Kiến thức và câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 11, Bài 22: Những thành tựu văn hóa thời cận đại

Thứ năm - 19/03/2020 10:28
Kiến thức và câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 11, Bài 22: Những thành tựu văn hóa thời cận đại
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. sự phát triển của văn hoá trong buổi đầu thời cận đại
* Bối cảnh:
- Từ thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII, chế độ phong kiến đang trên đã suy tàn, giáo lí của Kitô giáo đã trở nên lỗi thời, gây cản trở cho sự phát triển của xã hội, điều đó đã tạo điều kiện để các ngành văn học, nghệ thuật, tư tưởng mới lần lượt ra đời, có vai trò nhất định trong việc tấn công vào dinh luỹ của chế độ phong kiến: phê phán mạnh mẽ nhà thờ Kitô giáo và tô cáo những tội ác, sự suy đồi của nền quân chủ chuyên chế; đồng thời hình thành quan điểm, tư tưởng của con người tư sản, góp phần vào cuộc đấu tranh nhằm lật đổ chế độ phong kiến.
- Những nhà văn hoá tiến bộ trong thời kì này trở thành những chiến sĩ tiên phong trên mặt trận văn hoá, tư tưởng chống chế độ phong kiến.
* Thành tựu:
- Về văn học:
+ Pi-e Coóc-nay, đại biểu xuất sắc cúa nền bi kịch cổ điển Pháp. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là Lơ Xít, đề cập đến cuộc đấu tranh giữa dục vọng và lí trí, giữa tình cảm và nghĩa vụ...
+ La Phông-tên, là nhà thơ Pháp nổi tiếng, các tác phẩm ngụ ngôn của ông có ý nghĩa giáo dục đối với mọi lứa tuổi, mọi thời đại.
+ Mô-li-ê là tác giả hài kịch nổi tiếng của chủ nghĩa cổ điển Pháp.
- Về âm nhạc:
+ Có Bét-tô-ven nhà soạn nhạc thiên tài người Đức.
+ Có Mô-da nhà soạn nhạc vĩ đại người Áo.
- Về hội hoạ: có nhà hoạ sĩ, hoạ đồ nổi tiếng Rem-bran người Hà Lan.
- Về tư tưởng: có trào lưu tư tưởng Ánh sáng, có vai trò quan trọng đối với thắng lợi của Cách mạng tư sản Pháp.

2. Những thành tựu văn học, nghệ thuật từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
* Về văn học:
Tác giả Tác phẩm nổi tiếng Nội dung
Vích-to Huy-gô Nhà thờ Đức Bà Pa-ri, Những người khốn khổ. Thể hiện lòng yêu thương vô hạn đối vời những người đau khổ, mong tìm những giải pháp đem lại hạnh phúc cho họ.
Lép Tôn-xtôi Chiến tranh và Hoà bình, An-na Ka-rê-ni-a, Phục sinh. Phục sinh. Phê phán trật tự xã hội Nga hoàng, ca ngợi phẩm chất của nhân dân Nga trong cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Gô-Gôn Những linh hồn chết. Phản ánh đầy đủ, chân xác 1 tình hình nước Nga phong kiến
Mác Tuên Những người I-nô-xăng di du lịch, Những cuộc phiêu lưu của Tôm Xoay-ơ. Miêu tả cuộc sống chân thực cua xã hội Mĩ thế kỉ XIX, thể hiện lòng yêu thương con người, trước hết là nhân dân lao động nghèo khổ.
Lỗ Tấn Nhật kí người điên, AQ chính truyện. Chống lễ giáo và đạo đức phong kiến.
 
Hô-xê-ri-dan Chống lễ giáo và đạo đức phong kiến. Tố cáo tội ác của kẻ xâm lược và miêu tả cuộc kháng chiến giành độc lập của nhân dân Phi-líp-pin.

* Về nghệ thuật:
- Cung diện Véc-xai được hoàn thành vào năm 1708, trở thành một công trình kiến trúc đặc sắc.
- Nhiều tác phẩm mĩ thuật nối tiếng được trưng bày ở các bảo tàng lớn đều được xây dựng vào thời cận đại.
- Nhiều hoạ sĩ, điêu khắc nổi tiếng thời kì này như: Rô-danh, Rơ-noa...
*Về âm nhạc: nổi bật là Trai-cốp, một trong những nhà điển hình của nền âm nhạc hiện thực thế giới lúc bấy giờ.

3. Trào lưu tư tưởng tiến bộ và sự ra đời, phát triển của chủ nghĩa xã hội khọa học từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
- Hoàn cảnh:
+ Từ giữa thế kỉ XI, chủ nghĩa tư bản bước vào giai đoạn phát triển, gây ra nhiều đau khổ cho nhân dân lao động.Một số nhà tư tưởng tiến bộ đương thời đã nghĩ đến xây dựng một xã hội mới, không có tư hữu, không có bóc lột. Tiêu biểu là Xanh Xi-mông, Phu-ri-ê, Ô-oen. Song họ chi là những nhà không tưởng.
+ Tiếp đó là sự xuất hiện của các nhà triết học Hê-ghen và Phoi-ơ-bách đã có ảnh hưởng nhất định đến Mác và Ăng-ghen.
+ Khoa kinh tế - Chính trị cổ điển Anh cũng có tác động mạnh đến tư tưởng của Mác và Ăng-ghen.
+ Cùng với sự phát triển của phong trào công nhân, học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời, do mác, Ăng-ghen sáng lập.
- Cơ sở hình thành chủ nghĩa xã hội khoa học:
+ Thành tựu khoa học xã hội và khoa hoc tự nhiên của loài người.
+ Nổi bật nhất là định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng, học thuyết về tế bào. định luật tiên hoá của các giống loài, các trào lưu triết học cổ điển Đức. học thuyết kinh tế - chính trị ở Anh và lí luận về chủ nghĩa xã hội ở Pháp.

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Hãy khoanh tròn một chữ in hoa đứng trước câu trả lời đúng.
1. Trong bối cảnh lịch sử từ giữa thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII được gọi là
A. Buổi đầu thời cận đại.
B. Kết thúc thời cận đại.
C. Trung kì thời cận đại.
D. Buổi đầu thời hiện đại.

2. Ai là đại biểu xuất sắc nhất của nền bi kịch cổ đại ở Pháp thế kỉ XVII?
A. Lơ Xít.
B. Pi-e Coóc- nây.
C. La Phông tên.
D. Mô-li-e.

3. Nhà thơ nổi tiếng ở Pháp thế kỉ XVII là ai?
A. Mô-li-e.
B. Pu-skin.
C. Ban-dắc.
D. La phông tên.
4. Trong sự phát triển chung của văn hoá châu Âu thời cận đại đã xuất hiện một thiên tài Bét-tô-ven Ông là ai?
A. Nhà văn học vĩ đại người Áo.
B. Nhà bi kịch nổi tiếng người Pháp.
C. Nhà soạn nhạc thiên tài người Đức.
D. Nhà hoạ sì nổi tiếng người Ba Lan.

5. Những ai được xem như “những người đi trước dọn đường cho Cách mạng Pháp 1789 thắng lợi”.
A. Mông-téc-ki-ơ, Rút-xô.
B. Mông-téc-ki-ơ, Rút-xô, Vôn-te.
C. Mông-téc-ki-ơ, Rút-xô, Vôn-te, Mê-li-ê.
D. Các nhà Triết học Ánh sáng thế kỉ XVII-XVIII.

6. Từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX là thời kì đánh dấu:
A. Sự khủng hoảng của chế độ phong kiến.
B. Sự thắng lợi hoàn toàn cùa chủ nghĩa tư bản đối với chế độ phong kiến trên phạm vi toàn thế giới.
C. Sự phát triển của chủ nghĩa thực dân phương Tây.
D. Tất cả đều đúng.

7. Hai tác phẩm nổi tiếng như “Nhà thờ Đức Bà Pa-ri” và “Những người khốn khổ” của tác giả nào?
A. Ban-dắc.
B. Vích-to Huy-gô.
C. Lép Tôn-xtôi.
D. Mác-xim Goóc-ki.

8. Hành động cụ thể thể hiện chủ nghĩa nhân đạo của Vích-tô Huy-gô là
A. Cứu vớt con người bằng lòng tin.
B. Kêu gọi người giàu giúp đỡ người nghèo.
C. Dùng tình thương để cải tạo xã hội.
D. Câu B và C đúng.

9. Ai là người được Lê-nin đánh giá là “tấm gương phản chiếu cách mạng Nga”?
A. Gô-gôn
B. Lép Tôn-xtôi.
C. Mác-xim Goóc-ki.
D. Vích-to Huy-gô.

10. Tác phẩm nào của Gô-gôn đã phản ánh đầy đủ, chân xác tình hình nước Nga phong kiến?
A. Chiến tranh và Hoà bình.
B. Những người khốn khổ.
C. Những linh hồn chết.
D. Nhật kí người điên.

11. Tác phẩm nổi tiếng AQ chính truyện của nhà văn nào?
A. Hô-xê Mác-ti.
B. Lỗ Tấn.
C. Hô-xê Ri-dan.
D. Lép Tôn-xtôi.

12. Hê-ghen là một nhà triết học nổi tiếng của Đức, ông theo quan điểm nào dưới đây:
A. Duy vật biện chứng.
B. Duy tâm chủ quan.
C. Duy tâm khách quan.
D. Duy vật chủ quan.

13. Quan điểm triết học của Phoi-ơ-bách là
A. Duy vật biện chứng.
B. Duy tâm chủ quan.
C. Duy tâm khách quan.
D. Duy vật siêu hình.

14. Các đại biểu nổi tiếng của khoa kinh tế - chính trị ở Anh là
A. Hê-ghen và Phoi-ơ-bách.
B. Ađam Xmít và Ri-các-đô.
C. Xanh-xi-mông và Phu-ri-ê.
D. Ađm Xmít và Phu-ri-ê.

15. Học thuyết của chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời, do ai sáng lập
A. Các Mac và Ăng-ghen.
B. Các Mác và Lê-nin.
C. Lê-nin và Xta-lin.
D. Hê-ghen và Phoi-ơ-bách.

16. Các tác giả kinh điển của chủ nghĩa xã hội khoa học xây dựng học thuyết của mình trên quan điểm lập trường của:
A. Giai cấp công nhân.
B. Giai cấp tư sản.
C. Giai cấp nông dân.
D. Tầng lớp tiểu tư sản.

ĐÁP ÁN
1 2 3 4 5
B B D C D
6 7 8 9 10
B B D B C
11 12 13 14 15
B C D B A
16  
A  

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây