Kiến thức và câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 11, Bài 15. Nhật Bản

Thứ ba - 17/03/2020 11:56
Kiến thức và câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 11, Bài 15. Nhật Bản
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM
I. NHẬT BẢN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX
Đến giữa thế kỉ XIX, chế độ Mạc phủ ở Nhật Bản đứng đầu là tướng quân (Sô-gun) đã lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.
- Về kinh tế:
+ Trong nông nghiệp, nông dân không có ruộng đất, các lãnh chúa phong kiến phát canh thu tô. Địa chủ bóc lột nhân dân rất nặng nề.
+ Thủ công nghiệp phát triển mạnh ở nhiều lãnh địa phía tây nam. Song tình trạng cát cứ làm xuất hiện hàng rào thuế quan đã ảnh hướng đến sự phát triển công thương nghiệp.
- Về xã hội:
+ Chính phủ Sô-gun vẫn duy trì chế độ đăng cấp: Tầng lớp Đai-my-ô là những quý tộc phong kiến lớn quản lí các vùng lãnh địa trong nước. Họ có quyền lực tuyệt đối trong các lãnh địa của họ. Tầng lớp Võ sĩ, không có ruộng đất, chỉ phục vụ cho các Đai-my-ô.
- Do bị áp bức bóc lột nặng nề, nên nhân dân lao động, chủ yếu là nông dân, thị dân liên tiếp nổi dậy chống phong kiến.
- Về chính trị:
+ Đến giữa thế kỉ XIX Nhật Bản vẫn là một quốc gia phong kiến. Nhà vua được tôn là Thiên hoàng, có vị trí tối cao nhưng quyền hành thực tế thuộc về Tướng quân (thuộc dòng họ Tô-kư-ga-oa) đóng ở phủ chúa - Mạc phủ.
Giữa lúc máu thuẫn giai cấp trong nước ngày càng gay gắt, chế độ Mạc phủ khủng hoảng nghiêm trọng thì các nước tư bản phương Tây, trước tiên là Mĩ, dùng áp lực quân sự đòi Nhật Bản phải “mở cửa”.
Như vậy, đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đã lâm vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng, đứng trước sự lựa chọn: hoặc tiếp tục con đường trì trệ, bảo thủ để các nước đế quốc xâu xé; hoặc canh tân, cải cách xóa bỏ chế độ phong kiến, đưa Nhật Bàn hòa nhập với nền kinh tế tư bản phương Tây.

II. CUỘC DUY TÂN MINH TRỊ
* Nguyên nhân:
- Những hiệp ước bất bình đẳng mà Mạc phủ kí với nước ngoài làm cho các tầng lớp xã hội phản ứng mạnh mẽ.
- Phong trào đấu tranh chống Sô-gun nổ ra sôi nổi vào những năm 60 của thế kỉ XIX đã làm sụp đổ chế độ Mạc phủ.
* Nội dung cải cách Minh Trị:
- Tháng 1-1868, sau khi lên ngôi, Thiên hoàng Minh Trị (May-gi-i) đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu. Đó là cuộc Duy tân Minh Trị, được tiến hành trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa, giáo dục.
Về hành chính: xoá bỏ tình trạng cát cứ. Tổ chức chính phủ theo kiểu châu Âu. Ban hành hiến pháp 1889.
Về kinh tế: chính phủ đã thi hành các chính sách thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường, xóa bỏ sự độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến, tăng cường phát triển tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống, phục vụ giao thông liên lạc ...
Về quân sự: quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, chế độ nghĩa vụ thay cho chế độ trưng binh. Công nghiệp đóng tàu chiến được chú trọng phát triển, ngoài ra còn tiến hành sản xuất vũ khí, đạn dược và mời chuyên gia quân sự nước ngoài Về văn hóa-giáo dục: thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học-kĩ thuật, trong chương trình giảng dạy, cử những học sinh giỏi đi du học ở phương Tây ...
- Kết quả: đưa nước Nhật thoát khỏi số phận bị các nước tư bản phương Tây xâm lược. Nhật Bản trở thành nước tư bản chủ nghĩa ở châu Á.


III. NHẬT BẢN CHUYỂN SANG CHỦ NGHĨA ĐẾ QUỐC
- Sau chiến tranh Trung- Nhật (1894-1895), kinh tế Nhật phát triển mạnh mẽ. Nhiều công ty độc quyền xuất hiện như Mít-xưi, Mít-su-bi-si ... giữ vai trò to lớn, bao trùm lên đời sống kinh tế, chính trị của nước Nhật.
- Đầu thế kỉ XX, Nhật thi hành chính sách xâm lược và bành trướng. Chiến tranh Nga-Nhật (1904-1905), Nhật thắng Nga. Năm 1914, Nhật dùng vũ lực mở rộng ảnh hưởng ở Trung Quốc và chiếm Sơn Đông. Nhật trở thành đế quốc hùng mạnh ở châu Á.
- Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản là sự bần cùng hóa của quần chúng nhân dân lao động.
- Chủ nghĩa đế quốc Nhật được gọi là chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt, hiếu chiến.

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Hãy khoanh tròn một chữ in hoa đứng trước câu trả lời đúng.
1. Chế độ Mạc phủ được xác lập vào năm nào?
A. Năm 1602.
B. Năm 1603.
C. Năm 1604.
D. Năm 1605.

2. Vì sai trong quá trình thống trị đất nước, chế độ phong kiến Nhật Bản Tô-ku-ga-oa không đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước?
A. Vì không có điều kiện phát triển công nghiệp.
B. Vì rơi vào tình trạng bế tắc, suy thoái.
C. Vì không ứng dụng thành tựu khoa học kĩ thuật của các nước phươg Tây.
D. Tất cả các lí do trên.

3. Nửa đầu thế kỉ XIX, thủ công và thương nghiệp của Nhật Bản bị cản trở bởi:
A. Sự xâm nhập hàng hóa của phương Tây.
B. Nhà nước phong kiến không đầu tư cho lĩnh vực này.
C. Tình trạng cát cứ làm xuất hiện hàng rào thuế quan.
D. Sự cạnh tranh quyết liệt của phương Tây.

4. Hai đẳng cấp trong xã hội Nhật Bản nửa đầu thế kỉ XIX, đó là hai đẳng cấp nào?
A. Tầng lớp quý tộc phong kiến và tầng lớp vỏ sĩ.
B. Tầng lớp tăng lữ và quý tộc mới.
C. Tầng lớp võ sĩ và nông dân công xã.
D. Tầng lớp quý tộc phong kiến và nông nô.

5. Ý nào dưới đây không phải là nguyên nhân sâu xa làm cho chế độ Mạc phủ Tô-ku-ga-ca sụp đổ?
A. Mâu thuẫn giữa nhân dân lao động, chủ yếu là nông dân, với chế độ phong kiến - đại diện là chính quyền Sô-gun.
B. Mâu thuẫn giữa quý tộc mới với chính quyền sô-gun.
C. Mâu thuẫn giữa Thiên hoàng và Tướng quân.
D. Chính quyền Tô-ku-ga-oa kí các hiệp ước bất bình đẳng với Mĩ và các nước tư bản khác.

6. Chính quyền phong kiến của Sô-gun thống trị Nhật Bản trong khoản thời gian nào?
A. Từ năm 1603 đến năm 1686.
B. Từ năm 1605 đến năm 1868.
C. Từ năm 1603 đến năm 1868.
D. Từ năm 1603 đến năm 1886.

7. Năm 1858 diễn ra sự kiện lịch sử gì ở Nhật Bản?
A. Hạm đội Mĩ bắn phá uy hiếp vùng ven biển Nhật Bản.
B. Hiệp ước Nhật - Mĩ được kí kết.
C. Hiệp ước Nhật - Anh được kí kết.
D. Hiệp ước Nhật - Pháp được kí kết.
8. Chính sách đối ngoại của chính quyền Tô-ku-ga-oa đối với Mĩ và các nước phương Tây như thế nào?
A. Hợp tác toàn diện với Mĩ và phương Tây.
B. Cấm tuyệt đối Mĩ và phương Tây vào buôn bán trên đất nước Nhật.
C. Đuổi người Mĩ và phương Tây ra khỏi đất nước Nhật.
D. “Mở cửa” với những điều kiện không bình đẳng với Mĩ và phương Tây.

9. Thiên hoàng Minh Trị thành lập chính phủ mới vào thời gian nào?
A. Tháng 12 - 1866.
B. Ngày 1.3 - 1868.
C. Ngày 3 - 1 - 1868.
D. Ngày 5 - 1 - 1868.

10. Theo hiến pháp 1889, chế độ nào dưới đây được thiết lập ở Nhật Bản?
A. Chế độ quân chủ chuyên chế.
B. Chế độ quân chụ lập hiến.
C. Chế độ cộng hòa.
D. Tất cả các chế độ trên.

11. Cơ quan nào trong Quốc hội của Nhật Bản được Thiên hoàng tự chọn?
A. Thương viện.
B. Hạ viện.
C. Chính phủ.
D. Tòa thẩm phán.

12. Lịch sử gọi cuộc cải cách của Minh Trị trên lĩnh vực kinh tế là gì?
A. Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ nhất ở Nhật Bản.
B. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất ở Nhật Bản.
C. Cuộc cải cách kinh tế lần thứ nhất ở Nhật Bản.
D. Cuộc cách mạng công nghệ lần thứ nhất ở Nhật Bản.

13. Trong cải cách giáo dục, nội dung nào được tăng cường trong chương trình giảng dạy ở Nhật Bản?
A. Nội dung về khoa học và kĩ thuật.
B. Nội dung về pháp luật,
C. Nội dung về cỏng nghiệp hóa và hiện đại hóa.
D. Nội dung về giáo lí của các tôn giáo.

14. Nhật Bản xác định biện pháp chủ yếu để vươn lên trong thế giới tư bản chủ nghĩa là gì?
A. Chạy đua vũ trang với các nước tư bản chủ nghĩa.
B. Mở rộng lãnh thổ ra bên ngoài.
C. Tăng cường tiềm lực kinh tế và quốc phòng.
D. Tiến hành chiến tranh giành giật thuộc địa, mở rộng lãnh thổ.

15. Trong thời gian nào, tỉ trọng công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân ở Nhật Bản tăng từ 19% lên 42%?
A. Từ năm 1868 đến năm 1898.
B. Từ năm 1868 đến năm 1900.
C. Từ năm 1900 đến năm 1914.
D. Từ năm 1906 đến năm 1912.

16. Năm 1914, Nhật Bản dùng vũ lực để mở rộng khu vực ảnh hưởng của mình ở đâu?
A. Triều Tiên.
B. Trung Quốc.
C. Đông Nam Á.
D. Việt Nam.

17. Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật là gì?
A. Chủ nghĩa quân phiệt và hiếu chiến.
B. Chủ nghĩa đế quốc thực dân.
C. Chủ nghĩa đế quốc phong kiến.
D. Chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân Phiệt.

18. Đảng Xã hội Dân chủ Nhật Bản được thành lập vào năm nào?
A. Năm 1900.
B. Năm 1910.
C. Năm 1901.
D. Năm 1905.

ĐÁP ÁN
1 2 3 4 5
B B C A D
6 7 8 9 10
C B D C B
11 12 13 14 15
A B A D C
16 17 18  
B D C  

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây