Trắc nghiệm Địa lí 12, Chương III. Địa lí các ngành kinh tế (Đề 04)

Thứ hai - 06/04/2020 03:48
Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 12, Chương III. Địa lí các ngành kinh tế, có đáp án
1. Giải pháp để giảm bớt lệ thuộc vào tự nhiên trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta:
A. Xây dựng các cơ sở nghiên cứu giống, nhân giống.
B. Phát triển mạng lưới dịch vụ nông nghiệp.
C. Tăng cường hệ thống thủy lợi.
D. Hình thành các vùng nông nghiệp chuyên môn hóa.

2. Ý nghĩa của việc xây dựng các công trình thủy lợi ở nước ta:
A. Tạo nhiều giống cây, con phù hợp với điều kiện sinh thái.
B. Ngăn mặn, tưới và tiêu nước cho đồng ruộng.
C. Khai hoang mở rộng diện tích đất nông nghiệp.
D. Đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ.

3. Công nghiệp dệt tập trung hầu hết ở các thành phố lớn nước ta là vì:
A. Có nguồn nguyên liệu phong phú và vững chắc.
B. Tập trung nhiều lao động, thị trường tiêu thụ mạnh.
C. Dễ thu hút sự chú ý đầu tư của nước ngoài.
D. Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu giá trị xuất khẩu.

4. Hạn chế chủ yếu của ngành công nghiệp dệt may ở nước ta là:
A. Thiếu nguyên liệu và chậm đổi mới về trang thiết bị.
B. Trình độ lao động nữ trong ngành này chưa cao.
C. Bị cạnh tranh gay gắt trên thị trường xuất khẩu
D. Chất lượng, mẫu mã mặt hàng chưa đáp ứng nhu cầu.

5. Nước ta đẩy mạnh các ngành công nghiệp trọng điểm không vì lí do nào sau đây?
A. Để tạo được hiệu quả kinh tế cao.
B. Để hạn chế những mặt yếu về tài nguyên và lao động.
C. Để thúc đẩy nền kinh tế phát triển và nâng cao đời sống dân cư.
D. Để tận dụng các thế mạnh lâu dài của đất nước.

6. Vai trò quan trọng hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta được thể hiện:
A. Góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội nông thôn.
B. Tạo hàng xuất khẩu làm tăng tốc độ tích lũy cho nền kinh tế.
C. Thúc đẩy việc sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp.
D. Giải phóng người nội trợ thoát khỏi sự phụ thuộc vào bếp núc.
 
7. Yếu tố nào sau đây có ý nghĩa quyết định đến tốc độ tăng trưởng kinh tế ở nước ta?
A. Sự hình thành các khu công nghiệp tập trung
B. Hỗ trợ vốn đầu tư từ các nước kinh tế phát triển
C. Kinh nghiệm tổ chức và cách thức quản lí.
D. Kĩ thuật và công nghệ hiện đại.

8. Trong thời kì 1980 - 1998, cơ cấu ngành công nghiệp nước ta có hướng thay đổi như sau:
A. Tỉ trọng của các ngành công nghiệp nhóm B luôn cao hơn các ngành công nghiệp nhóm A.
B. Giảm dần tỉ trọng các ngành công nghiệp nhóm A, tăng dần tỉ trọng các ngành công nghiệp nhóm B.
C. Tăng dần tỉ trọng của các ngành công nghiệp nhóm A, giảm dần tỉ trọng các ngành công nghiệp nhóm B.
D. Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản lượng công nghiệp của cả nước là các ngành công nghiệp nhóm A.

9. Trong cơ cấu công nghiệp sản xuất công cụ lao động gồm có các ngành:
A. Điện tử, cơ khí.
B. Hóa chất, luyện kim, vật liệu xây dựng.
C. Dầu khí, than, điện.
D. Hàng tiêu dùng và thực phẩm đã chế biến.

10. Thế mạnh của ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nước ta:
A. Thõa mãn nhu cầu trong nước và có khả năng cạnh trạnh.
B. Có nguồn nguyên liệu phong phú, đa dạng ở trong nước.
C. Nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn.
D. Là ngành truyền thống lâu đời và ít gây ô nhiễm môi trường.

11. Điều nào sau đây không nằm trong khái niệm về ngành công nghiệp trọng điểm?
A. Mang lại hiệu quả kinh tế cao.
B. Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu công nghiệp.
C. Tác động mạnh đến sự phát triển các ngành khác.
D. Tỉ trọng của từng ngành trong hệ thống các ngành công nghiệp.

12. Phương hướng quan trọng nhất để hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta hiện nay là:
A. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.
B. Xây dựng một cơ cấu công nghiệp tương đối linh hoạt.
C. Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ.
D. Điều chỉnh các ngành công nghiệp theo nhu cầu của thị trường.

13. Sự tồn tại và phát triển công nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố có vai trò quan trọng trong việc hình thành một cơ cấu công nghiệp tương đối linh hoạt là:
A. Thị trường.
B. Tài nguyên.
C. Lao động.
D. Nguồn vốn.

14. Ưu thế nổi bật của ngành công nghiệp chế biến nông - lâm thủy sản ở nước ta:
A. Sử dụng dây chuyền công nghệ tiên tiến.
B. Nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêụ thụ rộng lớn.
C. Sản xuất nhiều mặt hàng đạt tiêu chuẩn quốc tế.
D. Có nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú.

15. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng được coi là ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta vì:
A. Có thế mạnh về nguồn nguyên liệu ngoại nhập.
B. Có sự hợp tác đầu tư cỏa các chuyên gia nước ngoài. .
C. Thúc đẩy sự phát triển của ngành ngoại thương và một số ngành công nghiệp khác.
D. Mạng lưới cơ sở chế biến phát triển, công nghệ chế biến ngày càng hoàn thiện.

16. Sự hình thành và phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta phụ thuộc chủ yếu vào:
A. Nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ.
B. Sự phân bố của mạng lưới cơ sở chế biến.
C. Sự trang bị cơ sở vật chất kĩ thuật.
D. Hợp tác và đầu tư của nước ngoài.

17. Điều nào sau đây không được coi là cơ sở để xác định ngành công nghiệp điện lực là ngành công nghiệp trọng điểm?
A. Có cơ sở nhiên liệu phong phú và vững chắc.
B. Nhu cầu tiêu thụ điện năng cho sản xuất và đời sống rất lớn.
C. Sự phát triển của các ngành khai thác mỏ nhiên liệu.
D. Sử dụng vốn đầu tư không lớn nhưng hiệu quả kinh tế cao.

18. Hiệu quả kinh tế của sự phát triển ngành công nghiệp điện lực ở nước ta:
A. Tạo việc làm cho bộ phận lao động, phục vụ đời sống nhân dân, nhất là vòng sâu vùng xa.
B. Phục vụ nhu cầu cho tết cả các ngành kinh tế, nâng cao năng suất lao động.
C. Tác động mạnh mẽ đến các ngành kình tế khác về các mặt về quy mô, kĩ thuật, chất lượng.
D. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội ở trung du và miền núi.

19. Ngành công nghiệp năng lượng được xác định là ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta là vì:
A. Thúc đẩy nhanh chóng quá trình công nghiệp hóa đất nước.
B. Nhu cầu về điện cho sản xuất và sinh hoạt ngậy càng tăng.
C. Phát triển dựa trên thế mạnh về tài nguyên và nhu cầu thị trường.
D. Cung cấp năng lượng cho sự hoạt động của các ngành kinh tế.

20. Sự phân bố công nghiệp không chịu tác động bởi các nhân tố nào sau đây:
A. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
B. Dân cư và nguồn lao động.
C. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật.
D. Thị trường tiêu thụ.

21. Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất nước vì:
A. VỊ trí tiếp giáp với Tây Nguyên giàu nguyên liệu lâm sản, cây công nghiệp.
B. Gần các cơ sở nguyên liệu, năng lượng của Trung du miền núi phía Bắc và nguồn nguyên liệu nông - lâm- thủy sản tại chỗ.
C. Nằm liền kề với Duyên hải miền Trung có cơ sở vật chất kĩ thuật đáp ứng yêu cầu cho sản xuất.
D. Có điều kiện tự nhiên thuận lợi và nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú.

22. Những khó khăn chính trong phát triển công nghiệp ở Tây Nguyên:
A. Trình độ phát triển kinh tế- xã hội còn thấp, thiếu lạo động lành nghề, cơ sở hạ tầng yếu kém.
B. Có tiềm năng công nghiệp nhưng chưa được khai thác hết.
C. Thiếu thị trường tại chỗ đầu tư chưa đáp ứng yêu cầu.
D. Vị trí địa lí không thuận lợi, xa đầu mối giao thông.

23. Từ Hà Nội, hoạt động công nghiệp tỏa đi theo hướng Đông Bắc với cụm công nghiệp và hướng chuyên môn hóa
A. Hà Đông - Hòa Đinh: thủy điện.
B. Đông Anh - Thái Nguyên: luyện kim, cơ khí.
C. Đáp cầu – Bắc Giang: phân hóa học, vật liệu xây dựng.
D. ViệtTrì - Lâm Thao - Phú Thọ: hóa chết, giấy

24. Mức độ tập trung công nghiệp ở duyên hải miền Trung thấp hơn so với đồng bằng sông Hồng vằ Đông Nam Bộ là do:
A. Thường xuyên bị thiên tai đe dọa.
B. Cơ sở hạ tầng yếu kém, tài nguyên năng lượng hạn chế.
C. Vị trí địa lí không thuận lợi.
D. Thiếu tài nguyên khoáng sản, nguyên liệu lâm sản và hải sản.

25. Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng đến sự hình thành trung tâm công nghiệp Hạ Long, cẩm Phả, Thái Nguyên?
A. Tập trung nguồn lao động có tay nghề.
B. Vị trí địa lí thuận lợi.
C. Kết câu hạ tầng phát triển.
D. Tài nguyên thiên nhiên phong phú.

26. Phương hướng hoàn thiện sự phân bố công nghiệp:
A. Tăng dần tỉ trọng của các tỉnh phía Bắc và miền Trung trong tổng giá trị sản lượng công nghiệp toàn quốc.
B. Di dời một số trung tâm công nghiệp đến những nơi có điều kiện thuận lợi hơn.
C. Thu hút nguồn đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp, khu chế xuất.
D. Đầu tư theo chiều sâu để đổi mới trang thiết bị và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.

27. Hoạt động của trung tâm công nghiệp Hà Nội phát triển mạnh là nhờ có những thuận lợi sau:
A. Có ưu thế về lực lượng lao động cớ kĩ thuật và kết cấu hạ tầng.
B. Là thành phố đông dân nhất nước, có nguồn tiêu thụ lớn.
C. Có hệ thống các ngành công nghiệp khá hoàn chỉnh.
D. Có cảng sông với năng lực bốc dỡ khá lớn.

28. Điều nào sau đây không đúng với quá trình phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở nước ta hiện nay?
A. Tỉ trọng của các tĩnh phía Bắc đang tăng dần do sự phát triển của vùng
B. Tỉ trọng của các tỉnh phía Nam trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp cao hơn các tỉnh phía Bắc.
C. Vùng Đông Nam Bộ luôn chiếm tỉ trọng cao và ngày càng tăng trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp cả nước.
D. Tỉ trọng của các tỉnh phía Bắc trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp cao hơn các tỉnh phía Nam

29. Cơ cấu ngành công nghiệp chủ yếu của trung tâm công nghiệp việt Trì:
A. Năng lượng, chế biến lâm sản.
B. Luyện kim, cơ khí
C. Hóa chất, vật liệu xây dựng.
D. Hóa chất, chế biến lâm sản.

30. Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn nhất nước, có cơ cấu công nghiệp khá hoàn chỉnh là do có những thuận lợi sau:
A. Nằm trong vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm lớti nhất nước nên có nguồn nguyên liệu nông sản dồi dào.
B. Có thị trường tại chỗ, nguồn lao động lành nghề và thu hút mạnh đầu tư nước ngoài.
C. Tiếp giáp với duyên hải Nam Trung Bộ giàu tài nguyên khoáng sản và năng lượng.
D. Có các cơ sở công nghiệp và các vệ tinh quan trọng: Biên Hòa, Vũng Tàu, Cần Thơ.





31. Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận là nơi có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất nước với các cụm công nghiệp theo các hướng sau:
A. Hướng Tây Nam: Hà Nội - Hà Đông - Hoà Bình (thủy điện).
B. Hướng Bắc: Hà Nội - Bắc Ninh - Bắc Giang (vật liệu xây dựng, hóa chất, phân bón).
C. Hướng Tây Nam: Hà Nội - Hưng Yên - Nam Định - Ninh Bình -Thanh Hoá (cơ khí, dệt may, nhiệt điện, vật liệu xây dựng)
D. Hướng Tây Bắc: Hà Nội - Thái Nguyên (luyện kim đen).

32. Nhân tố nào sau đây không ảnh hưởng đến sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở đồng bằng sông Hồng?
A. Có nguồn nguyên liệu dồi dào từ sản phẩm của ngành trọng trọt, chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
B. Cơ sở hạ tầng phát triển mạnh với các tuyến giao thông huyết mạch đường bộ, đường sắt.
C. Tập trung nhiều đô thị lớn, đông dân và có nguồn lao động kĩ thuật đông đảo
D. Thu hút mạnh đầu tư của nước ngoài.

33. Nhân tố quan trọng hàng đầu đối với sự hình thành các khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung ở nước ta là:
A. Khoáng sản và nguồn nước
B. Vốn đầu tư từ nước ngoài
C. Vị trí địa lí
D. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật

34. Ý nghĩa quan trọng của việc hình thành các khu công nghiệp ở nước ta trong thời kì đối mới:
A. Thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đưa đấi nước nhanh chóng hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu.
B. Thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài và tạo việc làm cho lực lượng lao động đông đảo.
C. Là phương thức đem lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội và giải quyết được tình trạng nợ nước ngoài.
D. Nhận sự hỗ trợ vốn đầu tư, chuyển giao kĩ thuật và công nghệ lừ các nước kinh tế phát triển.

35. Các khu công nghiệp, khu chế xuất ở nước ta được xây dựng tập trung chủ yếu ở:
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Đông Nam Bộ.
D. Duyên hải miền Trung

ĐÁP ÁN
1.C 2.B 3.B 4.A 5.B
6.B 7.D 8.A 9.A 10.C
11.D 12.B 13.A 14.D 15.C
16.A 17.D 18.B 19.C 20.D
21.B 22.A 23.C 24.B 25.D
26.A 27.A 28.D 29.D 30.B
31.A 32.D 33.C 34.B 35.A

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây