Giải bài tập SGK Địa lí 12, bài 4: Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ

Thứ sáu - 23/03/2018 22:26
Giải bài tập SGK Địa lí 12, bài 4: Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ

Bài tập 1 trang 23 SGK Địa lý 12: Lịch sử hình thành và phát triển của Trái Đất đã trải qua bao nhiêu giai đoạn? Là những giai đoạn nào?

Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ nước ta có thể chia làm ba giai đoạn chính :

  • Giai đoạn tiền Cambri
  • Giai đoạn cổ kiến tạo
  • Giai đoạn tân kiến tạo

Mỗi giai đoạn đánh dấu bước phát triển mới của lãnh thổ nước ta.

Bài tập 2 trang 23 SGK Địa lý 12: Vì sao nói giai đoạn tiền Cambri là giai đoạn hình thành nên nền móng ban đầu của lãnh thổ Việt Nam?

  • Ở giai đoạn tiền Cambri lớp vỏ Trái đất chưa được hình thành rõ ràng và có rất nhiều biến động, đây là giai đoạn sơ khai của lịch sử Trái Đất. Các đá biến chất tuổi tiền Cambri làm nên những nền móng ban đầu của lãnh thổ nước ta.
  • Trên lãnh thổ nước ta lúc đó chỉ có các mảng nền cổ như: Vòm sông Chảy, Hoàng Liên Sơn, cánh cung sông Mã, khối nhô Kon Tum làm hạt nhân tạo thành những điểm tựa cho sự phát triển lãnh thổ sau này.

Bài tập 3 trang 23 SGK Địa lý 12: Giai đoạn tiền Cambri ở nước ta có những đặc điểm gì?

a/ Là giai đoạn cổ nhất và kéo dài nhất trong lịch sử phát triển lãnh thổ Việt Nam.

Các đá biến chất cổ nhất được phát hiện ở Kon Tum, Hoàng Liên Sơn có tuổi cách đây 2-3 tỷ năm. Và kết thúc cách đây 540 triệu năm.

b/ Chỉ diễn ra trong một phạm vi hẹp trên phần lãnh thổ nước ta hiện nay: chỉ diễn ra ở các vùng núi và đồ sộ nhất nước ta.

c/ Trong giai đoạn này các điều kiện cổ địa lý còn rất sơ khai và đơn điệu:

Lớp vỏ thạch quyển, khí quyển ban đầu còn rất mỏng, thuỷ quyển mới xuất hiện với sự tịch tụ các lớp nước trên bề mặt. Sinh vật bắt đầu xuất hiện ở dạng sơ khai và đơn điệu như: tảo, động vật thân mềm…

<<XEM MỤC LỤC

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây