Trắc nghiệm Địa lí 12, Chương IV. Vấn đề phát triển của các vùng (Đề 02))

Thứ hai - 06/04/2020 04:06
Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 12, Chương IV. Vấn đề phát triển của các vùng, có đáp án
1. Điều nào sau đây không phải là cơ sở của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng sông Hồng?
A. Vùng có nhiều thế mạnh phát triển công nghiệp và du lịch
B. Tập trung lực lượng lao động có trình độ kĩ thuật cao.
C. Sự mở rộng ranh giới của 3 vùng trọng điểm phía Bắc.
D. Tài nguyên thiên nhiên hạn chế, sử dụng lại chưa hợp lí.

2. Phải có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng sông Hồng là vì:
A. Nhằm hạn chế những trở ngại và phát huy những thế mạnh vốn có của đồng bằng.
B. Khả năng phát triển nền nông nghiệp truyền thống đang tiến dần đến chỗ giới hạn.
C. Thiếu nguyên liệu cho sự phát triển công nghiệp của vùng.
D. Tài nguyên đất hạn chế trong khi dân số tập trung quá đông.


3. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ từng ngành ở đồng bằng sông Hồng:
A. Giảm tỉ trọng của ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi và thuỷ sản.
B. Tăng dần tỉ trọng của cây lương thực, giảm tỉ trọng của cây công nghiệp, cây thực phẩm và cây ăn quả.
C. Giảm tỉ trọng của khu vực I, tăng nhanh tỉ trọng của khu vực II và khu Vực III.
D. Đẩy nhanh sự phát triển của các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.

4. Đồng bằng sông Hồng có nhiều điều kiện thuận lợi để sản xuất lương thực, thực phẩm:
A. Đất nông nghiệp lớn và còn nhiều khả năng mở rộng.
B. Khí hậu, thời tiết ổn định quanh năm.
C. Nguồn lao động dồi dào, nhu cầu tiêu thụ lớn.
D. Đất phù sa được bồi đắp hàng năm khá màu mỡ.

5. Khả năng tăng sản lượng lương thực của vùng đồng bằng sông Hồng chủ yếu dựa vào:
A. Mở rộng diện tích đất nông nghiệp.
B. Đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất.
C. Chuyển đổi cơ cấu mùa vụ.
D. Trồng cây lương thực xen với các loại cây khác.

6. Ở đồng bằng sông Hồng, tỉnh có diện tích gieo trồng và sản lượng lúa lớn nhất là:
A. Thái Bình.
B. HàTây
C. Hải Dương
D. Nam Định

7. Những thuận lợi về tự nliên để phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản ở đồng bằng sông Hồng:
A. Đường bờ biển dài 700 km.
B. Diện tích rừng ngập mặn lớn.
C. Vùng biển tập trung nhiều hải sản.
D. Diện tích mặt nước còn nhiều.

8. Những khâu còn yếu trong sản xuất lương thực, thực phẩm ở đồng bằng sông Hồng:
A. Mùa khô kéo dài sâu sắc dẫn đến tình trạng thiếu nước.
B. Đất trong đê bị biến đổi do thâm canh trồng lúa liên tục.
C. Diện tích nuôi trồng thủy sản không còn khả năng mở rộng.
D. Diện tích đất trồng lúa giảm do chuyển sang trồng cây công nghiệp ngắn ngày.

9. Bình quân lương thực theo đầu người ở đồng bằng sông Hồng thấp hơn mức bình quân của cả nước là do:
A. Thời tiết hay biến động, ảnh hưởng nhiều của thiên tai.
B. Đất nông nghiệp ít, khả năng mở rộng hạn chế.
C. Bình quân đất canh tác theo đầu người thấp nhất nước.
D. Đất trồng lúa do thâm canh lâu dài nên bị bạc màu.

10. Không nằm trong biện pháp đẩy mạnh việc sản xuất lương thực, thực phẩm ở đồng bằng sông Hồng:
A. Lựa chọn cơ cấu nông nghiệp hợp lí.
B. Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi và đánh bắt cá biển.
C. Phát triển lương thực, thực phẩm theo hướng thâm canh.
D. Cải tạo đất, mở rộng diện tích gieo trồng và tăng vụ.

11. Đất nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng ngày càng thu hẹp là do:
A. Đất chuyên dùng và thổ cư mở rộng.
B. Đất dùng xây dựng công nghiệp và cơ sở hạ tầng.
C. Dân số đông và gia tăng nhanh.
D. Đất lâm nghiệp ngày một tăng.

12. Kiến thức nào sau đây không đúng với tình hình sản xuất lương thực.
thực phẩm của đồng bằng sông Hồng?
A. Việc phát triển sản xuất thực phẩm chưa tương xứng với tiềm năng của vùng.
B. Có trình độ thâm canh lúa và năng suất lúa cao nhất cả nước.
C. Việc đảm bảo lương thực cho con người và cho các nhu cầu khác còn hạn chế.
D. Cây lúa chiếm ưu thế về diện tích và sản lượng lương thực của cả nước.

13. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở đồng bằng sông Hồng theo hướng công nghiệp hóa là xu hướng có ý nghĩa quan trọng nhằm:
A. Đáp ứng nhu cầu cho tiêu dùng và xuất khẩu.
B. Giải quyết những hạn chế và phát huy những thế mạnh của vùng về tài nguyên.
C. Đẩy mạnh tăng trưởng và phát triển công nghiệp.
D. Góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

14. Tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị của đồng bằng sông Hồng cao hơn so với các vùng khác trong cả nước là do:
A. Vùng thiếu tài nguyên, thừa lao động.
B. Chính sách dân số chưa có hiệu quả.
C. Sức ép của dân số lên sự phát triển kinh tế đô thị.
D. Số người chưa có việc làm chiếm tỉ lệ cao.
 
15. Tỉnh có diện tích lớn nhất ở đồng bằng sông Hồng là:
A. Hà Tây
B. Bắc Ninh
C. Hà Nội
D. Hải Phòng

16. Điều nào sau đây chưa phản ánh đúng những thuận lợi của vị trí địa lí đồng bằng sông Hồng đối với sự phát triển kinh tế?
A. Nằm ở trung tâm Bắc Bộ gần như trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
B. Nằm liền kề với vùng có tiềm năng khoáng sản và thuỷ điện lớn nhất nước ta.
C. Ở vị trí chuyển tiếp giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ với vùng Biển Đông rộng lớn.
D. Nằm trong vùng giàu tài nguyên lâm sản, thủy sản và sản phẩm cây công nghiệp.

17. Ở đồng bằng sông Hồng, tỉnh có số dân đông nhất và thấp nhất là:
A. Hà Nội và Hà Nam.
B. Hà Nội và Hà Tây.
C. Hải Phòng và Vĩnh Phúc.
D. Hải Phòng và Bắc Ninh.

18. Tài nguyên quan trọng hàng đầu ở đồng bằng sông Hồng là:
A. Tài nguyên du lịch.
B. Tài nguyên đất.
C. Tài nguyên nước.
D. Tài nguyên biển.

19. Thế mạnh chủ yếu về mặt kinh tế - xã hội ở đồng bằng sông Hồng là:
A. Dân cư hoạt động chủ yếu trong công nghiệp.
B. Thu hút nhiều “vốn đầu tư nước ngoài”.
C. Nguồn lao động dồi dào, có trình độ cao.
D. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực.

20. Sản lượng lương thực ở đồng bằng sông Hồng không ngừng tăng lên chủ yếu là do:
A. Phát triển thuỷ lợi, khai hoang, tăng vụ.
B. Mở rộng diện tích gieo trồng lúa.
C. Đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất.
D. Chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, sử dụng giống mới.

21. Hãy xác định tên các tỉnh, thành phố thuộc duyên hải Bắc Trung Bộ theo thứ tự từ Bắc vào Nam:
A. Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế.
B. Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiêụ - Huế
C. Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế.
D. Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế.

22. Điều kiện tự nhiên thuận lợi để hình thành cơ cấu nông, lâm, ngư nghiệp độc đáo ở Bắc Trung Bộ:
A. Vùng núi phía Tây có điện tích rừng lớn nhất nước.
B. Ven biển thuận lợi đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
C. Vùng đồi trước núi trồng cây công nghiệp hàng năm.
D. Đồng bằng duyên hải phía Đông thuận lợi trồng lúa.

23. Điều nào sau đây không nói lên những khó khăn trong phát triển kinh tế ở Bắc Trung Bộ?
A. Cơ sở hạ tầng còn nghèo, việc thu hút các dự án đầu tư nước ngoài vẫn còn hạn chế.
B. Phần lớn các đồng bằng nhỏ hẹp đã hạn chế sự phát triển nông nghiệp của vùng.
C. Một số khoáng sản vẫn ở dạng tiềm năng do thiếu vốn, hạn chế về kĩ thuật.
D. Diện tích vùng gò đồi tương đối lớn hạn chế phát triển kinh tế vườn rừng, chăn nuôi gia súc.

24. Những khó khăn trong sản xuất nông nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ:
A. Trên các đồng bằng phần lớn là đất cát pha không thuận lợi cho trồng trọt.
B. Nạn cát bay, gió nóng Tây Nam, mưa lũ, triều cường gây thiệt hại mùa màng.
C. Năng suất lúa và bình quân lương thực theo đầu người ở mức thấp so với cả nước.
D. Mưa ít, nạn khô hạn kéo dài gây thiếu hước cho hoạt động sản xuất nông nghiệp.

25. Ý nghĩa của việc phát triển lâm nghiệp ở Bắc Trung Bộ:
A. Tạo môi trường cho các loài thuỷ sinh phát triển.
B. Phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản nước lợ, mặn.
C. Cho phép khai thác thế mạnh về tài nguyên rừng.
D. Bảo vệ bờ biển, ngăn nạn cát bay, hạn chế gió bão.

26. Phương hướng phát triển công nghiệp ở duyên hải miền Trung:
A. Đẩy mạnh khai thác các tiềm năng khoáng sản của vùng.
B. Xây dựng các cảng nước sâu để nhập khẩu nguyên liệu, xuất khẩu hàng hóa.
C. Tăng cường nguồn nhân lực có trình độ cho vùng.
D. Xây dựng kết cấu hạ tầng nhất là cơ sở năng lượng, hệ thống giao thông.

27. Đặc điểm khí hậu của vùng Bắc Trung Bộ:
A. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh vừa.
B. Khí hậu cận nhiệt đới, mưa chủ yếu vào thu đông.
C. Nóng quanh năm, nạn cát bay lấn đồng ruộng.
D. Nóng quanh năm, có mừa mưa và mùa khô rõ rệt.

28. Duyên hải miền Trung là cửa ngã ra biển của:
A. Lào và Tây Nguyên.
B. Tây Nguyên và Đồng Nam Bộ.
C. Lào và Cam-pu-chia. .
D. Lào và Đông Nam Bộ

29. Các điều kiện thuận lợi để phát triển ngành nuôi trồng thủy sản ở duyên hải miền Trung là:
A. Vùng biển rộng có nguồn lợi thủy sản phong phú.
B. Hoạt động chế biến thủy sản phát triển mạnh. ,
C. Bờ biển dài, có nhiều vũng vịnh, đầm phá.
D. Có ngư trường trọng điểm Ninh Thuận -Bình Thuận.

30. Ý nghĩa quan trọng của việc bảo vệ và phát triển vốn rừng ở duyên hải miền Trung:
A. Đảm bảo năng suất và sản lượng gỗ khai thác hàng năm.
B. Điều hòa nguồn nước, hạn chế tác hại của lũ trên các sông.
C. Cung cấp gỗ và các loại lâm sản cho công nghiệp chế biến
D. Giữ mực nước ngầm, giải quyết nước tưới vào mùa khô.

31. Thế mạnh của vùng gò đồi ở duyên hải miền Trung:
A. Hình thành vùng lúa thâm canh.
B. Trồng cây công nghiệp hàng năm.
C. Trồng rừng, chăn nuôi gia súc lớn.
D. Trồng cây công nghiệp lâu năm.

32. Nơi có lượng mưa ít nhất ở Bắc Trung Bộ thuộc tỉnh:
A. Nghệ An.
B. Quảng Bình.
C. Quảng Trị.
D. Hà Tĩnh.

33. Ý nghĩa của việc phát triển mô hình nông - lâm kết hợp ở vùng trung du duyên hải miền Trung:
A. Bảo vệ môi trường sinh thái.
B. Phân bố lại dân cư và lao động.
C. Tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa.
D. Sử dụng hợp lý tài nguyên của vùng.

34. Việc trồng rừng ven biển Bắc Trung Bộ có tác dụng:
A. Điều hòa thủy chế của sông ngòi.
B. Chắn gió, bão và ngăn nạn cát bay.
C. Khai thác thế mạnh tài nguyên biển.
D. Phát triển các khu du lịch sinh thái.

35. Các bãi tắm đẹp có gía trị du lịch của duyên hải miền Trung được xếp theo thứ tự từ Bắc vào Nam:
A. Sầm Sơn - Cửa Lò - Thuận An - Sa Huỳnh - Nha Trang.
B. Cửa Lò - Sầm Sơn - Thuận An - Sa Huỳnh - Nha Trang.
C. Cửa Lò - Thuận An - sầm Sơn - Sa Huỳnh - Nha Trang.
D. Cửa Lò - Thuận An - sầm Sơn - Sa Huỳnh – Nha Trang.

ĐÁP ÁN
1.D 2.B 3.A 4.C 5.B
6.A 7.D 8.B 9.C 10.D
11.A 12.D 13.B 14.C 15.A
16.D 17.A 18.B 19.C 20.C
21.A 22.B 23.D 24.B 25.C
26.D 27.A 28.A 29.C 30.B
31.C 32.A 33.D 34.B 35.A

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây