Thái Lan, Lào, Mi-an-ma về cơ bản đã loại trừ.

57. Vì thiết lập khu vực tự do thương mại ASEAN nhằm các mục tiêu sau:
A. Tận dụng thế mạnh thị trường nội địa của từng nước.
B. Hạn chế bớt sự đầu tư của nước ngoài vào khu vực.
C. Cắt giảm thuế quan, tự do hoá thương mại trong nội bộ khối.
D. Thoát khỏi ảnh hưởng của các nước ngoài khu vực.
 
58. Điều nào sau đây không nói trên thuận lợi của Việt Nam khi gia nhập vào
ASEAN và AFTA:
A. Trao đổi khoa học - kĩ thuật và kinh nghiệm quản lí.
B. Đẩy mạnh hợp lác và đầu tư khu vực trên các lĩnh vực.
C.Việc xuất, nhập khẩu hàng hoá nhanh chóng và thuận lợi.
D. Sự cạnh tranh về các mặt hàng xuất khẩu gay gắt hơn.

59. Dân số được coi là vấn đề chung của các nước Đồng Nam Á là vì:
A. Nguồn lao động bổ sung hạn chế do dân số giảm dần.
B. Có nhiều thành phần dân tộc và tôn giáo khá phức tạp.
C. Mức độ phân hoá giàu nghèo trong xã hội gay gắt.
D. Giá giờ công lao động cao nên khó thu hút đầu tư.

60. Điều nào sau đây chưa đúng với đường lối phát triển kinh tế - xã hội của các nước Đông Nam Á hiện nay?
A. Coi trọng phát triển nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm.
B. Lựa chọn các ngành mũi nhọn, sản phẩm mũi nhọn để phục vụ xuất khẩu
C. Thành lập các khu chế xuất nhằm thu hút đầu tư và chuyển giaó công nghệ.
D. Tăng cường thành lập các xí nghiệp ở nước ngoài để xuất khẩu tại chỗ.

61. Chọn kiến thức đúng về sự kiện Việt Nam gia nhập vào ASEAN:
A. Lễ kết nạp vào ngày 28/7/1995 tại thủ đô.Bru-nây. .
B. Lễ kết nạp vào ngày 27/8/1995 lại thủ đô Hà Nội.
C. Lễ kết nạp vào ngày 28/7/1997 tại thủ đồ Băng Cốc.
D. Lễ kết nạp vào ngày 27/8/1994 tại thỏ đô Bru-nây.

62. Tình hình sản xuất điện ở các nước Đông Nam Á:
A. Việt Nam có tiềm năng thủy điện và sản lượng điện cao nhất.
B. Nước có điện năng bình quân đầu người cao nhất là Bru-nây.
C. Sản lượng điện cao nhất thuộc về Thái Lan và In-đô-nê-xi-a.
D. Điện năng bình quân đầu người thấp nhất là In-đô-nê-xi-a.

63. Chỉ số điện năng bình quân đầu người có ý nghĩa gì đối với sự phát triển kinh tế của một quốc gia?
A. Cơ cấu GDP khu vực II và đặc biệt khu vực III cao.
B. Trình độ phát triển kinh tế ổn định và vững chắc.
C. Nông nghiệp đã đạt đến trình độ cơ giới hoá cao.
D. Có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp điện lực.

64. Thành phố đông dân nhất nằm trên bán đảo Trung An:
A. Băng Cốc
B. TP. Hồ Chí Minh
C. Răng-gun
D. PhnômPênh
1.A 2.A 3.B 4.C 5.D
6.D 7.B 8.C 9.A 10.B
11.D 12.C 13.A 14.D 15.A
16.B 17.C 18.D 19.A 20.B
21.C 22.D 23.B 24.A 25.C
26.C 27.D 28.B 29.A 30.C
31.A 32.B 33.C 34.D 35.A
36.D 37.B 38.A 39. 40.D
41.B 42.A 43.A 44.D 45.D
46.C 47.B 48.C 49.A 50.B
51.B 52.C 53.D 54.D 55.B
56.A 57.C 58.D 59.B 60.D
61.A 62.C 63.A 64.A  

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây