Kiến thức và câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 11, Bài 11. Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học – quốc tế thứ nhất

Thứ hai - 16/03/2020 11:12
Kiến thức và câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 11, Bài 11. Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học – quốc tế thứ nhất
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Các Mác và Ăng-ghen - những người sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học
- Hoạt động của Mác:
+ Mác sinh ngày 5 - 5 - 1818, tại thành phố Tơ-ri-ơ Đức, năm 1842 làm Tổng Biên tập báo Sông Ranh.
+ Năm 1843, sang Pa-ri rồi Búc-xen, xuất bản tạp chí Biên niên Pháp - Đức. Mác nhận thấy vai trò, sứ mệnh của giai cấp vô sản giải phóng loài người khỏi áp bức bóc lột.

- Hoạt động của Ăng-ghen:
+ Ăng-ghen sinh ngày 28 - 11 - 1820 ở thành phố Bác-mơ (Đức). Năm 1842, ông sang Anh làm thư kí hàng buôn và viết cuốn Tình cảnh giai cấp công nhân Anh phê phán sự bóc lột của giai cấp tư sản, thấy được vai trò của giai cấp công nhân.
+ 1844, Ăng-ghen sang Pa-ri gặp C.Mác. Cuộc gặp gỡ đã mở đầu tình bạn cảm động và sự cộng tác chặt chẽ giữa hai nhà cách mạng vô sản vĩ đại, những người sámg lập ra chủ nghĩa xã hội khoa học.
- Mác và Ăng-ghen đã cùng nhau nghiên cứu lí luận và thành lập một tổ chức quốc tế của giai cấp vô sản.
+ Về lí luận: Hai ông xây dựng học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học.
+ Về tổ chức: Hai ông liên hệ với Đồng minh những người chính nghĩa, được thành lập ở Pa-ri năm 1836, sau đó trở thành Đồng minh những người cộng sản (6-1847). Đây là tổ chức đầu tiên của giai cấp vô sản quốc tế, nhằm “đoàn kết vô sản tất cả các nước” lật đổ giai cấp tư sản, thiết lập sự thống trị của giai cấp vô sản, thủ tiêu xã hội tư sản cũ.
- Tháng 12-1847, Tuyên ngôn Đảng Cộng sản ra đời, do C.Mác và Ăng-ghen soạn thảo.

* Nội dung:
+ Chủ nghĩa tư bản ra đời là một bước tiến, song nó chứa đựng nhiều mâu thuẫn và cuộc đấu tranh giữa tư bản và vô sản tất yếu nổ ra.
+ Khẳng định sứ mệnh lịch sử và vai trò của giai cấp vô sản là lãnh đạo cách mạng. Muốn cách mạng thắng lợi cần phải có chính đảng tiên phong của mình.
+ Trình bày một cách hệ thống những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa cộng sản, chứng minh quy luật tất yếu diệt vong của chế độ tư bản và thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản.

* Ý nghĩa:
+ Là văn kiện có tính chất cương lĩnh đầu tiên của chủ nghĩa xã hội khoa học, bước đầu kết hợp chủ nghĩa xã hội với phong trào công nhân.
+ Từ đây, phong trào công nhân đã có lí luận cách mạng soi đường.

II. QUỐC TẾ THỨ NHẤT
1. Hoàn cảnh ra đời
- Đến đầu năm 1848, chủ nghĩa tư bản xác lập trên phạm vi toàn thế giới. Mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt, dẫn đến cuộc đấu tranh của công nhân và nhân dân lao động trong những năm 1848 -1849 ở nhiều nước châu Âu, đặc biệt ở Pháp và Đức.
- Các cuộc đấu tranh của công nhân và nhân dân lao động lần lượt thất bại vì thiếu đoàn kết, chưa có tổ chức thống nhất..
- Ngày 28-9-1864, Quốc tế thứ nhất thành lập tại Luân Đôn với sự tham gia của C.Mác.

2. Hoạt động của Quốc tế thứ nhất
- Quốc tế thứ nhất chống các trào lưu xa lạ với lập trường của giai câp công nhân.
- Truyền bá rộng rãi chủ nghĩa Mác.
- Chủ trương làm việc tám giờ.
- Hạn chế lao động của phụ nữ và trẻ em.
- Thời gian tồn tại của Quốc tế thứ nhất: từ tháng 9 - 1864 đến tháng 7 - 1876. Quốc tế thứ nhất tiến hành 5 đại hội.
- Đóng góp của Quốc tế thứ nhất cho phong trào công nhân:
+ Ủng hộ cuộc bãi công của công nhân.
+ Phản đối chính sách khủng bố, tàn sát các cuộc đấu tranh của công nhân.
- Vai trò :
+ Truyền bá rộng rãi chủ nghĩa Mác trong phong trào công nhân quốc tế.
+ Đoàn kết, thống nhất các lực lượng vô sản quốc tế dưới ngọn cờ chủ nghĩa Mác.
Quốc tế thứ nhất chính thức tuyên bố giải tán ngày 15-7-1876.

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Hãy khoanh tròn một chữ in hoa đứng trước câu trả lời đúng.
1. 23 tuổi, Mác đỗ tiến sĩ với luận án xuất sắc về đề tài gì?
A. Triết học Mác-Lê Nin.
B. Triết học Ánh sáng.
C. Triết học cổ đại La Mã.
D. Triết học cổ đại Hi Lạp.

2. Năm 1843, Mác rời nước Đức đi đến nước nào đầu tiên?
A Nước Anh.
B. Nước Pháp.
C. Nước Bỉ.
D. Nước Hà Lan.

3. Trong tác phẩm nào của mình, Ăng-ghen miêu tả cụ thể, sinh động sự bóc lột tàn bạo của giai cấp tư sản đối với công nhân?
A. Biên niên Pháp - Đức.
B. Triết học cổ điển Đức.
C. Triết học cổ đại Hi Lạp.
D . Tình cảnh của giai cấp công nhân ở Anh.

4. Cuộc gặp gỡ đã mở đầu tình bạn cảm động của Mác và Ăng-ghen diễn ra vào thời gian nào? Ở đâu?
A. Vào năm 1844. Tại Luân Đôn (Anh).
B. Vào năm 1844. Tại Pa-ri (Pháp).
C. Vào năm 1845. Tại Pa-ri (Pháp).
D. Vào năm 1843. Tại Brúc-xen (Bỉ).

5. Tổ chức “Đồng minh những người chính nghĩa” được thành lập ở đâu? Vào thời gian nào?
A. Thành lập ở Pa-ri (Pháp). Vào năm 1836.
B. Thành lập ở Luân Đôn (Anh). Vào năm 1847.
C. Thành lập ở Pa-ri (Pháp). Vào năm 1847.
D. Thành lập ở Brúc-xen (Bỉ). Vào năm 1836.

6. Tổ chức “Đồng minh những người chính nghĩa” đổi tên thành “Đồng minh những người cộng sản vào thời gian nào?
A. Tháng 4 - 1847.
B. Tháng 5 - 1847.
C. Tháng 6 - 1847
D. Tháng 7-1847.

7. “ Đồng minh những người cộng sản” ra đời nhằm mục đích gì?
A. “Đoàn kết giai cấp vô sản tất cả các nước”.
B. “Đoàn kết giai cấp vô sản và những người cộng sản các nước”.
C. “Đoàn kết giai cấp vô sản và nhân dân các nước thuộc địa”.
D “Đoàn kết những người cộng sản tất cả các nước”.

8. Cuối tháng 11 đầu tháng 12 năm 1847 diễn ra sự kiện lịch sử gì trong đồng minh những người cộng sản?
A. Đại hội lần thứ nhất của Đồng minh những người cộng sản.
B. Đại hội lần thứ hai của Đồng minh những người cộng sản.
C. Đại hội lần thứ ba của Đồng minh những người cộng sản.
D. Đại hội lần thứ tư của Đồng minh những người cộng sản.

9. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản xác định vai trò của giai cấp vô sản mhư thế nào?
A. Cùng với nông dân lãnh đạo cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản.
B. lãnh đạo cuộc đấu tranh, nhằm lật đổ ách thống trị của giai cấp tư sản và xây dựng chuyên chính vô sản.
C. Lãnh đạo cuộc đấu tranh xóa bỏ áp bức, bóc lột.
D. Lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

10 Chương I trong Tuyên ngôn Đảng Cộng sản nói về vấn đề gì?
A. Vô sản và cộng sản.
B. Quan hệ của những người cộng sản đối với các đảng đối lập.
C. Tư sản và vô sản.
D. Sách báo xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa.

11. Vào năm nào chủ nghĩa tư sản đã được xác lập trên phạm vi thế giới?
A. Đầu năm 1848.
B. Cuối năm 1848.
C. Đầu năm 1849.
D. Cuối năm 1849.

12. Vì sao các cuộc đấu tranh của công nhân và nhân dân lao động ở các nước tư bản chủ nghĩa trong những năm 1848 - 1849 cuối cùng bị thất bại?
A. Thiếu sự liên minh giai cấp.
B. Thiếu đoàn kết, chưa có đảng lãnh đạo.
C. Chưa có tổ chức thống nhất.
D. Thiếu đoàn kết, chưa có tố chức thống nhất.

13. Quốc tế thứ nhất ban đầu có tên là gì?
A. Hội liên hiệp giai cấp công nhân quốc tế.
B. Hội liên hiệp lao động quốc tế.
C. Hội liên hiệp công nhân lao động.
D. Hội liên hiệp những người cộng sản quốc tế.

14. Linh hồn của Quốc tế thứ nhất là ai?
A. Ăng-ghen.
B. Lê-nin.
C. Các Mác.
D. Xta-lin.

15. Trong quá trình tồn tại và hoạt động, Quốc tế thứ nhất chuẩn bị thành lập các chính đảng công nhân độc lập ở đâu?
A. Châu Âu và châu Á.
B. Châu Á và châu Mĩ La-tinh.
C. Châu Âu và Bắc Mĩ.
D. Châu Âu và châu Phi.

16. Quốc tế thứ nhất chính thức tuyên bố giải tán vào thời gian nào?
A. Ngày 17- 5 - 1876.
B. Ngày 18 - 6 - 1876.
C. Ngày 25 - 7 - 1876.
D. Ngày 15 - 7 - 1876.

ĐÁP ÁN
1 2 3 4 5
D B D B A
6 7 8 9 10
C A B B C
11 12 13 14 15
A D B C C
16  
D  

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây