Giáo án Kĩ thuật 5, tiết 1, 2: Thêu dấu X

Thứ năm - 05/11/2020 23:19
Hướng dẫn soạn giảng: Giáo án Kĩ thuật 5, tiết 1, 2: Thêu dấu X
Giáo án Kĩ thuật 5, tiết 1, 2: Thêu dấu X

KĨ THUẬT 5:
THÊU DẤU X  (Tiết 1)

I- YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết cách thêu dấu nhân.
- Thêu được các mũi thêu dấu nhân.
- Các mũi thêu tương đối đều nhau.
- Thêu được ít nhất 5 dấu nhân.
- Đường thêu có thể bị dúm.
* Ghi chú: - Không bắt buộc HS nam thực hành tạo ra sản phẩm thêu. HS nam có thể thực hành đính khuy.
+ Với HS khéo tay: Thêu được ít nhất 8 dấu nhân. Các mũi thêu đều nhau. Đường thêu ít bị dúm. 
+ Biết ứng dụng thêu dấu nhân để thêu trang trí sản phẩm đơn giản.

II- ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

Mẫu thêu dấu nhân - vải - kim khâu len - len - phấn - bút - kéo - khung thêu.

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC
A/ Kiểm tra bài cũ:
B/ Giới thiệu bài:
Giới thiệu bài và nêu mục đích bài học
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét mẫu.
- Giới thiệu mẫu thêu dấu nhân và đặt câu hỏi định hướng quan sát để HS nhận xét về đặc điểm của đường thêu dấu nhân ở mặt phải và mặt trái đường thêu.
- Giới thiệu một số sản phẩm được thêu trang trí bằng mũi thêu dấu X và đặt câu hỏi để HS nêu ứng dụng của thêu dấu X.

Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
Hỏi:+ Nêu cách vạch đường thêu dấu nhân.
       + Gọi HS lên bảng thực hiện vạch đường thêu dấu nhân.
- Hướng dẫn HS đọc mục 2a và quan sát hình 3 SGK.
- Gọi HS đọc mục 2b, 2c và quan sát hình 4a, 4b, 4c, 4d SGK để nêu cách thêu mũi thêu dấu nhân thứ nhất, thứ hai.
- GV hướng dẫn chậm các thao tác từng mũi thêu.
- Hướng dẫn HS quan sát hình 5 và nêu cách kết thúc đường thêu dấu nhân.
- Quan sát uốn nắn.
- Kiểm tra sự chuẩn bị thực hành của HS và tổ chức cho HS tập thêu dấu nhân trên giấy kẻ ô li.

C/ Củng cố, dặn dò
Nhận xét tiết học - Dặn chuẩn bị tiết sau.



-Lắng nghe.    

-Lắng nghe.
-Quan sát so sánh đặc điểm mẫu thêu dấu nhân với mầu thêu chữ V.

-Nắm được nội dung chính của hoạt động 1: Thêu dấu nhân là cách thêu để tạo thành những mũi thêu giống nhau như dấu nhân, nhằm để trang trí các sản phẩm may mặc như: váy, áo, vỏ gối, khăn...
-Đọc nội dung mục II  SGK để nêu các bước thêu dấu nhân.
-Xem SGK.

-Cả lớp quan sát nhận xét.

-Lắng nghe.

-Lắng nghe.
-HS theo dõi từng động tác...và lên bảng thực hiện các mũi thêu tiếp theo
-Lên bảng thực hiện thao tác kết thúc đường thêu dấu nhân
-Nhắc lại cách thêu dấu nhân và nhận xét.
-Thực hành.

Lắng nghe.
 

THÊU DẤU X   (Tiết 2)

I- MỤC TIÊU:  

- Biết cách thêu dấu nhân.
 - Thêu được các mũi thêu dấu nhân. Các mũi thêu tương đối đều nhau. Thêu được ít nhất 5 dấu nhân. Đường thêu có thể bị dúm.
 + Với HS khéo tay: Thêu được ít nhất 8 dấu nhân. Các mũi thêu đều nhau. Đường thêu ít bị dúm. 
 + Biết ứng dụng thêu dấu nhân để thêu trang trí sản phẩm đơn giản.

II- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC
A/ KTBC: Kiểm tra dụng cụ học thêu.
B/ Bài mới:
*Hoạt động 3: HS thực hành.
-Gọi một HS nêu lại cách thêu dấu nhân.
Nhận xét và hệ thống lại cách thêu dấu nhân và hướng dẫn nhanh một số thao tác khó cho HS nắm vững hơn
-Kiểm tra sự chuẩn bị của HS, nêu các yêu cầu của sản phẩm và thời gian thực hành.
-Quan sát, uốn nắn cho những em còn lúng túng.

*Hoạt động 4: Đánh giá sản phẩm
-Tổ chức các nhóm trưng bày sản phẩm .
-Nêu yêu cầu đánh giá .
-Nhận xét đánh giá kết quả học tập của HS theo hai mức: hoàn thành (A) và chưa hoàn thành (B), hoàn thành tốt (A+).

C/  Củng cố, dặn dò
 - Nhận xét tiết học 
 - Dặn chuẩn bị tiết sau.

-Thực hiện thao tác thêu hai mũi thêu dấu nhân.
-Lắng nghe.
-Trong thực tế khi thêu trang trí các em cần thêu kích thước nhỏ khoảng 1/3 bài luyện tập để sản phẩm đẹp hơn.
-Thực hành thêu dấu nhân, có thể thực hành theo nhóm để trao đổi học hỏi với nhau.



-Trưng bày sản phẩm.
-Cử 2, 3 HS đánh giá sản phẩm được trưng bày.
-Lắng nghe.



-Lắng nghe.

​​​​​​

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây