Giải bài tập SGK Địa lí 6, bài 5.

Thứ hai - 26/02/2018 20:45
Giải bài tập SGK Địa lí 6, bài 5: Kí hiệu bản đồ - cách biểu hiện địa hình trên bản đồ
1. Các loại kí hiệu bản đồ
Câu hỏi: Kí hiệu bản đồ là gì?
 
Kí hiệu bản đồ là những dấu hiệu qui ước dùng để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ. Kí hiệu bản đồ rất đa dạng, đó là những hình vẽ, màu sắc,... thể hiện các sự vật, hiện tượng địa lí trên bản đồ.
 
Câu hỏi: Vì sao muốn hiểu kí hiệu phải đọc bảng chú giải?
 
Các kí hiệu dùng cho bản đồ có rất nhiều loại, và có tính qui ước. Bản chú giải giải thích nội dung ý nghĩa của kí hiệu.
 
Câu hỏi: Quan sát hình 14, hãy kể tên một số đối tượng địa lí được biểu hiện bằng các loại kí hiệu điểm, đường và diện tích.
 
hinh 14
- Một số đối tượng địa lí được biểu hiện bằng kí hiệu điểm là: Sân bay, cảng biển, nhà máy thủy điện, nhà máy nhiệt điện...
- Một số đối tượng địa lí được biểu hiện bằng kí hiệu đường là: ranh giới quốc gia, ranh giới tinh, đường ôtô...
- Một số đối tượng địa lí được biểu hiện bằng kí hiệu diện tích là: vùng trồng lúa, vùng trồng cây công nghiệp...

Câu hỏi: Ngoài 3 loại kí hiệu điểm, đường và diện tích, còn có thêm các dạng kí hiệu nào? Hãy cho biết loại bản đồ nào thường biểu hiện bằng các loại kí hiệu đó?
 
Ngoài 3 loại kí hiệu điểm, đường và diện tích, còn có thêm 3 dạng kí hiệu: Hình học, chữ, tượng hình.
- Các bản đồ thường dùng để biểu hiện các loại kí hiệu đó là: bản đồ công nghiệp, bản đồ nông nghiệp.
 
2. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ 
Câu hỏi: Quan sát hình 16, cho biết:
- Mỗi lát cắt cách nhau bao nhiêu mét?
- Dựa vào khoảng cách các đường đồng mức ở hai sườn núi phía đông và phía tây, hãy cho biết sườn nào có độ dốc lớn hơn?

hinh 16
- Mỗi lát cắt cách nhau 100 mét.
- Sườn phía tây có độ dốc lớn hơn sườn phía đông, vì ở sườn phía tây, các đường đồng mức gần nhau hơn.
 
Câu hỏi: Trên bản đồ địa lí tự nhiên, thế giới, châu lục, quốc gia, độ cao còn được thể hiện bằng yếu tố gì?
 
Trên bản đồ địa lí tự nhiên, thế giới, châu lục, quốc gia, độ cao còn được thể hiện bằng thang màu hoặc đường đồng mức. Địa hình càng cao, màu sắc càng đậm hơn.
 
Câu hỏi: Đường đồng mức là gì?
 
Đường đồng mức là đường nối những điểm có cùng độ cao (tuyệt đối) của địa hình trên bản đồ.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Các dạng kí hiệu hình học, kí hiệu chữ, kí hiệu tượng hình thuộc loại kí hiệu:
A. Điểm.
B. Đường.
C. Diện tích.
D. Cả ba loại trên.
 
Câu 2: Để thể hiện ranh giới của một quốc gia, người ta dùng kí hiệu:
A. Tượng hình.
B. Điểm.
C. Đường.
D. Diện tích.
 
Câu 3: Kí hiệu diện tích dùng để thể hiện:
A. Ranh giới của một tỉnh.
B. Lãnh thổ của một nước.
C. Các sân bay, bến cảng.
D. Tất cả A, B, C đều đúng.
 
Câu 4: Các đường đồng mức các gần nhau, địa hình:
A. Cảng thoải.
B. Bằng phẳng.
C. Dốc.
D. Cả A, B, C đều sai.
 
Câu 5: Các loại thang màu thường dùng để biểu hiện:
A. Độ dốc địa hình.
B. Độ cao địa hình.
C. Cả A, B đều đúng.
D. Cả A, B đều sai.
 
ĐÁP ÁN 
Câu 1 2 3 4 5
Đ.Á D C B C B

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây