Tóm tắt lý thuyết Hóa 12, Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường.

Thứ tư - 07/03/2018 04:33
Tóm tắt lý thuyết Hóa 12, Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường.
Nhiên liệu than, dầu mỏ và khí tự nhiên được gọi là nhiên liệu hoá thạch.
 
Khai thác và sử dụng năng lượng hoá thạch còn là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên ô nhiễm môi trường và làm thay đổi khí hậu toàn cầu.
 
Nguồn nhiên liệu, năng lượng nhân tạo thay thế cho nguồn nhiên liệu thiên nhiên như than, dầu mỏ thường gặp là khí metan trong lò biogaz, khí than khô và khí than ướt từ than đá và nước, năng lượng hạt nhân, pin mặt trời, thuỷ điện; năng lượng gió; năng lượng Mặt Trời; năng lượng địa nhiệt; năng lượng thuỷ triều,...
Một số vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm: Sử dụng fomon để bảo quản bánh phờ, nước mắm. Ướp cá biển bàng phân đạm. Sử dụng nước phế thải công nghiệp có các chất độc hại như kim loại nặng để tưới rau. Sử dụng chất hàn the (muối natri borat) để chế biến bánh giò, bánh phở, bánh cuốn, bánh đúc,...
 
+ Một số chất gây ô nhiễm không khí:
 
Các loại oxit (CO, SO2, NOx,...), các chất tổng hợp (ete, benzen,...), các khí halogen và hợp chất của chúng (CFC, Cl2, Br2,...), các chất bụi nhẹ lơ lửng trong không khí (rắn, lỏng, vi sinh vật,...), các bụi nặng (đất, đá, kim loại nặng như Cu, Pb, Ni, Sn, Cd,...), khí quang hoá (C3, FAN, NOx, anđehit, etilen,...).
 
Các chất này gây hiệu ứng nhà kính, làm thủng tầng ozon, gây mưa axit,... ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng của sinh vật và sức khoẻ của con người.
 
- Cacbon monooxit (CO): khí co rất độc. Nếu trong không khí có co nồng độ khoảng 250 ppm* sẽ khiến con người bị tử vong vì ngộ độc.
 
- Nồng độ giới hạn của CO trong không khí là 32 ppm.
 
- Cacbon đioxit (CO2): Nếu lượng CO2 tăng quá nhiều sẽ phá vỡ cân bằng tự nhiên, gây ra hiệu ứng nhà kính.
 
- Metan (CH4): Nồng độ CH4 trong không khí đạt tới 1,3 ppm thì không khí bị coi là ô nhiễm. CH4 trong không khí góp phần gây nên hiệu ứng nhà kính làm cho Trái Đất bị nóng lên và dẫn theo nhiều vấn đề khác như băng tan,...
 
- Lưu huỳnh đioxit (SO2): Khi nồng độ SO2 trong không khí là 1 ppm đã đù gây vị hăng, cay, gây đau nhức mắt và cảm giác nóng trong cổ. Do tác dụng của quá trình quang hoá và xúc tác trong không khí để SO2 chuyển thành SO3 rồi kết hợp với nước trong khí quyển tạo ra H2SO4 rơi xuống mặt đất cùng nước mưa, gây ra hiện tượng mưa axit. 
 
- Nitơ oxit (NOx): Trong không khí có hai loại nitơ oxit là NO và NO2, được hình thành trong khí quyển ở 1100°c. Nồng độ giới hạn của NO2 trong không khí là 1 mg/m3, nếu nồng độ NO2 cao có thể gây tử vong cho người và động vật.
 
- Chì và các hợp chất của chì (Pb): Chì rât độc với người và động vật. Qua đường hô hấp và tiêu hoá, chì gây độc cho hệ thần kinh, sự tạo máu và rối loạn tiêu hoá. Với nồng độ 0,182mg/lít, tetraetyl chì Pb(C2H5)4 hoặc tetrametyl chì Pb(CH3)4 trong không khí đủ để làm súc vật chết sau 18 giờ.
 
- Thuỷ ngân: Hơi thuỷ ngân nặng hơn không khí nên ở gần mặt đất và rất độc. Với nồng độ 100 μg/m3 không khí, thuỷ ngân đã gây tai nạn cho người và động vật.

Chú thích *(ppm: part per million - một phần triệu) (NXB)

+ Các chất gây ô nhiễm nguồn nước
 
a) Các anion:
 
Theo tiêu chuẩn của một số tổ chức thế giới thì nồng độ tối đa cho phép của một số anion trong nước là
[Cl- ] = 250mg/l; [ SO42-] = 400mg/l; [ NO3 ] = 10mg/1; [ PO43- ] = 0,4mg/l.
 
b) Các kim loại nặng:
 
Hầu hết các kim loại nặng đều có độc tính cao đối với người và động vật. Các ion kim loại nặng thường có trong nước thải công nghiệp là Pb2+, Hg2+, Cr3+, Cd2+, As3+, Mn2+

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, nồng độ tối đa cho phép của một số ion kim loại nặng trong nước là

[Pb2+] - 0,05mg/l; [Hg2+] = 1mg/l; [As3+] = 50mg/l;
[CrO42- ] = 0,05mg/l; [Cd2+] = 0,005mg/l.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây