Trắc nghiệm Địa lí 12, Chương I. Địa lí tự nhiên Việt Nam (Đề 01)

Thứ năm - 02/04/2020 09:52
Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 12, Chương I. Địa lí tự nhiên Việt Nam, Có đáp án

1. Hãy xác định đúng vị trí địa lí của Việt Nam:
A. Nằm ở Đông Nam Á, giáp biển Đông, giữa Trung Quốc với Lào và Cam-pu-chia.
B. Nằm trên quần đảo Mã Lai, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á.
C. Nằm trên con đường biển quốc tế đi từ Thái Bình Dương sang Đại Tây Dương.
D. Nằm ở nơi giao nhau của hai vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải và Ấn Độ Dương.

2. Nước ta có đường biên giới chung dài nhất với quốc gia nào sau đây:
A. Lào
B. Trung Quốc
C. Cam-pu-chia
D. Mi-an-ma

3. Những thuận lợi của vị trí địa lý đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta:
A. Có chung biển Đông giàu tiềm năng với các nước trong khu vực.
B. Mở rộng mối quan hệ với các nước trong khu vực và thế giới.
C. Tạo sự phân hóa đa dạng của tự nhiên giữa các vùng lãnh thổ.
D. Thu hút vốn đầu tư của nước ngoài để hiện đại hoá nền kinh tế.

4. Nước ta không có khí hậu nhiệt đới khô hạn như một số nước có cùng vĩ độ là do:
A. Ảnh hưởng của khối khí lạnh vào mùa đông.
B. Lãnh thổ hẹp bề ngang và giáp biển.
C. Nằm trong vùng hoạt động của gió mùa.
D. Vị trí vừa gắn với lục địa, vừa thông ra đại dương.

5. Nhân tố nào sau đây không quyết định đến sự đa dạng và phong phú của tài nguyên thiên nhiên nước ta?
A. Vị trí địa lí.
B. Lịch sử hình thành lãnh thổ.
C. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa.
D. Chiến lược sử dụng hợp lí tài nguyên.

6. Đặc điểm nào sau đây không phải của giai đoạn tiền Cam-bri?
A. Các điều kiện có địa lí còn rất sơ khai và đơn điệu.
B. Kéo dài trên 2 tỉ năm và kết thúc cách đây 540 triệu năm.
C. Chỉ diễn ra trên phạm vi hẹp trên phần lãnh thổ nước ta.
D. Các hoạt động uốn nếp và nâng lên diễn ra ở nhiều nơi.
 
7. Giai đoạn nào có biến động mạnh mẽ trong lịch sử phát triển tự nhiên nước ta là:
A. Giai đoạn tân kiến tạo
B. Giai đoạn cổ kiến tạo
C. Giai đoạn tiền Cam-bri
D. Giai đoạn đại cổ sinh

8. Hãy nhận định đúng về giai đoạn Tân kiến tạo ở nước ta:
A. Lớp vỏ cảnh quan địa lí nhiệt đới ở nước ta đã rất phát triển.
B. Lớp vỏ Trái Đất chưa định hình rõ ràng và nhiều biến động.
C. Diễn ra trong đại Tân sinh và hiện nay vẫn đang tiếp diễn.
D. Là giai đoạn hình thành nền móng ban đầu của lãnh thổ.

9. Ý nghĩa của các giai đoạn phát triển lãnh thổ tự nhiên nước ta:
A. Giai đoạn cổ kiến tạo đẩy mạnh quá trình địa mạo như hoạt động xâm thực, bồi tụ.
B. Giai đoạn tiền Cam-bri với bộ phận nền móng ban đầu là các đá biến chất tuổi tiền Cam-bri.
C. Giai đoạn Tân kiến tạo hình thành các mỏ khoáng sản có nguồn gốc nội sinh.
D. Giai đoạn Trung sinh quyết định đến lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ nước ta.

10. Kỉ đệ Tam và kỉ đệ Tứ thuộc nguyên đại:
A. Tân sinh
B. Trung sinh
C. cổ sinh
D. Nguyên sinh

11. Hãy chọn kiến thức đúng về các giai đoạn hình thành và phát triển lãnh thổ Việt Nam:
A. Giai đoạn tiền Cam-bri diễn ra trong suốt đại cổ sinh.
B. Giai đoạn Cổ kiến tạo diễn ra trong suốt đại Trung sinh.
C. Giai đoạn Tân kiến tạo diễn ra trong suốt đại Tân sinh.
D. Giai đoạn cổ kiến tạo diễn ra trong suốt đại Thái cổ.


12. Các dãy núi ở Tây Bắc và Bắc Trung Bộ nước ta được hình thành trong thời kì nào sau đây?
A. Đại Tân sinh thuộc chu kì tạo núi In-đô-xi-ni và Ki-mê-ri.
B. Đại Trung sinh thuộc chu kì tạo núi Ca-lê-đô-ni và Hec-xi-ni.
C. Đại Cổ sinh thuộc chu kì tạo núi Ca-lê-đô-ni và Hec-xi-ni.
D. Đại Trung sinh thuộc chu kì tạo núi In-đô-xi-ni và Ki-mê-ri.

13. Đặc điểm nổi bật của địa hình Việt Nam:
A. Đồi núi chiếm 3/4 diện tích, đồng bằng nhỏ hẹp.
B. Địa hình nhiều đồi núi và chủ yếu là đồi núi thấp.
C. Địa hình có tính phân bậc, đồi núi thấp chiếm ưu thế.
D. Các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất đai màu mỡ.
 
14. Ảnh hưởng của đặc điểm địa hình đến cảnh quan tự nhiên nước ta:
A. Địa hình nhiều đồi núi đã tạo nên sự phân hoá đa dạng, phức tạp của thiên nhiên Việt Nam.
B. Địa hình chủ yếu đồi núi thấp nên thiên nhiên không có sự phân hoá nhiều theo độ cao.
C Tính chất phân bậc của địa hình đồi núi làm phá vỡ cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới của nước ta.

15. Vì sao địa hình nước ta có nhiều đồi núi và chủ yếu là đồi núi thấp?
A. Ảnh hưởng của vận động tạo núi An-pi trong đại cổ sinh đã làm cho lãnh thổ nước ta nâng lên.
B. Lãnh thổ chịụ sự tác động mạnh mẽ của quá trình ngoại lực trong giai đoạn Tân kiến tạo.
C. Hoạt động tạo núi xảy ra vào cuối đại Trung sinh, trải qua quá trình bào mòn lâu dài và được nâng lên trong giai đoạn Tân kiến tạo.
D. Lãnh thổ được hình thành sớm và được nâng lên trong các pha uốn nếp trong vận động tạo núi thuộc đại Trung sinh.

16. Điều nào sau đây chưa đúng khi nhận định về ảnh hưởng của địa hình đồi núi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta?
A. Địa hình đồi núi thường xảy ra nạn xói mòn, đất trượt, lũ lụt gây trở ngại cho phát triển kinh tế.
B. Đất nước nhiều đồi núi nên có nguồn tài nguyên rừng và tài nguyên khoáng sản phong phú.
C. Địa hình nhiều đồi núi thường bị chia cắt mạnh, sườn dốc, nhiều hẽm vực gây trở ngại cho giao thông.
D. Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp nên không hạn chế cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu giữa các vùng.

17. Chứng minh đồi núi có ảnh hưởng sâu sắc tới các thành phần và cảnh quan tự nhiên của nước ta:
A. Sông ngòi có độ dốc lớn, quá ttình xâm thực và bồi tụ mãnh liệt.
B. Làm phân hoá phức tạp khí hậu và tạo nên các đai cao khí hậu.
C. Quá trình phong hoá, hình thành đất Fe-ra-lít diễn ra mãnh liệt.
D. Làm suy yếu các khối khí cực đới khi tràn xuống phía Nam.

18. Nhân tố làm phá vỡ nền tảng nhiệt đới của khí hậu nước ta và làm giảm sút nhiệt độ mạnh mẽ, nhất là trong mùa đông:
A. Địa hình nhiều đồi núi.
B. Đồi núi và gió mùa.
C. Gió mùa mùa đông.
D. Ảnh hưởng của biển.
 
19. Hãy chứng minh địa hình là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phân hoá phức tạp của lượng mưa:
A. Các dãy núi cực Nam Trung Bộ song song vơi hướng cả hai mùa gió nên không mang lại mưa cho vùng này.
B. Núi cao ở biên giới Việt - Lào, dãy Trường Sơn Bắc chắn gió Tây Nam vào đầu mùa hạ gây mưa lớn.
C. Các dãy núi đâm ngang ra biển gây mưa ở sườn Bắc vào mùa đông, khô hạn ở sườn Nam vào mùa hạ.
D. Dãy Hoàng Liên Sơn chắn gió mùa, mùa đông gây khô hạn ở vùng Đông Bắc vào mùa hạ.

20. Vì sao ở khu vực Đông Bắc nước ta mùa đông đến sớm và kết thúc muộn hơn Tây Bắc?
A. Chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió Đông Bắc.
B. Nhiệt độ có sự phân hoá theo độ cao địa hình. .
C. Địa hình núi thấp, có cấu trúc cánh cung.
D. Nằm trước các sườn đón gió mùa mùa đông. .

21. Hãy chọn nhận định đúng nhất về vai trò của Biển Đông đối với thiên nhiên Việt Nam:
A. Giảm đi tính khắc nghiệt của thời tiết trong mùa đông,
B. Làm biến tính các khối khí đi qua biển vào nước ta.
C. Tăng cường độ ẩm các khối khí di chuyển qua biển.
D. Tăng cường tính chất nóng ẩm của khối khí đi qua biển

22. Xác định các vịnh biển sau đây thuộc tỉnh nào ở nước ta?
A. Vịnh Hạ Lọng thuộc tỉnh Hải Phòng
B. Vịnh Văn Phong thuộc tỉnh Bình Định
C. Vịnh Cam Ranh thuộc tỉnh Bình Thuận.
D. Vịnh Xuân Đài thuộc tỉnh Phú Yên.

23. Mỏ dầu được xem là lớn nhất Việt Nam thuộc bể cửu Long:
A. Mỏ Bạch Hổ
B. Mỏ Đại Hùng
C. Mỏ Rồng
D. Mỏ Bun-ga Kel-wa

24. Vùng ven biển Nam Trung Bộ thuận lợi nhất cho nghề khai thác muối là vì:
A. Ngư dân có nhiều kinh nghiệm làm muối.
B. Độ muối của biển cao hơn các vùng khác.
C. Độ mặn cao, nhiều nắng, lộng gió biển, ít mưa.
D. Được nhà nước quan tâm đầu tư.

25. Chọn nhận xét đúng về hướng chảy của dòng hải lưu và mối quan hệ với gió mùa:
A. Mùa hạ có hướng đi Đông Bắc - Tây Nam và trở lại hướng Tây Nam - Đông Bắc.
B. Mùa đông, hải lưu có hướng đi Tây Nam - Đông Bắc và trở lại hướng Đông Bắc - Tây Nam.
C. Hải lưu có hướng chảy khép kín và chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa mùa hạ.
D. Vận tốc gió hướng Đông Bắc lớn hơn hướng Tây Nam nên hải lưu mùa đông mạnh hơn mùa hạ.

26. Điều nào sau đây không chứng minh được thiên nhiên Việt Nam mang tính biển?
A. Khí hậu ít khắc nghiệt với lượng mưa và độ ẩm dồi dào.
B. Sự vượt trội của biển trong câu trúc diện tích lãnh thổ.
C. Đất nhiễm mặn, sinh vật nước mặn và nước lợ phát triển.
D. Giáp biển, lãnh thổ lại kéo dài theo chiều kinh tuyến.

27. Các bãi cát trắng ở nước ta có tỉ lệ thạch anh cao là nguồn nguyên liệu quý cho công nghiệp thuỷ tinh được phân bố ở:
A. Vùng ven biển duyên hải miền Trung.
B. Các đảo vùng Đông Bắc và ở Cam Ranh.
C. Vùng biển Bà Rịa - Vũng Tàu.
D. Dọc bờ biển duyên hải Nam Trung Bộ.

28. Đặc điểm của khí hậu nước ta:
A. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hóa đa dạng.
B. Khí hậu xích đạo nóng, ẩm và mưa nhiều quanh năm.
C. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có một mùa đông lạnh.
D. Khí hậu có sự phân hóa theo mùa, theo vĩ tuyến và độ cao.

29. Những thuận lợi của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đối với sự phát triển nông nghiệp của nước ta:
A. Phát triển nhiều loại nông sản nhiệt đổi có giá trị kinh tế cao.
B. Trồng các loại cây có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới
C. Phát triển nền nông nghiệp độc canh lúa nước, năng suất cao.
D. Tạo khả năng thâm canh, tăng năng suất cây trồng và vật nuôi.

30. Biểu hiện của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta:
A. Nhiệt độ trung bình năm 22 - 27°C, tổng nhiệt trong năm đạt từ 8000 - 9000°C, số giờ nắng đạt 1400 - 3000 giờ/năm.
B. Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm nên tổng nhiệt độ và nhiệt độ trung bình năm đều cao.  
 C. Nền nhiệt độ cao, hoạt động gió mùa tạo nên sự phân mùa của khí hậu và lượng mưa, ẩm lớn.
D. Nền nhiệt độ và độ ẩm không khí cao, lượng mưa lớn, cán cân bức xạ và cân bằng ẩm luôn luôn dương.

31. Nước ta có khí hậu nhiệt đổi ẩm gió mùa là do:
A. Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến, trong khu vực hoạt dộng của gió mùa châu Á và tiếp giáp biển Đông.
B. Nước ta nằm hoàn toàn trong vòng đai nhiệt đới bán cầu Bắc, quanh năm nhận lượng bức xạ rất lớn của mặt trời.
C. Nước ta nằm trong vùng gió mùa, giữa 2 đường chí tuyến nên có lượng mưa lớn và góc nhập xạ quanh năm dương.
D. Nước ta nằm ở vùng vĩ độ thấp nên nhận được nhiều nhiệt của mặt trời và vị trí tiếp giáp biển Đông nên mưa nhiều.

32. Nhận xét và giải thích về sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam:
A. Càng vào Nam nhiệt độ càng tăng vì lên vĩ độ càng cao thì càng nhận được nhiều nhiệt hơn.
B. Càng vào Nam nhiệt độ càng tăng vì góc nhập xạ càng lớn và khoảng thời gian giữa 2 lần mặt trời qua thiên đỉnh dài hơn.
C. Càng vào Nam nhiệt độ càng tăng vì nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến nên nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn.
D. Càng vào Nam nhiệt độ càng tăng vì càng gần đường chí tuyến thì bề mặt đất nhận được bức xạ mặt trời nhiều hơn.

33. Nguyên nhân gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên vào đầu mùa hạ ở nước ta là do:
A. Ảnh hưởng của khối khí tín phong nửa cầu Nam.
B. Sự xâm nhập trực tiếp của khối khí TBg.
C. Tác động của khối khí tín phong nửa cầu Bắc. . . ; ;
D. Ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới.

34. Nguyên nhân gây nên hiện tượng thời tiết nóng khô ở vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ vào mùa hạ là do:
A. Ảnh hưởng của gió Tây Nam từ vịnh Ben-gan thổi vào.
B. Gió Tây Nam bị biến chất khi vượt qua dãy Trường Sơn.
C. Ảnh hưởng của gió Lào khô nóng thổi từ phía Tây sang.
D. Chịu ảnh hưởng của gió mùa mùa hạ khô nóng.
 
35. Điều nào sau đây chưa đúng của biểu hiện địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta?
A. Sự tạo thành những nón phóng vật nằm dưới chân núi.
B. Quá trình bồi tụ nhanh ở vùng châu thổ hạ lưu các sông.
C. Quá trình xâm thực, rửa trôi đất mạnh ở miền đồi núi.
D. Phổ biến là các dạng địa hình hẻm vực, khe sâu, sườn dốc

ĐÁP ÁN
1.D 2.A 3.B 4.C 5.D
6.D 7.B 8.C 9.B 10.A
11.C 12.D 13.B 14.A 15.C
16.D 17.B 18.B 19.A 20.C
21.B 22.D 23.A 24.C 25.D
26.D 27.B 28.A 29.B 30.C
31.A 32.B 33.B 34.B 35.D

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây