Trắc nghiệm Địa lí 12, Chương IV. Vấn đề phát triển của các vùng (Đề 03)

Thứ hai - 06/04/2020 04:08
Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 12, Chương IV. Vấn đề phát triển của các vùng, có đáp án
1. Bình quân lương thực theo đầu người ở duyên hải miền Trung thấp hơn cả nước là do:
A. Tập trung phát triển cây công nghiệp và khai thác thủy sản.
B. Thiên tai thường xảy ra ảnh hưởng đến sản lượng lương thực.
C. Dân cư tập trung đông trong khi sản lượng lương thực thấp.
D. Đất phù sa cát là chủ yếu không thật thuận lợi cho trồng lúa.

2. Đồng bằng có diện tích lớn nhất ở duyên hảỉ miền Trung:
A. Thanh Hóa.
B. Bình Thuận
C. Nghệ An.
D. Quảng Nam.

3. Ở Nam Trung Bộ có các loại khoáng sản nào sau đây:
A. Ti-tan, vàng, gra-phit.
B. Thiếc, đá vôi, đất sét.
C. Sắt, crôm, man-gan.
D. Thiếc, sắt, crôm.

4. Điều nào sau đây không đúng với thế mạnh về nông - lâm - ngư nghiệp của duyên hải miền Trung?
A. Nguồn tài nguyên biển phong phú, có nhiều bãi tôm, bãi cá.
B. Có đường bờ biển dài nhất trong các vùng.
C. Phía Đông là đất phù sa cát thuận lợi trồng cây hàng năm.
D. Diện tích rừng lớn nhất nước, rừng còn nhiều loại gỗ quý.

5. Nhiều tài nguyên khoáng sản của duyên hải miền Trung vẫn còn ở dạng tiềm năng chủ yếu là do:
A. Cơ sở hạ tầng yếu kém.
B. Thiếu vốn và hạn chế về kĩ thuật.
C. Hạn chế về tài nguyên năng lượng.
D. Chỉ tập trung khai thác nguồn lợi thuỷ sản.

6. Không phải là ý nghĩa quan trọng của việc tăng cường kết cấu hạ tầng giao thông vận tải trong hình thành cơ cấu kinh tế của duyên hải miền Trung:
A. Cho phép khai thác có hiệu quả các thế mạnh của vùng.
B. Thúc đẩy các mối liên hệ kinh tế với các vùng khác trong nước và quốc tế.
C. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế và hoàn thiện cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ của vùng.
D. Đẩy mạnh trao đổi các sản phẩm mà vùng có thế mạnh để đổi lấy lương thực từ các vùng khác.

7. Những vấn đề đang đặt ra đối với sự phát triển ngành lâm nghiệp ở duyên hải miền Trung:
A. Bảo vệ tốt rừng đầu nguồn và ven biển.
B. Phát triển mô hình nông - lâm - ngư nghiệp kết hợp.
C. Kết hợp giữa khâu khai thác, chế biến, tu bổ và trồng rừng.
D. Đẩy mạnh khâu chế biến gỗ và lâm sản.

8. Hướng giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm nào sau đây của duyên hải miền Trung là chưa được hợp lí?
A. Phát triển mạnh khai thác và nuôi trồng thuỷ sản để bổ sung thêm lượng đạm trong cơ cấu bữa ăn.
B. Tăng cường thủy lợi, đẩy mạnh thâm canh lúa để tăng năng suất và sản lượng lương thực.
C. Phát triển giao thông vận tải đảm bảo việc chuyên chở, trao đổi sản phẩm với các vùng khác.
D. Đẩy mạnh thâm canh lúa, xác định cơ cấu mùa vụ thích hợp để đảm bảo sản xuất và tránh được thiên tai.

9. Ý nghĩa của việc giải quyết cơ sở năng lượng ở duyên hải miền Trung:
A. Đẩy mạnh giao lưu quốc tế, thu hút đầu tư, hình thành các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất.
B. Đẩy mạnh sự phát triển công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng.
C. Cho phép khai thác các thế mạnh nổi bật về kinh tế biển của vùng.
D. Nâng cao vai trò cầu nối giữa 2 vùng phát triển của đất nước là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.

10. Cơ sở năng lượng (điện) của duyên hải miền Trung được giải quyết theo hướng:
A. Xây dựng các nhà máy thủy điện, qui mô tương đối lớn như Hàm Thuận Đa Mi, A Vương.
B. Xây dựng ở Nam Trung Bộ các nhà máy thủy điện quy mô trung bình như Sông Hinh, Vĩnh Sơn.
C. Sử dụng điện của nhà máy thủy điện Hòa Bình qua đường dây 500 kv.
D. Tất cả các hướng trên đều đúng.

11. Thế mạnh nổi bật của tất cả các tỉnh duyên hải miền Trung:
A. Khai thác và nuôi trồng hải sản.
B. Hình thành vùng thâm canh lúa.
C. Khai thác tài nguyên khoáng sản.
D. Trồng rừng, chăn nuôi gia súc lớn.

12. Những khó khăn cân khắc phục trong việc phát triển kinh tế ở duyên hải miền Trung:
A. Mạng lưới công nghiệp còn mỏng, cơ sở năng lượng phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của vùng.
B. Mạng lưới giao thông chưa đáp ứng yêu cầu, nhiều nơi bị xuống cấp nghiêm trọng (nhất là các tuyến Đông - Tây).
C. Nhiều tài nguyên, khoáng sản vẫn ở dạng tiềm năng khó khai thác do thiên tai thường xảy ra.
D. Điều kiện thiên nhiên bất lợi cho việc khai thác nguồn lâm sản giàu có của vùng.

13. Khu vườn quốc gia và bảo tồn thiên nhiên nào sau đây không thuộc duyên hải miền Trung?
A. Bù Gia Mập.
B. Bạch Mã.
C. Bến En.
D. Pù Mát.

14. Các điều kiện thuận lợi để nuôi trồng thuỷ sản ở duyên hải Nam Trung Bộ:
A. Có các ngư trường lớn ở ngoài khơi.
B. Có các bãi tôm, bãi cá lớn ở ven bờ.
C. Có các cửa sông, nhiều vùng vịnh kín.
D. Biển có nguồn lợi thuỷ sản phong phú.

15. Hãy xác định đúng các tuyến đường ngang của duyên hải miền Trung:
A. Quốc lộ 19 (Tuy Hòa - Gia Lai).
B. Quốc lộ 24 (Quảng Ngãi -KonTum).
C. Quốc lộ 25 (Quy Nhơn - Gia Lai).
D. Quốc lộ 26 (Ninh Hòa - Lâm Đồng).

16. Hươu là loại đặc sản có giá trị xuất khẩu cao được nuôi nhiều ở Bắc Trung Bộ thuộc tỉnh:
A. Nghệ An.
B. Thanh Hóa.
C. Quảng Bình.
D. Quảng Trị.

17. Các tỉnh Nam Trung Bộ có sản lượng đánh bắt cá biển cao hơn Bắc Trung Bộ là vì: .
A. Có bãi tôm, bãi cá ven bờ và gần ngư trường vịnh Bắc Bộ.
B. Không chịu ảnh hưởng của các đợt gió mùa Đông Bắc.
C. Vùng biển tập trung nhiều bãi tôm, bãi cá lớn nhất.
D. Có các cửa sông thuận lợi để nuôi trồng thuỷ sản nước lợ.

18. Hãy chọn nhận định đúng về sự gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp ở Bắc Trung Bộ:
A. Chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu công nghiệp cả nước và đang giảm dần.
B. Khu vực có đầu tư nước ngoài tăng chậm và chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu công nghiệp của vùng.
C. Khu vực có đầu tư nước ngoài lớn và phát huy tác dụng tích cực đối với sự phát triển công nghiệp của vùng.
D. Chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu công nghiệp cả nước và đang tăng lên.
 
19. Thế mạnh vượt trội có khả năng làm biến đổi nhanh chóng nền kinh tế của vùng duyên hải Nam Trung Bộ là:
A. Hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư.
B. Phát triển tổng hợp kinh tế biển.
C. Phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp.
D. Khai thác khoáng sản vùng thềm lục địa.

20. Điều nào sau đây không nằm trong phương hướng phát triển đối với ngành lâm nghiệp và công nghiệp chế biến lâm sản ở Bắc Trung Bộ?
A. Phát triển mô hình nông - lâm kết hợp để sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên.
B. Đẩy mạnh khâu chế biến gỗ và lâm sản, tận thu các loại gỗ cành, gỗ ngọn
C. Khai thác hợp lí, có kế hoạch kết hợp với khoanh nuôi và trồng rừng.
D. Đẩy mạnh khai thác gỗ để phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

21. Tây Nguyên bao gồm các cao nguyên lượn sóng nối liền nhau từ Bắc vào Nam theo thứ tự:
A. Kon Tum, Plây-cu, Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm Viên, Di Linh, Bảo Lộc
B. Plây-cu, Kon Tum, Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm Viên, Di Linh, Bảo Lộc.
C. Kon Tum, Plây-cu, Đắc Nông, Đắc Lắc, Lâm Viên, Di Linh, Bảo Lộc.
D. Kon Tum, Đắc Lắc, Plâỵ-cu, Đắc Nông, Lâm Viên, Di Linh, Bảo Lộc.

22. Tây Nguyên có tiềm năng to lớn về trồng cây công nghiệp lâu năm là do:
A. Bề mặt địa hình rộng và tương đối bằng phẳng.
B. Đất ba-dan màu mỡ, khí hậu cận xích đạo.
C. Lao động có truyền thống trồng cây công nghiệp.
D. Tập trung diện tích đất đỏ ba-dan và đất xám phù sa cổ.

23. Không nằm trong các giải pháp để nâng cao hiệu quả của sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên:
A. Có kế hoạch mở rộng diện tích cây công nghiệp đi đôi với việc bảo vệ rừng và phát triển thủy lợi.
B. Đẩy mạnh khâu chế biến các sản phẩm cây công nghiệp và mở rộng thị trường xuất khẩu.
C. Đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp, để vừa hạn chế những rủi ro trong tiêu thụ sản phẩm vừa sử dụng hợp lí tài ngụyên.
D. Ngăn chăn nạn phá rừng, bảo vệ đất rừng và các loài động vật hoang dã, đầu tư phát triển kinh tế.

24. Điều nào sau đây không đúng với vị trí địa lí của Tây Nguyên?
A. Phía Tây giáp Nam Lào và Đông Bắc Cam-pu-chia;
B. Phía Đông giáp duyên hải Nam Trung Bộ và phía Nam giáp Đông Nam Bộ, giao lưu khổ dễ dàng bằng các tuyến đường bộ.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên.
D. Là vùng duy nhất nước ta không giáp biển nhưng lại giáp với Thượng Lào và Đông Bắc Cam-pu-chia.

25. Đảm bảo tốt nhu cầu về lương thực, thực phẩm cho nông dân vùng chuyên canh Tây Nguyên là biện pháp để:
A. Thu hút đầu tư, hợp tác của nước ngoài.
B. Phát triển ổn định, vững chắc cây công nghiệp.
C. Thu hút lao động từ các vùng khác đến.
D. Xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống dân cư.

26. Tỉnh nào sau đây không có đường biên giới chung với Tây Nguyên?
A. Tây Ninh.
B. Bình Thuận
C. Quảng Ngãi.
D. Bình Phước.

27. Dâu tằm được trồng nhiều nhất trên cao nguyên:
A. Di Linh
B. Lâm - Viên.
C. Bảo Lộc.
D. Plây-cu.

28. Không nằm trong các biện pháp để phát triển ổn định cây cà phê ở Tây Nguyên:
A. Mở rộng diện tích cây cà phê hợp lí.
B. Đảm bảo đầu ra cho người sản xuất.
C. Ngăn nạn phá rừng và di cư tự phát.
D. Phát triển cân đối với các cây khác.

29. Khó khăn chủ yếu ảnh hưởng đến sự phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên:
A. Mùa khô sâu sắc và kéo dài.
B. Thiếu lao động có chuyên môn kĩ thuật.
C. Công nghiệp chế biến còn nhỏ bé.
D. Mùa mưa tập trung gây xói mòn đất.

30. Đặc điểm sinh thái của cây cà phê:
A. Có khả năng chịu được sương muối và gió mạnh.
B. Thích hợp với đất phù sa cổ và đất đỏ ba-dan.
C. Không chịu gió mạnh, cần nhiều ánh sáng.
D. Ưa khí hậu lạnh ở vùng cao và lượng mưa lớn.

31. Hướng nào sau đây không phải là giải pháp tốt để giải quyết nạn cháy rừng ở Tây Nguyên?
A. Điều chuyển bộ phận dân cư đang sống trong rừng ra xa rừng và hướng họ vào sản xuất nông - lâm nghiệp.
B. Điều chuyển các cộng đồng dân cư đang sinh sống bằng nghề rừng sang các vùng chuyên canh.
C. Điều chuyển bộ phận dân cư đang làm nghề khai thác gỗ sang ngành trồng rừng.
D. Điều chuyển bộ phận dân cư vào sống trong rừng để vừa bảo vệ rừng, vừa khai thác được hợp lí tiềm năng của rừng.

32. Phương hướng sử dụng hợp lí tài nguyên rừng ở Tây Nguyên:
A. Có kế hoạch khai thác hợp lí đi đôi với tu bổ và trồng rừng.
B. Đóng cửa rừng đi đôi với việc ngăn chặn tình trạng phá rừng.
C. Chỉ khai thác gỗ cành, gỗ ngọn phục vụ nhu cầu địa phương.
D. Đẩy mạnh việc khai thác, chế biến và xuất khẩu gỗ.

33. Hãy chọn câu sai: Trong khai thác rừng ở Tây Nguyên cần hết sức chú trọng việc khai thác đi đôi với tu bổ và bảo vệ rừng bởi vì:
A. Có diện tích rừng lớn nhất nước, còn nhiều gỗ quý và các loại chim, thú quý.
B. Rừng đã bị khai thác quá mức để lấy gỗ và mở rộng diện tích đất nông nghiệp.
C. Việc suy thoái tài nguyên rừng làm mất cân bằng sinh thái, giảm sút trữ lượng các loại gỗ quý.
D. Rừng là tài nguyên vô cùng quý giá và không có khả năng phục hồi lại được.

34. Vấn đề nổi cộm lên trong phát triển kinh tế ở Tây Nguyên hiện nay:
A. Sự yếu kém của mạng lưới giao thông.
B. Rừng bị phá và bị cháy đang diễn ra.
C. Thiếu lao động có chuyên môn kĩ thuật.
D. Cơ sở chế biến nhỏ bé, chủ yếu là sơ chế.

35. Để bảo vệ rừng có hiệu quả, biện pháp tốt nhất là:
A. Tăng cường lực lượng kiểm lâm, trang bị tốt và có chế độ đãi ngộ thích đáng.
B. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thông tin trong nhân dân để họ hiểu được sự cần thiết phải trồng rừng và bảo vệ rừng.
C. Kiên quyết trừng trị thẳng tay đối với những kẻ chuyên chặt phá rừng, buôn lậu gỗ.
D. Các chính sách về trồng rừng, bảo vệ rừng và phát triển rừng cần phải được ban hành và đồng bộ.

36. Hãy xác định đúng tên nhà máy thủy điện được xây dựng trên sông Xrê-pốc.
A. Nhà máy thủy điện Đa Nhim.
B. Nhà máy thủy điện Y-a-li.
C. Nhà máy thủy điện Đrây Hơ Linh.
D. Nhà máy thủy điện Plây Krông

ĐÁP ÁN
1.C 2.A 3.A 4.D 5.B
6.D 7.C 8.C 9.B 10.C
11.A 12.B 13.A 14.C 15.B
16.A 17.C 18.D 19.B 20.D
21.A 22.B 23.D 24.D 25.B
26.A 27.A 28.D 29.A 30.C
31.D 32.A 33.D 34.B 35.B
36.C  

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây