Kiến thức và câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 11, Bài 33: Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (phần từ năm 1917 đến năm 1945)

Thứ hai - 23/03/2020 10:54
Kiến thức và câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 11, Bài 33: Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (phần từ năm 1917 đến năm 1945)
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
I. NHỮNG SỰ KIỆN CƠ BẢN CỦA LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI (1917-1945)
- Trong vòng gần 30 năm (1917-1945), hàng loạt sự kiện lịch sử đã diễn ra trên toàn thế giới. Trong số đó, có những sự kiện tác động, ảnh hưởng to lớn đến lịch sử thế giới. Chúng ta cùng nhau chọn lọc các sự kiện lịch sử cơ bản theo bảng thông kê dưới đây:

NƯỚC NGA - LIÊN XÔ
Niên đại Sự kiện Diễn biến chính Kết quả, ý nghĩa
2-1917
 
Nước Nga-Liên Xô: Cách mạng dân chủ tư sản Nga - Tổng bãi công chính trị ở Pê-tơ-rô- grát.
- Khởi nghĩa vũ trang
- Nga hoàng thoái vị
- Lật đổ chế độ Nga hoàng
- Hai chính quyền song song tồn tại
- Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới
10 -1917 Cách mạng xã hội chủ nghĩa thắng Mười thắng lợi Khởi nghĩa vũ trang ở Pê-tơ-rô-grát, tấn công Cung điện Mùa Đông Thành lập chính quyền Xô viết Nga. Tác dụng to lớn đến phong trào cách mạng thế giới.
1918-1921 Cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ chính quyền Xô viết. Xây dựng nhà nước mới, đập tan bộ máy nhà nước cũ, đánh thắng thù trong, giặc ngoài. Bảo vệ thành quả Cách mạng tháng Mười Nga, giữ chính quyền Xô viết, đập tan âm mưu chống phá cách mạng.
1921-1941 Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội. Công nghiệp hoá XHCN, tập thể hoá nông nghiệp, thực hiện hai kế hoạch 5 năm. Từ nước nông nghiệp lạc hậu trở thành cường quốc công nghiệp. Đạt được những thành tựu to lớn.


CÁC NƯỚC TƯ BẢN CHỦ NGHĨA
Niên đại Sự kiện Diễn biến chính Kết quả, ý nghĩa
1918-1923 Cao trào cách mạng ở châu Âu. Khủng hoảng kinh tế chính trị ở phần lớn các nước tư bản. Cao trào cách mạng bùng nổ, lan rộng lên cao ở Đức, Hung, Pháp...Tiêu biểu là cách mạng dân chủ tư sản 11-1918 ở Đức. Các Đảng Cộng sản và Quốc tế Cộng sản thành lập và lãnh đạo phong trào.
 
1924-1929 Thời kì ổn định và tăng trưởng của CNTB Sản xuất tăng trưởng nhanh. Phong trào công nhân tạm thời lắng xuống. Kinh tế phát triển tình hình chính trị ổn định.
 
1929-1933 Khủng hoảng
kinh tế trong thé giới TBCN.
Kinh tế suy sụp, công nghiệp đình đốn, tài chính hỗn loạn. Thất nghiệp tăng cao, mặt ổn định chính trị, mâu thuẫn xã hội gay gắt Khủng hoảng chính trị.
1933-1939 Các nước tư bản tìm cách thoát khỏi khủng
hoảng.
- Cải cách kinh tế, xã hội, tiêu biểu là chính sách mới của Mĩ.
- Phát xít hoá gây chiến tranh xâm lược ( Đức, l-ta-li-a, Nhật)
Vượt qua khủng hoảng, kinh tế phục hồi và tiếp tục phát triển.
Nguy cơ chiến tranh, xuất hiện ba lò lửa chiến tranh thế giới.


CÁC NƯỚC CHÂU Á
Niên đại Sự kiện Diễn biến chính Kết quả, ý nghĩa
Thập niên
20
Phong trào giải phóng dân tộc lên cao sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. - Phong trào dân tộc tư sàn có bước tiến mới về tổ chức, phạm vi.
- Xuất hiện xu hướng vô sản.
Giai cấp tư sản nắm lấy quyền lãnh đạo phong trào cách mạng một số nước.
Các Đảng Cộng sản thành lập.
Thập niên
30
Phong trào Mặt trận nhân dân chống phát xít, chống chiến
tranh.
Thành lập Mặt trận dân tộc chống phát xít.
Hợp tác giữa các Đảng Cộng sản và các đảng phái khác.
Tập hợp đông đảo các lực lượng cách mạng.
Các Đảng Cộng sản trưởng thành.
1939-1945 Chiến tranh thế giới thứ hai. Diễn ra khắp các mặt trận Tây Âu, Xô- Đức, Bắc Phi, châu Á - Thái
Bình Dương, 72 nước trong tình trạng chiến tranh.
Chủ nghĩa phát xít thất bại. Đồng minh thắng lợi.
Làm thay đổi căn bản cục diện thế giới.



II. NHỮNG NỘI DƯNG CHÍNH CỦA LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI (1917-1945)
1. Những tiến bộ về khoa học-kỉ thuật đã thúc đẩy kinh tế thế giới phát triển với một tốc độ cao. Sự tăng trưởng của kinh tế thế giới đã làm thay đổi đời sống chính trị-xã hội, văn hóa của các quốc gia, dân tộc và thế giới nói chung.
2. Chủ nghĩa xã hội được xác lập ở một số nước đầu tiên trên thế giới, nằm giữa vòng vây của chủ nghĩa tư bản. Tiêu biểu là Liên Xô.
3. Phong trào cách mạng thế giới bước sang một thời kì phát triển mới từ sau thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và sự kết thúc cuộc Chiến tranh thê giới thứ nhất.
4. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) là cuệc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử nhân loại.

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Hãy khoanh tròn một chữ in hoa đứng trước câu trả lời đúng.
1. Cuộc tổng bãi công chính trị ở Pê-tơ-rô-grát gắn liền với cuộc cách mạng nào ở Nga ?
A. Cuộc cải cách nông nô.
B. Cuộc cách mạng tháng Hai.
C. Cuộc cách mạng tháng Mười.
D. Cuộc chiến đấu chống phát xít Đức.

2. Cách mạng thảng Mười Nga năm 1917 là cuộc cách mạng:
A. Dân chủ tư sản.
B. Dân chủ tư sản kiểu mới.
C. Cách mạng xã hội chủ nghĩa.
D. Cách mạng giải phóng dân tộc.

3. Tác dụng to lớn nhất của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đối với cách mạng thế giới là gì?
A. Nó mở đường, dẫn lối cho phong trào cách mạng thế giới phát triển.
B. Nó tăng thêm sức mạnh cho hệ thống xã hội chủ nghĩa.
C. Nó góp phần đánh bại chủ nghĩa thực dân xâm lược.
D. Nó tạo điều kiện cho các nước đứng lên giành độc lập dân tộc.
4. Cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ chinh quyền Xô viết ở Nga diễn ra trong thời gian nào?
A. Từ năm 1917 đến năm 1918.
B. Từ năm 1919 đến năm 1920.
C. Từ năm 1918 đến năm 1921.
D. Từ năm 1921 đến năm 1941.

5. Từ năm 1921 đến năm 1941, Liên Xô bước vào thời kì:
A. Xây dựng và bảo vệ chính quyền Xô viết.
B. Xây dựng chủ nghĩa xã hội.
C. Xây dựng hệ thống chính trị - nhà nước mới.
D. Đâu tranh chống phát xít Đức xâm lược.

6. Cuộc cách mạng nào được đánh giá là sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất trong cao trào cách mạng ở cháu Âu những năm 1918 - 1923?
A. Cách mạng ở Hung-ga-ri (3 - 1919).
B. Cách mạng ở Tiệp Khắc (5 - 1919).
C. Cách mạng dân chủ tư sản Đức (11 - 1918).
D. Cách mạng dân chủ tư sản ở Pháp (6 – 1919)

7. Tổ chức quốc tế nào ra đời trong khoảng thời gian 1918 - 1923, khi mà cao trào cách mạng ở cháu Âu bùng nổ?
A. Quốc tế thứ nhất.
B. Quốc tế thứ hai.
C. Liên hiệp -quốc.
D. Quốc tế thứ ba (Quốc tế cộng sản).

8. Phong trào công nhân thế giới tạm thời lắng xuống trong khoảng thời gian nào?
A. 1924 - 1929.
B. 1925 - 1927.
C. 1929 - 1933.
D. 1923 - 1924.

9. Đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa tư bản trong những năm 1924 - 1929 là:
A. Khủng hoảng kinh tế kéo theo khủng hoảng chính trị.
B. Kinh tế phát triển, chính trị ổn định.
C. Kinh tế chậm phát triển, chính trị - xã hội hỗn loạn.
D. Khủng hoảng lũnh tế làm cho mâu thuẫn xã hội gay gắt.

10. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 bùng nổ đầu tiên ở nước nào, sau đó lan rộng trong thế giới tư bản chủ nghĩa?
A. Nước Anh.
B. Nước Pháp.
C. Nước Đức.
D. Nước Mĩ.

11. Phong trào Mặt trận nhân dân chống phát xít, chống chiến tranh diễn ra trong khoảng thời gian nào?
A. Những năm 1929 - 1933.
B. Những năm 1933 - 1935.
C. Những năm 1936 - 1939.
D. Những năm 1939 - 1945.

12. Ba lò lửa dẫn đến Chiến tranh thể giới thứ hai xuất hiện ở các nước nào?
A. Anh, Pháp, Mĩ.
B. Anh, Pháp, Đức.
C. Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản.
D. Đức, Áo - Hung, I-ta-li-a.

13. Nước nào ở châu Á diễn ra phong trào Ngũ tứ vào ngày 04 - 5 - 1919?
A. Ấn Độ.
B. Trung Quốc.
C. Nhật Bản.
D. Việt Nam.

14. Trong những năm 1918 - 1939, nước nào ở châu Ả trở thành thuộc địa lớn nhất của thực dán Anh?
A. Trung Quốc.
B. In-đô-nê-xi-a.
C. Thái Lan.
D. Ấn Độ.

15. Mặt trận nào diễn ra đầu tiên trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Mặt trận Xô - Đức.
B. Mặt trận Tây Âu.
C. Mặt trận châu Á - Thái Bình Dương.
D. Mặt trận Bắc Phi.

16. Số liệu nào dưới đây dúng nhất trong Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Chiến tranh thế giới thứ hai đã làm cho khoảng 60 triệu người bị chết, 90 triệu người bị tàn phế.
B. Chiến tranh thế giới thứ hai đã làm cho khoảng 20 triệu người bị chết, 70 nghìn làng mạc bị phá hủy.
C. Chiến tranh thế giới thứ hai đã lan tỏa ra 198 nướC.
D. Chiến tranh thế giới thứ hai đã làm cho khoảng 90 triệu người chết, 60 triệu người bị tàn phế.

17. Hãy nối các sự kiện với niên đại về nước Nga và Liên Xô trong những năm 1917 - 1941 sau đây:
Niên đại Sự kiện
1) Tháng 2 -1917
2) Thống 10 - 1917
3) 1918 - 1921
4) 1921 - 1941
A. Thành lập chính quyền Xô viết, Nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới.
B. Lật đổ chế độ Nga hoàng.
C. Từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành cường quốc công nghiệp XHCN.
D. Bảo vệ thành quả Cách mạng tháng Mười, giữ vững chính quyền Xô viết.
E. Tổng bâi công diễn ra ở Pê-tơ-rô-grát.
F. Xây dựng hệ thống chính trị - Nhà nước mới.
G. Cuộc khởi nghĩa vũ trung ở Pê-tơ-rô-grát tấn cóng cung điện Mùa Đông.
H. Thực hiện hai kế hoạch 5 năm lần thứ nhất và lần thứ hai.

18. Ghi thời gian thành lập Đảng Cộng sản ở các nước vào chỗ trống sau đây:
Thời gian Đảng Cộng sản thành lập
A………………
B……………...
C……………...
D……………...
E……………...
F……………...
1) Đảng Cộng sản Trung Quốc.
2) Đảng Cộng sản Ấn Độ.
3) Đảng Cộng sản Nhật r ản.
4) Đảng Cộng sản Mĩ.   
5) Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a.
6) Đảng Cộng sản Pháp.

 

   
19 Hãy ghi các sự kiện chính về chủ nghĩa tư bản trong các thời kì sau đây:
Thời kì Sự kiện
1) 1918 - 1923   
2) 1924 - 1929    
3) 1929 - 1933  
4) 1933 - 1939  
A………………………………………………
B………………………………………………
C………………………………………………
D………………………………………………

     
 ĐÁP ÁN
1 2 3 4 5
B C A C B
6 7 8 9 10
C D A B D
11 12 13 14 15
C C B D B
16  
A  

Câu 17: 1: B, E ; 2:A,G; 3:D, F; 4: C, H
Câu 18. A. Tháng 7 - 19 21
B. Tháng 1 2-19 25
C. Tháng 7 - 1922
 D. Tháng 5 - 1921
E. Tháng 5 - 1920
F. Tháng 12 – 1920

Câu 19. A. Phần lớn các nước tư bản chủ nghĩa khủng hoảng kinh tế, chính trị.
B. Thời kì ổn định và tăng trưởng của chủ nghĩa tư bản.
C. Khủng hoảng kinh tế trong thế giới tư bản chủ nghĩa.
D. Các nước tư bản thoát khỏi khủng hoảng.

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây