Bài tập trắc nghiệm Địa Lí 9, bài 7. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp

Thứ tư - 30/10/2019 18:19
Hướng dẫn giải bài tập trắc nghiệm Địa Lí 9, Địa lí dân cư - Bài 7. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp. Có đáp án đầy đủ.

Câu 1. Điền các cụm từ thích hợp vào chỗ có dấu ………..
Nông nghiệp nước ta là nền nông nghiệp ………chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các ………… Điều kiện kinh tế - xã hội là nhân tố tạo nên những thành tựu to lớn trong nông nghiệp.

Câu 2. Loại đất chiếm diện tích lớn nhất trong các loại đất của nước ta là?
A. Đất nông nghiệp.
B. Đất lâm nghiệp.
C. Đất chuyên dùng.
D. Đất thổ cư.

Câu 3. Diện tích đất nông nghiệp ở nước ta năm 2000 là :
A. 8 000 000 ha.
B. 9 000 000 ha.
C. 9 382 000 ha.
D. 1 038 000 ha.

Câu 4. Loại đất nào tập trung nhiều nhất ở vùng trung du, miền núi?
A. Đất phù sa.
B. Đất feralit.
C. Đất đỏ ba dan
D. Đất mùn.

Câu 5. Loại đất nào tập trung nhiều nhất ở đồng bằng?
A. Đất phù sa.
B. Đất feralit.
C. Đất đỏ ba dan
D. Đất mùn.

Câu 6. Bình quân đất tự nhiên trên đầu người cúa nước la khoảng :
A. 0,05 ha / người.
B. 0,4 ha / người.
C. 0,18 ha/ người.
D. 0,1 ha / người.

Câu 7. Loại đất nào chiếm tỉ lệ diện tích lớn nhất ở đồng bằng sông Cửu Long?
A. Đất phù sa ngọt ven sông.
B. Đất phèn.
C. Đất mặn.
D. Đất đỏ ba dan.

Câu 8. Loại đất nào chiếm tỉ lệ diện tích lớn nhất trong cơ cấu đất nông nghiệp?
A. Đất trồng cây lâu năm.
B. Đất trồng cây hằng năm.
C. Đất đồng có chăn nuối.
D. Điện tích mặt nước dùng vào nông nghiệp.

Câu 9. Ghép các thông tin ở cột bên trái với các tính chất ở cột bên phải sao cho
phù hợp?
Các dấu hiệu Tính chất
 
1. Nằm trong vành đai nóng từ 8°34’B - 23°23’B, một năm có hai lần Mặt Trời đi qua đỉnh đầu, năng lượng bức xạ tổng cộng > l00Kcal/cm2/năm, cân bằng bức xạ quanh năm dương > 75 Kcal / cm2 / năm, nhiệt độ TB năm từ 22 - 27°c, tổng lượng nhiệt các ngày > 10°C cả năm lên tới hơn 8000C, tháng mùa hạ có > 200 giờ nắng, tháng mùa đông không dưới 70 giờ nắng.

2. Khí hậu nước ta chia thành 2 mùa rõ rệt, phù hợp với 2 mùa gió : Mùa đóng có gió mùa đòng bắc lạnh khó. Mùa hạ có gió mùa lây nam nóng ấm.

3. Lượng mưa trung bình năm 1500 - 2000 mm/ năm, độ ẩm không khí > 80%, có vài nơi lượng mưa khá cao : Bắc Quang (Hà Giang) 4802mm, Hoàng Liên Sơn (Lào Cai) 3882mm. Huế 2568mm, Hòn Ba (Quảng Nam) 3752mm. Mỗi năm nước ta nhận được 600 tỉ tấn nước (khoảng 20 000 tấn nước/ha), tương đương một lớp nước mưa dày 1,5 - 2m trên bề mặt cả nước) (đặc biệt có vài nơi đầy tới 3 - 4m).
 
4. Nhiệt độ TB thấp hơn các nước cùng vĩ độ. Ví dụ : Hà Nội có cùng vĩ độ với Nác-pơ  (Ấn Độ) nhưng nhiệt độ thấp hơn 4,4°C. Vinh có cùng vĩ độ với Mum-bai, nhưng có nhiệt độ thấp hơn 6,3°C.
- Khí hậu ẩm, mưa nhiều hơn các nước có cùng vĩ độ (Bắc Phi, Tây Phi, Tây Nam Á).

5. Khí hậu có sự phân hoá đa dạng theo không gian và thời gian, hình thành nên các miền và các vùng khí hậu khác nhau (miền khí hậu phía Bắc, Đông Trường Sơn, phía Nam, Biến Đông).

6. Năm rét sớm, năm rét muộn, năm khó hạn, năm mưa lớn, năm ít bão, năm nhiều bão. Khí hậu vùng núi cao khắc nghiệt, biến đổi nhanh.
 
a) Thất thường







b) Đa dạng





c) Dị thường





d) Ẩm ướt





e) Gió mùa




g) Nhiệt đới
 


Câu 10. Khí hậu nước ta có sự phân hoá :
A. Theo hướng Bắc - Nam.
B. Theo độ cao.
C. Theo mùa.
D. Cả 3 ý trên.

Câu 11. Sự phân hoá theo chiều Bắc - Nam đã tạo nên các miền khí hậu khác nhau ớ nước ta. Hãy ghép các thông tin ở cột bên trái với tên các miền khí hậu ở cột bên phải sao cho phù hợp.
Các dấu hiệu Tên miền khí hậu
1. Nhiệt độ TB tháng 1 : 16,4°C, tháng 7 : 28,9°c. Lượng mưa TB tháng 1 : 18,6mm, tháng 7 : 288,2mm. Có gió mùa đông bắc vào mùa đông, gió đông nam vào mùa hạ. Mùa đông thời tiết hanh khô, lạnh giá, mưa phùn. Mùa hạ có mưa rào, bão.

2. Nhiệt độ TB tháng 1 : 20°C, tháng 7 : 29,4°C. Lượng mưa TB tháng 1 : 161,3mm, tháng 7 : 95,3mm. Có gió mùa đông bắc vào mùa đông, gió tây và tây nam vào mùa hạ. Mùa đông có mưa lớn, mưa phùn. Mùa hạ có gió Tây khô nóng, bão.

3. Nhiệt độ TB tháng 1 : 25,8°C, tháng 7 : 27,l°C. Lượng mưa TB tháng 1 : 13,8mm, tháng 7 : 293,7mm. Có gió Tín phong đông bắc vào mùa đông, gió tây nam vào mùa hạ. Nắng, nóng, khô, hạn vào mùa gió đông bắc. Mùa hạ có mưa rào, dông.
 
a) Nam Bộ





b) Trung Bộ




c) Bắc Bộ
 

Câu 12. Căn cứ vào các dấu hiệu ở cột bên trái, hãy nêu các đặc điểm tương ứng của mạng lưới sông ngòi Việt Nam ở cột bên phải:
Các dấu hiệu Đặc điểm
 
1. Cả nước có 2360 con sông dài > 10 km, mật độ trung bình 0,5 - 1,5 km / km2, đi dọc bờ biển cứ 20 km lại gập một cửa sông.
.
2. Lưu lượng bình quân 26 600 m3/s, tổng lượng nước hằng năm 839 tỉ m3/ năm, dòng chảy trên mặt 637 tỉ m3/ năm (chiếm 76%)
 
3. Tổng lượng phù sa trôi theo dòng nước của các sông lên tới hơn 200 triệu tấn / năm.
 
4. Lượng nước mùa lũ chiếm > 90% lượng nước cả năm, gây ngập lụt trên diện rộng và kéo dài. Mùa cạn hiện tượng hạn hán diễn ra phổ biến ở nhiều vùng trong cả nước. 
 

……………….......


…………………….


…………………….


……………………..

Câu 13. Trừ lượng thủy năng của tất cả các con sông của nước ta khoảng :
A. > 10 triệu kW.
B. > 20 triệu kW.
C. > 30 triệu kW.
D. > 40 triệu kW.

Câu 14.  Khi bàn về vai trò của các nhân tố kinh tế - xã hội có các ý kiến cho rằng:
A. Dân cư và lao động là động lực chủ yếu, quan trọng nhất để phát triển kinh tế - xã hội.
B. Cơ sở vật chất - kĩ thuật có ý nghĩa to lớn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
C. Đường lối Chính sách phát triển nông nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng.
D. Tất cả các ý trên.

Câu 15. Hoàn thành sơ đồ sau :
 
ĐÁP ÁN:
2. B 3. C 4. B 5. A 6. B
7. B 8. B 10. D 13. C 14. D 

Câu 1: Nhiệt đới, điều kiện tự nhiên, quyết định
Câu 9: 1g, 2e, 3d, 4c, 5b, 6a
Câu 12: Dày đặc, nhiều nước, hàm lượng phù sa lớn, chia thành 2 mùa: mùa lũ và mùa cạn
 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây