Kiến thức và câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 11, Bài 30: Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ (1918-1939)

Thứ sáu - 20/03/2020 11:10
Kiến thức và câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 11, Bài 30: Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ (1918-1939)
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
I. PHONG TRÀO CÁCH MẠNG Ở TRUNG QUỐC (1919-1939)
1. Phong trào Ngũ tứ và sự thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc
- Phong trào Ngũ tứ bùng nổ ngày 4-5-1919 nhằm phản đối âm mưu xâu xé Trung Quốc của các nước đế quốc.
- Phong trào Ngũ tứ đã mở đầu cao trào cách mạng chống đế quốc và chống phong kiến ở Trung Quốc.
- Lần đầu tiên giai cấp công nhân Trung Quốc xuất hiện trên vũ đài chính trị như một lực lượng cách mạng độc lập. Phong trào Ngũ tứ đánh dấu bước chuyển của cách mạng Trung Quốc từ cách mạng dân chủ cũ sang cách mạng dân chủ mới.
- Từ sau phong trào Ngũ tứ, việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lê-nin vào Trung Quốc phát triển nhanh chóng, sâu rộng. Tháng 7-1921, Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập, đánh dấu bước ngoặt quan trọng của cách mạng Trung Quốc. Từ đây, giai cấp vô sản Trung Quốc đã có chính đảng của mình để từng bước nắm ngọn cờ lãnh đạo cách mạng.

2. Chiến tranh Bắc phạt (1926-1927) và Nội chiến Quốc-Cộng (1927-1937)
- Chiến tranh Bắc phạt:
+ Trong những năm 1926-1927, Đảng Cộng sản hợp tác với Quốc dân đảng đã tiến hành cuộc chiến tranh cách mạng nhằm đánh đổ các tập đoàn quân phiệt Bắc Dương, đang chia nhau thống trị các vùng khác nhau ở miền Bắc Trung Quốc (trong lịch sử thường gọi là Chiến tranh Bắc phạt).
+ Quân cách mạng đã giải phóng vùng đất rộng lớn, chiếm các thành phố Nam Kinh, Thượng Hải. Sau đó, Tưởng Giới Thạch tiến hành cuộc chính biến ở Thượng Hải, rồi thành lập chính phủ tại Nam Kinh. Đến tháng 7-1927, chính quyền rơi vào tay Tưởng Giới Thạch. Cuộc chiến tranh Bắc phại thất bại.

-Cuộc Nội chiến Quốc - Cộng:
+ Sau chiến tranh Bắc phạt, quần chúng cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tiến hành cuộc chiến đấu chống Chính phủ Quốc dân đảng, được gọi là Nội chiến Quốc-Cộng, diễn ra trong những năm 1927-1937.
+ Quân đội Tưởng Giới Thạch đã tổ chức bốn lần vây quét lớn nhằm tiêu diệt căn cứ địa cách mạng của Đảng Cộng sản, nhưng đều bị thất bại.
+ Để bảo toàn lực lượng, tháng 10-1934 Hồng quân công nông phải tiến hành cuộc phá vây, rút khỏi căn cứ địa cách mạng, tiến lên phía bắc, trong lịch sử gọi là cuộc vạn lí trường chinh. Trên đường trường chinh, tại Hội nghị Tuấn Nghĩa (tháng 1-1935), Mao Trạch Đông trở thành người lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc.
+ Tháng 7-1937, Nhật xâm lược Trung Quốc, Đảng Cộng sản đề nghị Quốc dân đảng đình chỉ nội chiến để chống Nhật.

II. PHONG TRÀO ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở ẤN ĐỘ (1918-1939)
1. Phong trào độc lập trong những năm 1918-1929
- Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, chính quyền thực dân tăng cường bóc lột thuộc địa, ban hành những đạo luật phản động nhằm củng cố bộ máy thống trị của mình, đã làm cho những mâu thuẫn xã hội ngày càng căng thẳng. Một làn sóng đấu tranh chống thực dân Anh dâng cao khắp Ấn Độ trong những năm 1918-1922.

- Phong trào đấu tranh diễn ra dưới nhiều hình thức phong phú, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nông dân, công nhân và thị dân tham gia. Giữ vai trò lãnh đạo phong trào là Đảng Quốc đại, đứng đầu là M.Găng-đi. Ông kêu gọi đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân bằng các biện pháp hòa bình. Phong trào bất bạo động, bất hợp tác do M.Găng-đi và Đảng Quốc đại lãnh dạo, được các tầng lớp nhân dân Ấn Độ hưởng ứng.
- Tháng 12-1925, Đảng Cộng sản Ấn Độ được thành lập, góp phần thúc đẩy phong trào đấu tranh chống thực dân Anh diễn ra mạnh mẽ.

2. Phong trào độc lập dân tộc trong những năm 1929-1939
- Những hậu quả nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929- 1933) đã làm bùng lên làn sóng đấu trang mới của nhân dân Ấn Độ. Phong trào kéo dài trong suốt những năm 30 thông qua các chiến dịch bất hợp tác với thực dân Anh, do M.Găng-đi và Đảng Quốc đại khởi xướng.
- Tháng 9-1939, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Chính quyền Anh tuyên chiến ở châu Âu và tuyên bố Ấn Độ là một bên tham chiến. Phong trào cách mạng ở Ấn Độ chuyển sang một thời kì mới.

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Hãy khoanh tròn một chữ in hoa dứng trước câu trà lời đúng.
1. Do ảnh hưởng của sự kiện lịch sử nào đã dẫn đến sự bùng nổ phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc năm 1919?
A. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga.
B. Chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc.
C. Thắng lợi của cách mạng Ấn Độ trong việc chống thực dân Anh.
D. Câu A và B đều đúng.

2. Lực lượng chính tham gia vào phong trào Ngũ tứ ngay từ ngày đầu bùng nổ là:
A. Công nhân, nông dân, tiêu tư sản.
B. Sinh viên yêu nước từ Bắc Kinh,
C. Tư sản dân tộc và nông dân.
D. Tất cả các tầng lớp nhân dân.

3, Phong trào Ngũ tứ mở đầu cho cao trào cách mạng ở Trung Quốc chống các thế lực nào?
A. Đế quốc và phong kiến.
B. Đế quốc và tư sản mại bản.
C. Tư sản và phong kiến.
D. Tất cả các thế lực trên.

4 Phong trào Ngũ tứ đã đánh dấu bước chuyển của cách mạng Trung Quốc từ:
A. Cách mạng tư sản sang cách mạng vô sản.
B. Từ cách mạng dân chu sang cách mạng dân tộc.
C. Từ cách mạng dân chủ cũ sang cách mạng dân chủ mới.
D Từ cách mạng tư sản cũ sang cách mạng tư sản mới.

5. Tác dụng lớn nhất của phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc là gì?
A Tạo điều kiện cho chủ nghĩa Mác - Lê-nin được truyền bá vào Trung Quốc.
B Tạo điều kiện cho tư tưởng Cách mạng tháng Mười Nga thấm sâu vào Trung Quốc.
C. Thúc đẩy phong trào công nhân phát triển ở Trung Quốc.
D. Dẫn đến sự thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc vào năm 1921.

6. Sau phong trào Ngũ tứ, giai cấp nào nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Trung Quốc?
A. Giai cấp tư sản.
B. Giai cấp vô sản.
C. Giai cấp nông dân.
D. Tầng lớp trí thức tiếu tư sản.

7. Từ năm 1926 - 1927, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc chiến tranh cách mạng nhằm:
A. Đánh đổ các tập đoàn phản động ở Bắc Kinh.
B. Đánh đổ các tập đoàn quân phiệt ở Nam Kinh.
C. Đánh đổ tập đoàn Quốc dân đảng ở Đài Loan.
D. Đánh đổ các tập đoàn quân phiệt Bắc Dương.

8. Sau chiến tranh Bắc phạt, Trung Quốc bước vào thời kì nội chiến kéo dài trong khoảng thời gian nào?
A. Từ năm 1926 đến năm 1936.
B. Từ năm 1926 đến năm 1937.
C. Từ năm 1927 đến năm 1937.
D. Từ năm 1921 đến năm 1931.

9. Vì sao Đảng Cộng sản Trung Quốc và tập đoàn Quốc dân Đảng của Tưởng Giới Thạch đình chỉ nội chiến vào năm 1937?
A. Cuộc nội chiến đã gây ra nhiều tổn thất cho dân tộc và đất nước Trung Quốc.
B. Trung Quốc đang đứng trước nguy cơ bị xâm lược của các nước đế quốc
C. Trung Quốc còn phải đối phó với mặt trận ở phía Bắc trước sự nổi loạn của các thế lực phản động.
D. Trung Quốc đứng trước nguy cơ xâm lược của Nhật.

10. Thực dân Anh đã trút toàn bộ gánh nặng chi phí chiến tranh cho các nước thuộc địa, nhất là Ấn Độ trong thời điểm nào?
A. Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất.
B. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.
C. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
D. Trong cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933.

11. Ở Ấn Độ, làn sóng đấu tranh chống thực dân Anh dâng cao trong khoảng thời gian nào?
A. Những năm 1919 - 1923.
B. Những năm 1918 - 1939.
C. Những năm 1918 - 1933.
D. Những năm 1918 - 1922.

12. Cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Pen-giáp (Ấn Độ) năm 1918 đã thu hút các thành phần nào tham gia?
A. Công nhân, nông dân, tiếu tư sản, tư sản.
B. Nông dân, thị dân và đặc biệt là công nhân.
C. Tư sản, quý tộc mới và công nhân.
D. Công nhân, nông dân, tư sản dân tộc.

13. Tháng 12/1925 diễn ra sự kiện lịch sử gì tiêu biểu nhất có tác dụng quyết định đến phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Ấn Độ?
A. Đảng Quốc đại được thành lập.
B. Đảng Bảo thủ ra dời.
C. Đảng Cộng sản thành lập.
D. Đảng Cộng hòa ra đời

14. Suốt thập niên 30 của thế kỉ XX, phong trào đấu tranh chống thực dân Anh ở Ấn Độ diễn ra dưới hình thức nào?
A. Bất hợp tác với thực dân Anh.
B. Bạo động chống thực dân Anh.
C. Bất bạo động.
D. Thương lượng với thực dân Anh để thực dân Anh trao trả độc lập cho Ấn Độ.

ĐÁP ÁN
1 2 3 4 5
D B A C D
6 7 8 9 10
B D C D B
11 12 13 14  
D B C A  

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây