Trắc nghiệm Địa lí 12, Chương II. Địa lí dân cư (Đề 02)

Thứ sáu - 03/04/2020 10:59
Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 12, Chương II. Địa lí dân cư, có đáp án
1. Mối quan hệ giữa dân số - lao động và việc làm ở nước ta:
A. Giải quyết tốt vấn đề việc làm cho lực lượng lao động sẽ tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
B. Nước ta có nguồn lao động dồi đào, rẻ là thị trường hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.
C. Nguồn lao động tăng nhanh trong khi nền kinh tế còn chậm phát triển nên việc làm trở nên khó khăn.
D. Lao động tập trung phần lớn ở những vùng kinh tế phát triển thuận lợi cho sự phát triển các ngành công nghiệp kĩ thuật cao.

2. Tình hình sử dụng lao động ở nước ta hiện nay:
A. Lao động trong khu vực ngoài quốc doanh tăng.
B. Lao động trong khu vực công nghiệp tăng mạnh
C. Lao động trong nông nghiệp tăng nhanh.
D. Lao động trong khu vực dịch vụ tăng chậm.
 
3. Việc làm đang là một vấn đề gay gắt ở nước ta hiện nay, nhất là ở các thành phố lớn là vì:
A. Số người thiếu việc làm ở nông thôn và thất nghiệp ở thành thị chiếm tỉ lệ cao.
B. Sự phát triển kinh tế đô thị chưa tạo ra đủ việc làm cho số lao động tăng hàng năm.
C. Ở nông thôn chủ yếu vẫn là lao động thuần nông nên khả năng tạo việc làm hạn chế.
D. Lực lượng lao động tập trung quá cao ở đồng bằng gây căng thẳng cho giải quyết việc làm.

4. Phương hướng giải quyết việc làm ở các vùng nông thôn nước ta:
A. Phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng và giữa các ngành kinh tế.
B. Phát triển các hoạt động công nghiệp và dịch vụ có khả năng thu hút nhiều lao động.
C. Đẩy mạnh kế hoạch hóa gia đình và đa dạng hóa các hoạt động kinh tế.
D. Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, đẩy mạnh hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề, giới thiệu việc làm.

5. Việc sử dụng lao động ở nước ta còn chưa hợp lí là do:
A. Phần lớn lao động vẫn hoạt động trong nông nghiệp với năng suất lao động thấp.
B. Năng suất lao động xã hội nhìn chung còn thấp làm chậm sự phân công lao động-xã hội.
C. Tốc độ phát triển sản xuất chưa phù hợp với tốc độ tăng của dân số và nguồn lao động.
D. Nền kinh tế phát triển chậm nên không tạo đủ việc làm cho số lao động gia tăng hàng năm.

6. Nguyên nhân nào sau đây không giải thích được về vấn đề thiếu việc làm ở các thành phố lớn nước ta hiện nay?
A. Sự phát triển kinh tế ở thành phố chưa tạo đủ việc làm.
B. Sự hấp dẫn của lối sống thành thị với thu nhập cao.
C. Số lao động qua đào tạo chỉ muốn làm việc ở thành phố.
D. Số lao động trong các ngành kinh tế là 41,3 triệu người

7. Chứng minh nước ta có tiềm năng lớn về nguồn lao động:
A. Nguồn lao động gia tăng nhanh thúc đẩy sản xuất phát triển mạnh.
B. Nguồn lao động dồi dào, bổ sung lao động hàng năm lớn: tăng thêm hơn 1 triệu lao động.
C. Số lao động có chuyên môn kĩ thuật ngày càng đông và đã đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế.
D. Người lao động đã quen dần với tác phong công nghiệp, năng suất lao động cao.

8. Nguồn lao động nước ta dồi dào là điều kiện thuận lợi:
A. Phát triển những ngành đòi hỏi nhiều lao động.
B. Đẩy mạnh đào tạo nghề cho người lao động.
C. Tăng thêm lực lượng lao động có chuyên môn kĩ thuật.
D. Dễ dàng tiếp thu khoa học kĩ thuật tiên tiến.

9. Những biện pháp để sử dụng tốt hơn nguồn lao động:
A. Phân công lại lao động trong các ngành kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
B. Điều chỉnh lại quy mô lao động bằng cách đẩy mạnh hợp tác xuất khẩu lao động.
C. Tập trung lực lượng lao động có kĩ thuật ở những nơi có điều kiện thuận lợi để phát huy khả năng lao động.
D. Phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ ở thành phố để thu hút lao động ở nông thôn.

10. Câu nào không nói lên về việc sử dụng lao động chưa hợp lí ở nước ta?
A. Đội ngũ cán bộ khoa học kĩ thuật chưa đủ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế.
B. Lao động chủ yếu trong nông nghiệp, năng suất thấp, quỹ thời gian lao động chưa sử dụng hết.
C. Lao động tập trung nhiều ở đồng bằng và ven biển, đặc biệt ở các thành phố lớn.
D. Chất lượng lao động nâng cao tạo điều kiện đẩy mạnh đào tạo nghề cho người lao động.

11. Phương hướng nào sau đây không phù hợp với sự phân bố lại lao động theo ngành?
A. Tăng cường đầu tư đối với ngành du lịch, dịch vụ vì thu hút nhiều lao động.
B. Phát triển mạnh các ngành kinh tế biển tập trung vào các nghề nuôi trồng khai thác và chế biến.
C. Đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, mở rộng điện tích cây trồng để tạo thêm việc làm.
D. Tăng số lao động trong ngành nông nghiệp và giảm trong ngành lâm nghiệp.

12. Chất lượng cuộc sống của dân cư bị giảm sút chủ yếu là do:
A. Gia tăng dân số nhanh nên việc làm là vấn đề gay gắt.
B. Bình quân lương thực và thu nhập theo đầu người chưa cao.
C. Nguồn lao động tăng nhanh, nền kinh tế phát triển chậm.
D. Tuổi thọ trung bình, vấn đề giáo dục, y tế còn thấp.

13. Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn của vùng đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ cao hơn trung bình cả nước là do:
A. Thiên tai thường hay xảy ra.
B. Dân số đông, đất nông nghiệp ít.
C. Dân nhập cư từ nơi khác đến.
D. Nghèo tài nguyên thiên nhiên.

14. Tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị của các vùng Tây Nguyên, Tây Bắc thấp hơn nhiều so với trung bình cả nước là do:
A. Có điều kiện thuận lợi phát triển các ngành cần nhiều lao động.
B. Đa dạng hóa cơ cấu kinh tế ở các đô thị.
C. Ở đô thị vẫn còn tỉ lệ khá lớn dân cư làm nông nghiệp.
D. Triển khai có hiệu quả công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình.

15. Hướng chuyển dịch cơ cấu lao động hợp lí ở nước ta trong điều kiện hiện nay của đất nước ta là:
A. Từ nông nghiệp sang công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.
B. Từ đồng bằng lên trung du, miền núi .
C. Từ khu vực ngoài quốc doanh sang khu vực Nhà nước.
D. Từ miền Bắc vào miền Nam.

16. Điều nào sau đây không nằm trong đặc điểm của nguồn lao động nước ta?
A. Số lượng nguồn lao động đông.
B. Chất lượng nguồn lao động đang tăng lên.
C. Phân bố nguồn lao động không đồng đều.
D. Lao động có năng suất cao, kỉ luật tốt.

17. Hướng chuyển dịch lao động trong các ngành kinh tế ở nước ta hiện nay:
A. Nông nghiệp có xu hướng tăng lên và chiếm tỉ lệ cao nhất.
B. Nông nghiệp giảm dần, công nghiệp và dịch vụ tăng.
C. Dịch vụ chiếm tỉ lệ cao nhât, tiếp theo là công nghiệp.
D. Công nghiệp - xây dựng giảm, dịch vụ tăng nhanh.

18. Các phương hướng giải quyết việc làm và sử dụng hợp lí sức lao động ở nước ta hiện nay:
A. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong xuất khẩu lao động.
B. Phát triển các hoạt động công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn.
C. Đa dạng hóa các hoạt động kinh tế, phát triển các hoạt động dạy nghề, hướng nghiệp ở nông thôn.
D. Đưa lực lượng lao động nông thôn ra thành phố để giảm bớt sức ép dân số ở nông thôn.

19. Tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị của Đông Nam Bộ thấp hơn so với đồng bằng sông Hồng là do:
A. Khả năng thu hút đầu tư nước ngoài.
B. Phát triển của ngành dầu khí.
C. Chính sách dân số có hiệu quả.
D. Đa dạng hóa cơ cấu kinh tế đô thị.

20. Những thành tựu to lớn đạt được trong lĩnh vực giáo dục của nước ta là:
A. Hình thức tổ chức giáo dục đa dạng.
B. Hệ thống giáo dục đa dạng và hoàn chỉnh. .
C. Mạng lưới cơ sở giáo dục rộng khắp.
D. Có đủ các cấp học và ngành học.

21. Phương hướng nâng cao chất lượng giáo dục ở nước ta:
A. Nâng cao trình độ chuyên môn, kĩ thuật cho người lao động.
B. Tăng cường đội ngũ giáo viên, đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật cho các trường phổ thông.
C. Đổi mới mục tiêu giáo dục, chương trình và nội dung đào tạo ở các cấp học, ngành học.
D. Chú trọng giáo dục đạo đức cho học Sinh và hình thành nhân cách con người mới.

22. Đề phòng sự “ô nhiễm xã hội” trong văn hóa có nghĩa là:
A. Ngăn chặn sự ảnh hưởng của các loại văn hóa ngoại lai không phù hợp với giá trị đạo đức dân tộc.
B. Đầu tư, quan tâm và bảo vệ, gìn giữ, phát triển bản sắc dân tộc trong văn hóa.
C. Tiếp thu có chọn lọc những sản phẩm văn hóa thế giđi, hội nhíp 'thưng không lai căng.
D. Tăng cường kiểm tra và hạn chế các luồng thông tin du nhập từ bên ngoài vào

23. Trước sự bùng nổ “văn hóa du lịch”, chúng ta còn:
A. Bảo vệ và gìn giữ, phát triển bản sắc dân tộc trong văn hóa.
B. Không biến các tài nguyên du lịch thành các giá trị kinh tế.
C. Đóng cửa các di tích văn hóa - lịch sử.
D. Hạn chế việc tiếp xúc với các nền văn hóa thế giới.
 
24. Những vấn đề đang đặt ra đối với giáo dục ở nước ta hiện nay là:
A. Hoàn thành phổ cập các cấp học cho toàn dân.
B. Tăng cường số lượng đội ngũ giáo viên và phổ cập trung học cơ sở ở các tỉnh trung du, miền núi.
C. Quan tâm đến xóa mù chữ và tái mù chữ trong cả nước.
D. Nâng cao chất lượng giáo dục, ngăn chận tình trạng xuống cấp của các trường học.

25. Thành tựu to lớn trong lĩnh vực y tế của nước ta hiện nay:
A. Tỉ lệ thầy thuốc trên số dân đã bằng các nước phát triển.
B. Giảm tỉ lệ tử vong trẻ em, tăng tuổi thọ trung bình.
C. 100% các trạm y tế xã đã có bác sĩ.
D. Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi đã khống chế.

26. Vấn đề nào sau đây không đúng trong việc phòng và chữa bệnh cho nhân dân hiện nay?
A. Đẩy mạnh việc thực hiện xã hội hóa y tế.
B. Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở.
C. Tiếp tục thực hiện chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu.
D. Đầu tư mua sắm tất cả các trang thiết bị y tế hiện đại.

27. Một nền y tế ngày càng hoàn thiện ở nước ta được thể hiện:
A. Kết hợp giữa y học cổ truyền với y học hiện đại.
B. Cơ sở vật chất kĩ thuật của ngành y tế đáp ứng yêu cầu.
C. Đã đáp ứng tốt nhu cầu chữa bệnh cho người dân. .
D. Mạng lưới y tế cơ sở phát triển rộng khắp và đầy đủ.

28. Phương hướng nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư:
A. Thực hiện tốt chính sách dân số và KHHGĐ để giảm tỉ lệ sinh.
B. Đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm cho người lao động.
C. Đưa bộ phận dân cư nghèo đi xây dựng các vùng kinh tế mới.
D Tăng cường khai thác những tiềm năng to lớn của đất nước.

29. Sự phân loại mạng lưới đô thị ở nước ta dựa vào các tiêu chí cơ bản sau:
A. Số dân và mật độ dân số
B. Chất lượng cuộc sống.
C. Tốc độ đô thị hoá.
D. Số lượng các trung tâm công nghiệp.

30. Các đô thị loại I ở nước ta gồm có:
A. Hải Phòng, Đà Nẵng, cần Thơ.
B. Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh.
C. Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh.
D. Hà Nội, Huế, TP. Hồ Chí Minh.

31. Huế và Đà Lạt thuộc đô thị:
A. loại 1
B. loại 2
C. loại 3
D. loại 4

32. Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp chiếm từ 80% trở lên trong tổng số lao động được xếp vào:
A. Đô thị loại 1
B. Đô thị loại 2
C. Đô thị loại 3
D. Đô thị loại 4

33. Những hậu quả của quá trình đô thị hoá đốì với sự phát triển kinh tế - xã hội, môi trường ở nước ta hiện nay:
A. Đô thị hoá diễn ra cùng với quá trình phát triển công nghiệp và dịch vụ, số dân tăng nhanh làm môi trường bị ô nhiễm.
B. Đô thị hoá thúc đẩy quá trình phát triển công nghiệp làm hạn chế sự phát triển nông nghiệp.
C. Dân đô thị đông, các dòng di dân nông thôn vào đô thị giảm dẫn đến thiếu nguồn lao động.
D. Cơ sở hạ tầng của các đô thị quá tải do sức ép dân số đã làm hạn chế sự đầu tư nước ngoài.
 
34. Những vấn đề cần chú ý trong quá trình đô thị hoá ở nước ta:
A. Phổ biến lối sống thành thị trong dân cư nông thôn.
B. Chú trọng phát triển những đô thị lớn, đủ tiêu chuẩn.
C. Phát triển cân đối giữa tỉ lệ dân thành thị và nông thôn.
D. Hạn chế việc tăng nhanh dân số ở các đô thị lớn.

35. Nhận xét nào sau đây chưa đúng về sự phân hoá về thu nhập bình quân đầu người một tháng giữa các vùng nước ta?
A. Thu nhập bình quân đầu người một tháng giữa các vùng không đồng đều.
B. Sự chênh lệch giữa nhóm thu nhập cao và thu nhập thấp còn quá lớn.
C. Chỉ số chênh lệch giữa vùng thu nhập cao nhất và thấp nhất là 2,9 lần.
D. Thu nhập bình quân đầu người một tháng giữa các vùng ít phân hoá.

ĐÁP ÁN
1.C 2.A 3.B 4.C 5.C
6.D 7.B 8.A 9.A 10.D
11.D 12.C 13.B 14.C 15.A
16.D 17.B 18.A 19.D 20.B
21.C 22.A 23.A 24.D 25.B
26.D 27.A 28.B 29.A 30.A
31.B 32.C 33.A 34.B 35.D

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây