Bài tập trắc nghiệm Địa Lí 9, Bài 31, 32, 33. Vùng đông nam bộ

Thứ hai - 04/11/2019 10:29
Hướng dẫn giải bài tập trắc nghiệm Địa Lí 9, Địa lí dân cư - Bài 31, 32, 33. Vùng đông nam bộ. Có đáp án đầy đủ.

Câu 1. Tỉnh nào không nằm trong vùng Đông Nam Bộ?
A. Bình Phước.
B. Bình Dương.
C. Bình Thuận.
D. Bình Định.
E. Đồng Nai

Câu 2. Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ, Cam- pu-chia ứng với số nào trên lược đồ trống Đông Nam Bộ? Hình 31.1.


Câu 3. Vùng nào có diện tích nhỏ nhất?
A. Đông Nam Bộ.
B. Đồng bằng sông Cửu Long,
C. Tây Nguyên.
D. Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 4.  Vùng có số dân ít nhất?
A. Đông Nam Bộ.
B. Đồng bằng sông Cửu Long,
C. Tây Nguyên,
D. Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 5. Năm 2002, dân số của vùng Đông Nam Bộ là 10,9 triệu người, diện tích là 23 550 km2. Cho biết mật độ dân số trung bình của vùng Đông Nam Bộ là bao nhiêu người / km2?
A. 462,8 người / km2
B. 2 160,5 người / km2
C. 46,28 người / km2
D. 216 người / km2

Câu 6. Tỉnh nào của vùng Đông Nam Bộ giáp biển?
A. Bình Phước.
B. Tây Ninh.
C. Bình Dương.
D. Bà Rịa - Vũng Tàu.

Câu 7. Tỉnh nào của vùng Đông Nam Bộ giáp Cam-pu-chia?
A. Đồng Nai.
B. Tây Ninh.
C. Bình Dương.
D. Bà Rịa - Vũng Tàu.

Câu 8. Con sông nào không nằm trong vùng Đông Nam Bộ?
A. Sông Sài Gòn.
B. Sông Đồng Nai.
C. Sông Bé.
D. Sông Tiền.

Câu 9. Hồ Dầu Tiếng nằm trên sông nào?
A. Sông Sài Gòn.
B. Sông Đồng Nai.
C. Sông Bé.
D. Sông Tiền.

Câu 10. Hồ Trị An nằm trên sông nào?
A. Sông Sài Gòn.
B. Sông Đồng Nai.
C. Sông Bé.
D. Sông Tiền.

Câu 11. Vườn quốc gia Lô-gô Sa-mát nằm trên địa bàn của tỉnh nào?
A. Bình Phước.
B. Tây Ninh.
C. Đồng Nai.
D. Bà Rịa - Vũng Tàu.

Câu 12. Vì sao có thể nói Đông Nam Bộ có tiềm năng phát triển kinh tế biển?
A. Dầu khí trên thềm lục địa có trữ lượng lớn.
B. Có điều kiện nuôi trồng và đánh bắt thủy sản.
C. Cảng biển lớn, bãi biển đẹp.
D. Tất cả các ý trên.

Câu 13. Tháp Bình Thạnh thuộc tỉnh nào của Đông Nam Bộ?
A. Tây Ninh,
B. Đồng Nai.
C. Bình Dương,
D. Bình Phước.

Câu 14. Côn Đảo là đảo Thuộc tính, thành phố nào?
A. Thành phố Hồ Chí Minh.
B. Bà Rịa - Vũng Tàu.
C. Đồng Nai.
D. Bình Dương.

Câu 15. Loại đất nào chiếm tỉ lệ diện tích nhỏ nhất vùng Đông Nam Bộ?
A. Đất đỏ vàng.
B. Đất ba dan.
C. Đất xám trên phù sa cổ.
D. Đất phù sa.

Câu 16. Ngọn núi cao nhất vùng Đông Nam Bộ là :
A. Núi Bà Đen.
B. Núi Bà Rá.
C. Núi Chúa Chan.
D. Núi Ông.

Câu 17. Loại khoáng sản có trữ lương lớn nhất vùng Đông Nam Bộ là:
A. Dầu, khí.
B. Bôxít.
C. Sét, cao lanh.
D. Than bùn.

Câu 18. Vùng trồng cao su lớn nhất nước ta là :
A. Tây Nguyên.
B. Đông Nam Bộ.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Bắc Trung Bộ.

Câu 19. Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích là 2095,02 km2, dân số 5 479 000 người (2002). Cho biết mật độ dân số trung bình của thành phố Hồ Chí Minh là bao nhiêu người/ km2?
A. 5 476 904 người/ km2
B. 2615,2 người/ km2
C. 2,6 người/ km2
D. 261,5 người/ km2

Câu 20. Các chỉ tiêu phát triển dân cư - xã hội nào của vùng Đông Nam Bộ cao hơn so với trung bình cả nước?
A. Mật độ dân số.
B. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số.
C. Tỉ lệ thất nghiệp ở đô thị.
D. Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn.
E. GĐP/ người.
G. Tỉ lệ người lớn biết chữ.
H. Tuổi thọ trung bình.
I. Tỉ lệ dân số thành thị.

Câu 21. Chỉ tiêu phái triển dân cư - xã hội nào của vùng Đông Nam Bộ ngang bằng so với trung bình cả nước?
A. Mật độ dân số.
B. Tỉ lệ gia lăng tự nhiên của dân số.
C. Tỉ lệ thất nghiệp ở đô thị.
D. Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn.
E. GDP/ người.
G. Tỉ lệ người lớn biết chữ.
H. Tuổi thọ trung bình.
I.  Tỉ lệ dân số thành thị.

Câu 22. Chỉ tiêu phát triển dân cư - xã hội nào của vùng Đông Nam Bộ thấp hơn so với trung bình cả nước?
A. Mật độ dân số.
B. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số.
C. Tỉ lệ thất nghiệp ở đô thị.
D. Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn.
E. GDP/ người.
G. Tỉ lệ người lớn biết chữ.
H. Tuổi thọ trung bình.
I.  Tỉ lệ dân số thành thị.

Câu 23. Ngành nào chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế của vùng Đông Nam Bộ?
A. Nông - lâm - ngư nghiệp.
B. Công nghiệp - xây dựng.
C. Dịch vụ.

Câu 24. Ngành nào chiếm tỉ trọng thấp nhất trong cơ cấu kinh tế của vùng Đông Nam Bộ?
A. Nông - lâm - ngư nghiệp.
B. Công nghiệp - xây dựng.
C. Dịch vụ.

Câu 25. Ngành nào chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế của TP. Hồ Chí Minh? A. Nông - lâm - ngư nghiệp.
B. Công nghiệp - xây dựng.
C. Dịch vụ.

Câu 26. Dựa vào hình 32.2 SGK, hãy cho biết : Khu công nghiệp Biên Hoà thuộc loại nào?
A. Rất lớn.
B. Lớn.
C. Vừa.
D. Nhỏ.

Câu 27. Dựa vào hình 32.2 SGK, hãy cho biết: Trung lâm công nghiệp TP. Hồ Chí Minh thuộc loại nào?
A. Rất lớn.
B. Lớn.
C. Vừa.
D. Nhỏ.

Câu 28. Quan sát hình 32.2 SGK và cho biết : Trung tâm công nghiệp Biên Hoà không có ngành công nghiệp nào trong số các ngành dưới đây?
A. Năng lượng.
B. Luyện kim.
C. Cơ khí.
D. Hóa chất.
E. Sản xuất vật liêu xây dựng.
G. Chế biến lâm sản.
H. Chế biến lương thực, thực phẩm.
I. Sản xuất hàng liêu dùng.

Câu 29.  Quan sát hình 32.2 SGK và cho biết : Trung tâm công nghiệp Bà Rịa - Vũng Tàu không có ngành công nghiệp nào trong số các ngành dưới đây?
A. Năng lượng.
B. Luyện kim.
C. Cơ khí.
D. Hoá chất.
E. Sản xuất vật liệu xây dựng.
G. Chế biến lâm sản.
I. Chế biến lương thực, thực phẩm.
K.  Sản xuất hàng tiêu dùng.

Câu 30. Quan sát hình 32.2 SGK và cho biết : Khu công nghiệp Thủ Đầu Một không có ngành công nghiệp nào trong số các ngành dưới đây?
A. Sản xuất vật liệu xây dựng.
B. Chế biến lâm sản.
C. Chế biến lương thực - thực phẩm.
D. Sản xuất hàng tiêu dùng.

Câu 31. Vì sao sản xuất công nghiệp lại tập trung chủ yếu ở thành phố Hồ Chí Minh?
A. Vì có vị trí địa lí thuận lợi.
B. Nguồn lao động dồi dào có văn hoá cao.
C. Cơ sở hạ tầng phát triển, chính sách đầu tư thông thoáng,
D. Tất cả các lí do trên.

Câu 32. Kẻ các mũi tên nối tên các cây công nghiệp của Đông Nam Bộ với địa bàn
Phân bố của chúng.
1. Cao su   A. Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu
2. Cà phê, hồ tiêu   B. Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu
3. Điều   C. Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai

Câu 33. Những điều kiện thuận lợi nào giúp cho Đồng Nam Bộ trở thành vùng sản xuất cây công nghiệp lớn của nước ta?
A. Đất đai (đất xám, đất đó ba dan).
B. Khí hậu nóng ấm quanh năm.
C. Địa hình đổi lượn sóng và chế độ gió mùa ôn hoà.
D. Tập quán và kinh nghiệm sản xuất.
E. Các cơ sở công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm phát triển mạnh.
G. Thị trường xuất khẩu.
H. Giao thông thuận lợi (đường bộ, đường biển, hàng không).

Câu 34. Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông thuộc loại hình dịch vụ nào?
A. Dịch vụ tiêu dùng.
B. Dịch vụ sản xuất.
C. Dịch vụ công cộng.

Câu 35. Thương mại, du lịch thuộc loại hình dịch vụ nào?
A. Dịch vụ tiêu dùng.
B. Dịch vụ sản xuất.
C. Dịch vụ công cộng.

Câu 36. Giai đoạn 1995 - 2002, tỉ trọng ngành dịch vụ nào của Đông Nam Bộ so với cả nước tăng liên tục?
A. Tổng mức bán lẻ hàng hoá.
B. Số lượng hành khách vận chuyển.
C. Khối lượng hàng hoá vận chuyển.
D. Số máy điện thoại.

Câu 37. Giai đoạn 1995 - 2002, tí trọng ngành dịch vụ nào của Đông Nam Bộ so với cả nước lúc tăng lúc giảm?
A. Tổng mức bán lẻ hàng hoá.
B. Số lượng hành khách vận chuyển.
C. Số lượng hàng hoá vận chuyển.
D. Số máy điện thoại.

Câu 38. Giai đoạn 1995 - 2002, ngành dịch vụ nào của Đông Nam Bộ chiếm tỉ trọng cao nhất? (so với cả nước)
A. Tổng mức bán lẻ hàng hoá.
B. Số lượng hành khách vận chuyển,
C. Khối lượng hàng hoá vận chuyển,
D. Số máy điện thoại.

Câu 39. Năm 2003, tỉ lệ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng nào lớn nhất?
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Tây Nguyên.
D. Đông Nam Bộ.

Câu 40. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam bao gồm các tỉnh và thành phố nào?
A. Thành phố Hồ Chí Minh.
B. Bình Thuận.
C. Bình Dương.
D. Bình Phước.
E. Đồng Nai.
G. Bà Rịa - Vũng Tàu.
H. Tây Ninh.
I. Long An.
K. Bến Tre.

Câu 41. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là vùng nào cho dưới đây:


Câu 42. Năm 2002, GDP của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đạt 188100 tỉ đồng, chiếm 35,2% so với GĐP cả nước. Hỏi năm 2002, GDP cả nước là bao nhiêu tỉ đồng?
A. 637 120 tỉ đồng.
B. 5343,75 tỉ đồng.
C. 66 211,2 tỉ đồng.
D. 534 375 tỉ đồng.

Câu 43. Năm 2002, GDP 3 vùng kinh tế trọng điểm của cả nước đạt 289 500 tỉ đồng, chiếm bao nhiêu % GĐP của cả nước? (biết rằng năm 2002, GDP của cả nước là 534 375 tỉ đồng).
A. 54,17%.
B. 184,58%.
C. 541,7%.
D. 5,41%.

Câu 44. Năm 2002, GDP của 3 vùng kinh tế trọng điểm đạt 289 500 ti đồng, số dân là 29,9 triệu người. Hỏi bình quân thu nhập GDP/ người của 3 vùng kinh tế trọng điểm là bao nhiêu?
A. 968 triệu đồng/ người.
B. 68,9 triệu đồng/ người.
C. 96,8 triệu đồng/ người.
D. 9,68 triệu đồng/ người.

Câu 45. Năm 2002, GDP của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đạt 188 100 tỉ đồng, dân số là 12,3 triệu người. Hỏi bình quân thu nhập GDP/ người của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là bao nhiêu?
A. 15,29 triệu đồng/ người.
B. 152,9 triệu đổng/ người.
C. 29,15 triệu đồng/người.
D. 1529 triệu đồng/ người.

Câu 46. Năm 2002, giá trị sản xuất công nghiệp trong GDP của cả nước đạt 174 639 tỉ đồng, riêng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chiếm 54,7%. Hỏi giá trị sản xuất công nghiệp trong GDP của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là bao nhiêu tỉ đồng?
A. 95 527,5 tỉ đồng.
B. 95,52 tỉ đồng.
C. 955,27 tỉ đồng.
D. 319 266,9 tỉ đồng.


ĐÁP ÁN
1. C, D 3. A 4. C 5. A 6. D
7. B 8. D 9. A 10. B  11. A 
12. D 14. B 15. D 16. D 17. A
18. B 19. B  21. B  22. C, D  23. B
24. A 25.C 26.B 27.A 28.E
31. D 34. B 35. A 36. C 37. D
38. A 39. D 42. D 43. A 44. D
45. A 46. A      
Câu 2, 13: Học sinh tự làm
Câu 20: A, E, G, H, I
Câu 30: Học sinh tự làm
Câu 32: 1C, 2B, 3A
Câu 40. A, C, D, E, G, H, I

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây