Kiến thức và câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 11, Bài 19: Châu Phi

Thứ năm - 19/03/2020 10:22
Kiến thức và câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 11, Bài 19: Châu Phi
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
I. VÀI NÉT VỀ CHÂU PHI TRƯỚC THỜI KI BỊ XÂM LƯỢC
- Là lục địa lớn, giàu tài nguyên, có nền văn hoá lâu đời. Thời cận đại, châu Phi có hai miền chính: Bắc Phi và Nam Phi.
+ Bắc Phi kéo dài từ Bắc Xa-ha-ra đến Địa Trung Hải, theo đạo Hồi, có một số nơi vẫn còn chế độ bộ lạc, quan hệ phong kiến.
+ Nam Phi bao gồm vùng đất từ Nam Xa-ha-ra đến mũi Hảo Vọng. Quan hệ phong kiến là chủ yếu. Nhiều nơi còn tàn tích của chế độ bộ lạc và nô lệ.
- Từ nữa sau thế kỉ XIX, cuộc sống yên ổn, tài nguyên phong phú và nền văn hoá lâu đời của họ đã bị thực dân châu Âu xâm phạm, phá hoại, cướp bóc và đàn áp.

II. CÁC NƯỚC ĐẾ QUỐC XÂM LƯỢC CHÂU PHI
- Vào những năm 70 - 80 thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây đua nhau xâu xé châu Phi:
+ Năm 1882, Anh độc chiếm Ai Cập, kiểm soát kênh đào Xuy-ê, chiếm Nam Phi, Ni-giê-ri-a..
+ Năm 1883, Pháp chiếm Tuy-ni-di và nam Ca-mơ-run, Xa-ha-ra...
+ Năm 1884, Đức chiếm bắc Ca-mơ-run, Tô-gô, tây Nam Phi...
- Đến đầu thế kỉ XX, việc phân chia thuộc địa giữa các đế quốc ở châu Phi, cần bản hoàn thành.

III. CÁC CUỘC ĐẤU TRANH TIÊU BIỂU CỦA NHÂN DÂN CHÂU PHI CHỐNG THỰC DÂN
- Ở An-giê-ri: Cuộc khởi nghĩa của Áp-đen Ca-đê kéo dài từ năm 1830 đến năm 1847. Thực dân Pháp phải mất nhiều thời gian mới chinh phục được nước này.
- Ở Ai Cập: Từ 1879 đến 1882, diễn ra phong trào “Ai Cập trẻ”. Các nước đế quốc phải can thiệp mạnh mới ngàn chặn được cuộc đấu tranh yêu nước của nhân dân Ai Cập.
- Ở Xu-đăng: Từ năm 1877 - 1898, diễn ra cuộc khởi nghĩa của Mô-ha-mét. Thực dân Anh được các nước đế quốc giúp đỡ mới dập tắt được phong trào.
- Ở Ê-ti-ô-pi: Từ năm 1885 đến 1896, đã đấu tranh chống thực dân I-ta-li-a và là một trong những nước giữ được độc lập ở châu Phi.

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIÊM
Hãy khoanh tròn một chữ in hoa đứng trước câu trả lời đúng.
1. Thời kì cổ đại người ta chỉ mới biết đến vùng nào ở châu phi?
A. Nam Phi.
B. Bắc Phi.
C. Trung Phi
D. Bắc Phi và Nam Phi.

2. Mầm mống của chế độ tư bản chủ nghĩa xuất hiện sớm nhất ở vùng nào thuộc châu Phi?
A. Bắc Phi.
B. Tây Phi.
C. Nam Phi.
D. Tây Xu-đăng và Ma-đa-ga-xoa.

3. Ở nhiều miền thuộc Tây Xu-đăng và Ma-da-ga-xoa, quan hệ xã hội chủ yếu là:
A. Quan hệ phong kiến và quan hệ tư bản chủ nghĩa.
B. Quan hệ tư bản chủ nghĩa.
C. Quan hệ của chế độ bộ lạc và nô lệ.
D. Quan hệ của chế độ phong kiến.

4. Vì sao châu Phi trở thành đối tượng xâm lược của thực dân phương Tây?
A. Châu Phi có vị trí chiến lược quan trọng, thị trường rộng lớn.
B. Châu Phi nghèo nàn lạc hậu.
C. Châu Phi có vị trí chiến lược quan trọng, thị trường rộng lớn, nhân công rẻ mạt và tài nguyên phong phú.
D. Châu Phi là ngã ba đường giao lưu quốc tế.

5. Các nước tư bản phương Tây đua nhau xâm lược châu Phi vào khoảng thời gian nào?
A. Những năm 50 - 60 của thế kỉ XIX.
B. Những năm 70 - 80 của thế kỉ XIX.
C. Những năm 80 - 90 của thế kỉ XIX.
D. Những năm 20 - 30 của thế kỉ XX

6. Trong các nước tư bản phương Tây, nước nào chiếm nhiều diện tích nhất ở châu Phi?
A. Nước Pháp.
B. Nước Anh.
C. Nước I-ta-li-a.
D. Nước Đức.

7. Cuộc khởi nghĩa của Áp-đen Ca-đê là cuộc khởi nghĩa nước nào của châu Phi?
A. Nước Xu-đăng.
B. Nước Ai Cập.
C. Nước Ê-ti-ô-pi.
D. Nước An-giê-ri.

8. Cuộc khởi nghĩa của Áp-đen Ca-đê kéo dài trong khoảng thời gian nào?
A. Từ năm 1830 đến năm 1840.
B. Từ năm 1803 đến năm 1847.
C. Từ năm 1830 đến năm 1847.
D. Từ năm 1847 đến năm 1850.

9. Cuộc khởi nghĩa Áp-đen Ca-đê chống lại bọn thực dân xâm lược nào?
A. Thực dân Anh.
B. Thực dân Pháp.
C. Thực dân Tây Ban Nha.
D. Thực dân Bồ Đào Nha.

10. Phong trào “Ai Cập trẻ” đã lôi cuốn được các giai cấp và tầng lớp nào tham gia?
A. Một số giai cấp tư sản và tiểu tư sản tiến bộ.
B. Một số thanh niên yêu nước, căm thù thực dân.
C. Một số tiếu tư sàn và trí thức ở thành thi.
D. Một số trí thức và sĩ quan yêu nước.

11. Phong trào đấu tranh của nhân dân Xu-đăng từ năm 1877 đến năm 1898 chống lại bọn thực dân nào?
A. Thực dân Anh.
B. Thực dân Pháp.
C. Thực dân Tây Ban Nha.
D. Thực dân Bồ Đào Nha.

12. Nét nổi bật nhất trong cuộc đấu tranh của nhản dán cháu Phi chỏng thực dản Phương Tây là:
A. Cuộc đấu tranh của nhân dân An-giê-ri.
B. Cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân Xu-đăng.
C. Cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân Ê-ti-ô-pi.
D. Cuộc đấu tranh của nhân dân Ai Cập.

13. Năm 1885 diễn ra sự kiện lịch sử gì ở Ê-ti-ô-pi?
A. Quan xâm lược I-ta-li-a bị thất bại ở Ê-ti-ô-pi.
B. I.ta-li-a tiến sâu vào nội địa, đánh chiếm một số vùng ở Ê-ti-ô-pi.
C. Quân đội I-ta-li-a bị thất bại ở A-dua.
D. Quân đội Ê-ti-ô-pi đã chiến thắng quân đội thực dân Anh.

14. Hai nước ở châu Phi giữ được nền độc lập của mình trước sự xâm lược của thực dân phương Tây là:
A. Xu-đăng và Ê-ti-ô-pi.
B. Ê-ti-ô-pi và Li-bê-ri-a.
C. An-giê-ri và Ai Cập
D. An-giê-ri và Ê-ti-ô-pi.

ĐÁP ÁN
1 2 3 4 5
B A D C B
6 7 8 9 10
A D C B D
11 12 13 14  
A C A B  

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây