Tóm tắt lý thuyết Hóa 12, tổng hợp về hóa hữu cơ

Thứ năm - 01/03/2018 22:46
Tóm tắt lý thuyết Hóa 12, tổng hợp về hóa hữu cơ
I. MỐI LIÊN HỆ GIỮA HIĐROCACBON VÀ CÁC HỢP CHẤT CHỨA NHÓM CHỨC
 
hinh1
 
II. PHẢN ỨNG CỦA TÁC NHÂN
 
  Tác nhân Phản ứng Hợp chất hữu cơ
1 H2/Ni Phản ứng cộng Vòng 3C, 4C và tất cả hợp chất có liên kết n trừ nhóm -COOH và -COO-
  Dd Br2 Mất màu đỏ nâu Hợp chất có liên kết π -C trừ nhân benzen; hợp chất có nhóm -CHO
Cho kết tủa trắng Phenol, anilin
3 Natri Sủi bọt Hợp chất có H linh động (ancol, axit)
4 Dd NaOH Cho khí mùi khai Hợp chất amoni
Cho phản ứng thế Axit, este, phenol, dẫn xuất halogen
5 Dd AgNO3/NH3 Cho kết tủa vàng Hợp chất có nhóm -C   CH
Cho kết tủa Ag Hợp chất có nhóm -CHO
6 Cu(OH)2 Cho dd xanh Ancol đa chức có 2 nhóm - OH kế cận; các axit hữu cơ dễ tan
Cho ↓ đỏ khi đun Hợp chất có nhóm –CHO
7 Dd HCl Phản ứng cộng Phản ứng cộng Hợp chất có πC-C trừ nhân benzen
Phản ứng thế Ancol, muối hữu cơ
8 Dd Na2CO3 Sủi bọt Axit hữu cơ dễ tan
Có kết tủa Muối hữu cơ từ bari trở đi
 
III. NHẬN DIỆN HOÁ CHẤT HỮU CƠ
 
                     Thuốc thử
Hóa chất
Quỳ tím Na Dd Br2 AgNO3/NH3 Cu(OH)2
Anken Ø Ø Mất màu Ø Ø
Ankin-1 Ø Ø Mất màu ↓ vàng Ø
Ancol đơn chức Ø Sủi bọt Ø Ø Ø
Ancol đa chức Ø Sủi bọt Ø Ø Cho dd xanh
Phenol Ø Sủi bọt ↓ trắng Ø Ø
Andehyt Ø Ø Mất màu ↓ Ag ↓ đỏ khi đun
Axit no Hoá đỏ Sủi bọt Ø Ø Cho dd xanh
Axit không no Hoá đỏ Sủi bọt Mất màu Ø Cho dd xanh
Anilin Ø Ø ↓ trắng Ø Ø
Glucozơ Ø Sủi bọt  Mất màu ↓ Ag Cho dd xanh+↓ đỏ khi đun
 
+ Ancol đa chức chỉ hoà tan Cu(OH)2 khi có ít nhất 2 nhóm -OH ở 2 nguyên tử C kế cận.
+ Este không tan trong nước. Este không no làm mất màu dd Br2.
+ Hồ tinh bột hoá xanh khi gặp dd I2.
+ Anbumin (lòng trẳng trứng) cho kết tủa trắng khi đun; cho màu tím với CU(OH)2 / OH-
+ Phenolphtalein không màu trong môi trường axit, có màu hồng trong môi trường axit.
 
IV. TINH CHẾ HOÁ CHẤT HỮU CƠ
 
h2
 
Chú ý: A chỉ tác dụng với Y, không tác dụng với X và có thể tách X khỏi YA dễ dàng. Nếu muốn lấy Y thì A còn thỏa là có thể dùng B để loại A khỏi YA.
Ngoài các thuốc thử cần dùng, phải nắm các kĩ thuật vật lí để tách các chất:

1. Lọc: dùng để tách chất rắn không tan khỏi chất lỏng.
2. Cô cạn: dùng để tách chất rấn tan khỏi chất lỏng.
3. Chưng cất: dùng để tách 1 chất lỏng có hoà tan 1 chất rắn hay chất lỏng khác.
4. Chiết (lóng): dùng để tách các chất lỏng không tan vào nhau.

Ví dụ 1: Tách CH4 khỏi tạp chất C2H4

Cho hỗn hợp khí lội chậm qua dd Br2 có dư. Toàn bộ C2H4 tác dụng và bị giữ lại theo phản ứng: CH2 = CH2 + Br2 => CH2Br-CH2Br
CH4 không tác dụng thoát ra ngoài.
 
Ví dụ 2: Tách C2H2 khỏi tạp chất C2H4.
 
Cho hỗn hợp khí lội chậm qua dd AgNO3 / NH3 có dư. Toàn bộ C2H2 tác dụng theo phản ứng:
 
CH   CH + 2AgNO3 + 2NH3 => AgC   CAg ↓+ 2NH4NO3
 
C2H4 không tác dụng thoát ra ngoài. Lọc lấy Ag2Crồi cho vào dd HCl dư,
C2H2 thoát ra ngoài theo phản ứng:
 
AgC  CAg + 2HCl => CH   CH ↑  + 2AgCl ↓
 
Ví dụ 3: Tách CH3COOH khỏi tạp chất C2H5OH.
 
Cho NaOH vừa đủ vào hỗn hợp, CH3COOH tác dụng với NaOH theo phản ứng: CH3COOH + NaOH => CH3COONa + H2O
 
Cô cạn lấy muối rồi cho vào dd H2SO4 vừa đủ, CH3COOH bị đẩy ra theo phản ứng: 2CH3COONa + H2SO => 2CH3COOH + Na2SO
 
Chưng cất dung dịch, ta được CH3COOH.
 
Ví dụ 4: Tách C6H5NH7 khỏi tạp chất C6H6.
 
Cho dd HCl vào hỗn hợp, anilin tác dụng tạo muối tan trong nước theo phản ứng: C6H5NH2 + HCl => C6H5NH3Cl
 
Còn C6H6 không tan tạo 2 lớp chất lỏng riêng biệt được chiết ra. Cho dd NaOH dư vào dung dịch muối, anilin bị đẩy ra khỏi muối và không tan trong nước theo phản ứng: C6H5NH3Cl + NaOH => C6H5NH2 + NaCl + H2O Cho dung dịch vào bình lóng, ta chiết được anilin.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây