Giải bài tập GDCD 7, bài số 12: Sống và làm việc có kế hoạch

Chủ nhật - 21/01/2018 11:52
Giải bài tập GDCD 7, bài số 12: Sống và làm việc có kế hoạch
Bài tập 1: Ở lớp bạn Hải Bình có bạn Vân Anh tuần nào cũng xây dựng kế hoạch rất chi tiết (xem kế hoạch làm việc trong tuần của bạn Vân Anh- SGK Trang 37) và thực hiện nghiêm túc. Nếu vì lí do đặc biệt không thực hiện đúng kế hoạch, Vân Anh đều tìm cách điều chỉnh hợp lí vào thời gian thích hợp. Còn bạn Phi Hùng chẳng làm kế hoạch gì cả: mai thi hôm nay vẫn đi chơi cả ngày, nhiều khi quên những yêu cầu mà thầy, cô giáo giao về nhà. Em có nhận xét gì về cách sống và làm việc của hai bạn Vân Anh và Phi Hùng?
 
Bạn Vân Anh là người làm việc có kế hoạch, bạn Vân Anh đã lập một kế hoạch rất chi tiết, chắc chắn Vân Anh thực hiện đầy đủ dự định và công việc được thực hiện có kết quả. Nhưng kế hoạch của Vân Anh quá chi tiết, những công việc đã ổn định hằng ngày không nhất thiết phải ghi vào bản kế hoạch.
Bạn Phi Hùng là người làm việc tùy tiện, mất thời gian vào những việc vô bổ, không tự kiềm chế những hứng thú, ham muốn đột xuất, mải chơi quên cả nhiệm vụ học tập của mình.
 
Bài tập 2: Em hiểu thế nào là người sống và làm việc có kế hoạch?
 
Người sống và làm việc có kế hoạch là người sống có dự kiến những mục tiêu phải đạt được, vạch ra được những phương hướng nội dung công việc định làm và quyết tâm làm trong những giai đoạn nhất định.
 
Làm việc có kế hoạch là làm bất kì việc gì trong một thời gian nhất định đều xác định được mục tiêu, nội dung công việc, dự kiến kết quả, thời gian cho các công việc, cố gắng nỗ lực thực hiện đúng dự kiến đặt ra.
 
Bài tập 3: Có quan niệm cho rằng: Chỉ có thể xây dựng kế hoạch hằng ngày, hằng tuần, hằng tháng, hằng năm, không thể xây dựng kế hoạch sống và làm việc lâu dài hơn. Em đồng tình hay phản đối? Vì sao?
 
Em không đồng tình với ý kiến trên, vì: có thể xây dựng kế hoạch sống, làm việc trong nhiều năm (không cần chi tiết), định hướng phấn đấu nghề nghiệp cho tương lai của bản thân.
 
Ví dụ: Trong một bậc học, chúng ta đang học ở bậc THCS phải có một kế hoạch định ra để phấn đấu, phải học tập như thế nào, rèn luyện phân đấu ra sao, với ý chí quyết tâm đạt được sau 4 năm học ở bậc THCS phải đậu vào trường PTTH chuyên, một môi trường tốt để có điều kiện đạt được ước mơ vào đại học... (câu chuyện của Trương Quế Chi là một ví dụ: muốn sau này trở thành kí giả và vì thế bạn ấy học ngoại ngữ, học văn, rèn luyện cách viết văn...).

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây