Đề thi thử tốt nghiệp THPT Hóa học năm 2018.

Thứ năm - 08/03/2018 02:58
Đề thi thử tốt nghiệp THPT Hóa học năm 2018.

Câu 1: Một muối khi tan vào nước tạo thành dung dịch có môi trường kiềm, muốr đó là
A. Na2CO3.        B. MgCl2.       C.NaCl.          D. KHSO4.

Câu 2: Nước cứng là nước có chứa nhiều các ion
A. Na+,K+         B. HCO3-,Cr     C. Ca2+,Mg2+        D. SO42-, Cl-

Câu 3: Nguyên liệu chính dùng để sản xuất nhôm là
A. quặng manhetit.      B. quặng boxit.
c. quặng đôlômit.         D. quặng pirit.

Câu 4: Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường, tạo ra dung dịch có môi trường kiềm là:
A. Na, Ba, K.
B. Ba, Fe, K.
C. Be, Na, Ca.
D. Na, Fe, K.


Câu 5: Anilin (C6H5NH2) và phenol (C6H5OH) đều có phản ứng với:
A. dung dịch NaCl. B. nước Br2.

c. dung dịch NaOH. D. dung dịch HC1.

Câu 6: Cặp chất không xảy ra phản ứng là:
A. dung dịch NaNO3 và dung dịch MgCl2.
B. dung dịch NaOH và A12O3.
C. K2O và H2O.
D. dung dịch AgNO3 và dung dịch KCl.

Câu 7: Thuỷ phân este X trong môi trường kiềm, thu được natri axetat và rượu etilic. Công thức của X là:
A. C2H3COOC2H5. B. C2H5COOCH3.
C. CH3COOC2H5. D. CH3COOCH3.

Câu 8: Cho 10g hỗn hợp gồm Fe và Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư). Sau phản ứng thu được 2,24 lít khí hiđro (ở đktc), dung dịch X và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là (cho H = 1, Fe = 56, Cu = 64)
A. 3,4g.    B. 4,4g.      C. 5,6g.      D. 6,4g.

Câu 9: Chất X có công thức phân tử C2H4O2, cho chất X tác dụng với dung dịch NaOH tạo ra muối và nước. Chất X thuộc loại:
A. rượu no đa chức. B. axit no đorn chức.
C. este no đon chức. D. axit không no đon chức.

Câu 10: Thuốc thử dùng để phân biệt giữa axit axetic và rượu etilic là:
A. quỳ tím.               B. dung dịch NaCl.
C. dung dịch NaN3.  D. kim loại Na.

Câu 11: Polivinyl clorua (PVC) được điều chế từ vinyl clorua bằng phản ứng:
A. axjt - bazơ.     B. trao đổi.      C. trùng hợp.    D. trùng ngưng.

Câu 12. Đốt cháy hoàn toàn m gam rượu no đơn chức mạch hở, sau phản ứng thu được 13,2g CO2 và 8,1g nước. Công thức của rượu no đơn chức là (cho H = 1; C = 12; O = 16)

A. C2H5OH
B. C3H7OH
C. C4H9OH
D. CH3OH

Câu 13. Cho phản ứng:
a Fe + b HNO3 => c Fe(NO3)3 + d NO + e H2O
Các hệ số a, b, c, d, e là những số nguyên, đơn giản nhất. Tổng (a + b) bằng:
A. 4     B. 3     C. 6      D. 5 

Câu 14. Một chất tác dụng với dung dịch natri phenolat tạo thành phenol. Chất đó là:
A. C2H5OH    B. Na2CO3   C. CO2    D. NaCl

Câu 15. Dãy hồm hợp chất chỉ có tính oxi hóa là:
A. Fe(OH)2, FeO
B. FeO, Fe2O3
C. Fe(NO3)2, FeCl3
D. Fe2O3, Fe(SO4)3

Câu 16. Khi điều chế kim loại, các ion kim loại đóng vai trò là chất:
A. Bị khử        B. bị oxi hóa     C. nhận proton        D. cho proton

Câu 17. Cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Ca(HCO3)2 thấy có:
A. kết tủa trắng sau đó kết tủa tan dần
B. bọt khí và kết tủa trắng
C. kết tủa trắng xuất hiện
D. bọt khí bay ra

Câu 18. Trung hòa 6,0g một axit cacboxylic no đơn chức, mạch hở cần dùng 100ml dung dịch NaOH 1M. Công thức cấu tạo của axit là (cho H = 1, C = 12, O = 16)
A. C2H5COOH    B. CH2 = COOH    C. CH3COOH    D. HCOOH

Câu 19. Dãy các hiđorxit được xếp thứ tự theo tính bazơ giảm dần từ trái sang phải là:
A. NaOH, Al(OH)3, Mg(OH)2
B. NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3
C. Mg(OH)2, Al(OH)3, NaOH
D.  Mg(OH)2, NaOH, Al(OH)3

Câu 20. Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí SO2, (ở đktc) vào dung dịch chứa 16g NaOH thu được dung dịch X. Khối lượng muối tan thu được trong dung dịch X là (cho H = 1, O = 16, Na = 23, S = 32).
A. 18,9g     B. 23,0g    C. 20,8g   D. 25,2g

Câu 21. Hòa tan 5,4g Al bằng một lượng dung dịch H2SO4 loãng (dư). Sau phản ứng thu được dung dịch X và V lít khí hiđro ở (đktc). Giá trị của V là (cho H = 1, Al = 27).
A. 4,48 lít     B. 3,36 lít     C. 2,24 lít    D. 6,72 lít

Câu 22. Chất không phản ứng với NaOH là:
A. rượu etylic     B. axit clohiđric    C. phenol   D. axit axetic

Câu 23. Một chất khi thủy phân trong môi trường axit, đun nóng không tạo ra glucozơ. Chất đó là:
A. Tinh bột    B. sacarozơ   C. xenlulozơ   D. protit

Câu 24. Công thức cấu tạo của glixerin là:
A. HOCH2CHOHCH2OH
B. HOCH2CH2OH
C. HOCH2CHOHCH3
D. HOCH2CH2CH2OH

Câu 25: Để bảo quản natri, người ta phải ngâm natri trong
A. phenol lỏng. B. dầu hoả. C. nước. D. rượu etylic.

Câu 26: Thuỷ phân 324g tinh bột với hiệu suất của phản ứng là 75%, khối lượng glucozơ thu được là (cho H = 1, C = 12, O = 16)
A. 360g. B. 270g. C. 250g. D. 300g.

Câu 27: Cho 4,5g etylamin (C2H5NH2) tác dụng vừa đủ với axit HCl. Khối lượng muối thu được là (cho H = 1, c = 12, C1 = 35,5)
A 7,65g. B. 0,85g. C. 8,10g. D. 8,15g.

Câu 28: Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C3H6O2 là:
A. 5.    B.4.     C.3.     D.2.

Câu 29: Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép người ta thường gắn vào vỏ tàu (phần ngâm dưới nước) những tấm kim loại:
A. Sn. B. Zn. c. Cu. D. Pb.

Câu 30: Cation M+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng 2s22p6 là:
A. Na+.     B. Li+.     C. Rb+.     D. K+.

Câu 31: Dãy gồm các kim loại được xếp theo thứ tự tính khử tăng dần từ trái sang phải là
A. Fe, Mg, Al.    B. Al, Mg, Fe.     C. Fe, Al, Mg.      D. Mg, Fe, Al.

Câu 32: Cho các phản ứng:
H2N - CH2 - COOH + HCl => H3N+ - CH2 - COOH Cl-
H2N- CH2 - COOH + NaOH => H2N-CH2 - COONa + H2O
Hai phản ứng trên chứng tỏ axit aminoaxetic
A. chỉ có tính bazơ.                 B. chì có tính axit.
c. có tính oxi hoá và tính khử. D. có tính chất lưỡng tính.

Câu 33: Axit no, đơn chức, mạch hở có công thức chung là
A. CnH2n-1COOH (n > 2). B. CnH2n+1COOH (n > 0).
C. CnH2n(COOH)2 (n > 0). D. CnH2n-3COOH (n > 2).

Câu 34: Tơ được sản xuất từ xenlulozơ là:
A. tơ tằm.      B. tơ capron.     C. tơ nilon-6,6.     D. tơ visco.

Câu 35: Chất không có tính chất lưỡng tính là:
A. Al(OH)3.      B. NaHCO3.     C. Al2O3.      D. AlCl3.

Câu 36: Cho 0,69g một kim loại kiềm tác dụng với nước (dư). Sau phản ứng thu được 0,336 lít khí hiđro (ở đktc). Kim loại kiềm là (cho Li = 7, Na = 23, K = 39, Rb = 85)
A. Na.    B. K.    C. Rb.    D. Li.

Câu 37: Công thức chung của oxit kim loại thuộc phân nhóm chính nhóm II là:
A. R2O3.     B. R2O.    C. RO.     D. RO2.

Câu 38: Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại kiềm là:
A. 2.    B.3.     C. 1.     D.4.

Câu 39: Chất phản ứng với Ag2O trong dung dịch NH3, đun nóng tạo ra Ag là:
A. rượu etylic.    B. axit axetic.    C. anđehit axetic.    D.glixerin. 

Câu 40: Saccarozơ và glucozơ đều có:
A. phản ứng với dung dịch NaCl.
B. phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch xanh lam.
C. phản ứng với Ag2O trong dung dịch NH3, đun nóng.
D. phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây