Kiến thức và câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 11, Bài 34: Việt Nam trước nguy cơ bị Pháp xâm lược

Thứ hai - 23/03/2020 10:57
Kiến thức và câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 11, Bài 34: Việt Nam trước nguy cơ bị Pháp xâm lược
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Tình hình kinh tế xã hội Việt Nam giữa thế kỉ XIX
- Trước khi thực dân Pháp xâm lược, Việt Nam là nước độc lập, kinh tế có những bước phát triển, nhưng đã bộc lộ những suy yếu.
- Thời nhà Nguyễn, kinh tế công, nông, thương nghiệp sa sút. Nhà Nguyễn thực hiện đường lối đối ngoại thiển cận khiến cho Việt Nam bị cô lập.
- Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra.
- Khả năng phòng thủ đất nước giảm sút, quốc phòng yếu kém đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc chống lại sự xâm lược của tư bản phương Tây.

2. Việt Nam trong bối cảnh các nước phương Đông bị xâm lược (giữa thế kỉ XIX)
- Từ thế kỉ XVI, tư bản phương Tây đã ráo riết chạy đua sang phương Đông. Đến giữa thế kỉ XIX, một số nước châu Á và Đông Nam Á đã bị biến thành thuộc địa.
- Tư bản Pháp đã bám sâu vào Việt Nam. Giữa thế kỉ XVIII, Pháp bị mất thuộc địa ở Ca-na-đa, Ấn Độ... nên càng muốn có thuộc địa ở Viễn Đông, trước hết là Việt Nam.

3. Thực dân Pháp tìm cớ can thiệp vào Việt Nam
- Từ thế kỉ XVII, XVIII và đầu thế kỉ XIX, nhiều thương nhàn pháp đến buôn bán tại Việt Nam. Các giáo sĩ Pháp gây cơ sở trong Nam và ngoài Bắc.
- Giữa thế kỉ XIX, Pháp tiến đánh Việt Nam bằng vũ lực.
+ Tháng 9-1956, Pháp cho tàu chiến đến Đà Nẵng đưa quốc thư cho triều đình Huế.
+ Tháng 1-1857, tàu Pháp tới Việt Nam xin truyền đạo.
+ Ngày 31-8-1858, liên quân Pháp, Tây Ban Nha kéo tới của biển Đà Nẵng, chuẩn bị nổ súng xâm lược Việt Nam.

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
 Hãy khoanh tròn một chữ in hoa đứng trước câu trả lời đúng.
1. Cuối thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI, trên thế giới diễn ra sự kiện gì báo hiệu “buổi bình minh của thời đại tư bản chủ nghĩa”?
A. Những cuộc phát kiến địa lí.
B. Những cuộc thám hiểm vòng quanh thế giới.
C. Những cuộc chiến tranh xâm lược ra các nước.
D. Những phát minh lớn về khoa học - kĩ thuật.

2. Trong cuộc chạy đua sang phương Đông, tư bản Pháp đã lợi dụng đạo nào như là một công cụ xâm lược?
A. Đạo Phật.
B. Đạo Thiên Chúa giáo,
C. Đạo Cao đài.
D. Đạo Hòa hảo.

3. Cuối thế kỉ XVIII, khi phong trào nào nổ ra, giảm mục Bá Đa Lộc chớp cơ hội nào cho tư bản Phảp can thiệp vào Việt Nam?
A. Phong trào cần Vương.
B. Phong trào nông dân Yên Thế.
C. Phong trào chống thuế ở Trung Kì.
D. Phong trào nông dân Tây Sơn.

4. Đến giữa thế kỉ XIX, Pháp ráo riết tìm cách xâm chiếm Việt Nam để tranh giành ảnh hưởng với nước nào ở khu vực châu Á?
A. Nước Bồ Đào Nha.
B. Nước Tây Ban Nha.
C. Nước Anh.
D. Nước Nhật.

5. Năm 1857, Na-pô-lê-ông III lập ra Hội đồng gì để bàn cách can thiệp vào nước ta?
A. Hội đồng Quản hạt.
B. Hội đồng bản xứ.
C. Hồi đồng Nam Kì.
D. Hội đồng Bắc Kì.

6. Để mở đầu cho cuộc chiến tranh xâm luợc nước ta, thực dân Pháp đánh vào đâu?
A. Đà Nẵng.
B. Huế.
C. Sài Gòn - Gia Định.
D. Hà Nội.

7. Thực dân Pháp chính thức đổ bộ xâm lược nước ta vào thời gian nào?
A. Ngày 9 tháng 1 năm 1858.  
B. Ngày 1 tháng 9 năm 1858.
C. Ngày 30 tháng 9 năm 1858.
D. Ngày 1 tháng 9 năm 1885.

8. Tháng 2 - 1859, Pháp quyết định đem phần lớn lực lượng đánh ở đâu?
A. Đánh vào Gia Định.
B. Đánh vào sơn Trà (Đà Nẵng).
C. Đánh vào Nha Trang.
D. Đánh ra Kinh thành Huế.

9. Ngày 17-2-1859, diễn ra sự kiện lịch sử gì ở Việt Nam?
A. Pháp nổ súng đánh vào Kinh thành Huế.
B. Pháp nổ súng đánh thành Gia Định.
C. Pháp nổ súng đánh vào Sơn Trà (Đà Nẵng).
D Pháp nổ súng đánh vào Nha Trang. 

10. Ngày 24-2-1861, diễn ra sự kiện lịch sử gì ở Nam Bộ?
A. Quân Pháp đánh chiếm Định Tường.
B. Quân Pháp đánh chiếm Biên Hòa.
C. Quân Pháp đánh chiếm Vĩnh Long.
D. Quân Pháp nổ súng tấn công Đại đồn Chí Hòa.

11. Trung tâm hệ thống chiến lũy Chí Hòa do ai trấn giữ?
A. Trương Định.
B. Nguyễn Tri P hương.
C. Phan Thanh Giản.
D. Nguyễn Trười g Tộ.

12. Hiệp ước Nhâm Tuất giữa ta và Pháp được ký kết vào thời gian nào? Gồm bao nhiêu điều khoản?
A. Ngày 5 - 6 - 1862. Hiệp ước gồm 12 điều khoản.
B. Ngày 6 - 5 - 1863. Hiệp ước gồm 14 điều khoản.
C. Ngày 6 - 5 - 1864. Hiệp ước gồm 16 điều khoản.
D. Ngày 6 - 5 - 1865. Hiệp ước gốm 21 điều khoản.

13. Theo Hiệp ước Nhâm Tuất, nhà Nguyễn thừa nhận cho Pháp chiếm các tỉnh nào?
A. Chiếm ba tỉnh Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên.
B. Chiếm ba tỉnh Gia Định, Định Tường, Biên Hòa.
C. Chiếm ba tỉnh Đồng Nai, Biên Hòa, Gia Định.
D. Vĩnh Long, Đồng Nai, Biên Hòa.

14. Ngày 20-6-1867, quân Pháp kéo đến trước thành Vĩnh Long, ép ai phải nộp thành không điều kiện?
A. Nguyễn Tri Phương.
B. Nguyễn Trường Tộ.
C. Phan Thanh Giản.
D. Trương Định.

15. Từ ngày 20 đến 24 - 6 - 1867, thực dân Pháp đã chiếm thêm ba tỉnh nào ở Nam Kì?
A. Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên.
B. Vĩnh Long, Đồng Nai, Biên Hòa.
C. An Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng.
D. Tiền Giang, Long An, Hà Tiên,

16. Đội tàu chiến của Đại úy hải quân Gác-ni-ê ra tới Hà Nội vào thời gian nào?
A. Ngày 5-6-1973
B. Ngày 5-10-1973
C. Ngày 5-11-1973
D. Ngày 5-8-1973

17. Sáng 19 - 11- 1873, Gác-ni-ê gửi tối hậu thư cho Nguyễn Tri Phương lúc đó đang là Tổng đốc Hà Nội nêu ra yêu cầu gì?
A. Yêu cầu nộp ngay thành Hà Nội cho chúng.
B. Yêu cầu phải giải tán quân đội, nộp vũ khí và cho Pháp được đóng quân trong nội thành.
C. Yêu cầu giải tán lực lượng vũ trang và giao quyền kiểm soát Hà Nội cho chúng.
D. Yêu cầu cung cấp lương thực cho quân đội Pháp ở Hà Nội.

18. Ngày 12 - 12 - 1873 diễn ra sự kiện gì ở Bắc Kì - Việt Nam?
A. Quân Pháp đánh chiếm Hà Nội.
B. Quân Pháp đánh chiếm Hưng Yên.
C. Quân Pháp đánh chiếm Hải Dương.
D. Quân Pháp đánh chiếm Nam Định.

19. Tại trận cầu Giấy (Hà Nội) đã gây cho Pháp tổn thất nặng nề nhất là gì?
A. Quân Pháp bị bao vây, uy hiếp.
B. Gác-ni-ê bị chết tại trận.
C. Quân Pháp phải bỏ thành Hà Nội về trấn giữ ở Nam Định.
D. Quân Pháp phải rút quân khỏi miền Bắc.

20. Theo Hòa ước ngày 15-3-1874 tại Sài Gòn, triều đình Huế tiếp tục nhân nhượng cho Pháp những quyền lợi gì đau đớn nhất?
A. Triều đình Huế đã nhượng hẳn sáu tỉnh Nam Kì cho Pháp.
B. Nền ngoại giao của nước Việt Nam “chiếu theo” đường lối ngoại giao của chính phủ Pháp.
C. Pháp được tự do buôn bán, được đóng quân tại những vị trí then chốt ở Bắc Kì.
D. Pháp được sử dụng toàn bộ các tỉnh Bắc Kì phục vụ cho mục đích chiến trinh.

21. Ngày 31 - 8 - 1874, Pháp yêu cầu triều đình Huế kí thêm hiệp ước trên lĩnh vực thương mại tiếp tục nhân nhượng cho Pháp quyền lợi gì nữa?
A. Bảo đảm đặc quyền, đặc lợi của người Pháp trên toàn bộ đất nước Việt Nam.
B. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để tàu buôn Pháp vào Việt Nam.
C. Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho thương nhân Pháp được tự do buôn bán ở Việt Nam.
D. Tạo điều kiện cho thương nhân Pháp mở các cảng ở Việt Nam.

22. Lấy cớ gì Pháp dưa quân đánh ra Hà Nội lần thứ hai?
A. Nước Pháp bắt đầu bước vào giai đoạn đế quốc chủ nghĩa nên phải có thuộc địa.
B. Triều đình nhà Nguyễn ngang nhiên chống lại Pháp.
C. Pháp có đặc quyền, đặc lợi ở Việt Nam.
D. Triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874.

23. Khi Pháp kéo quân ra Hà Nội lần thứ hai, ai là người trấn thủ thành Hà Nội?
A. Nguyễn Tri Phương.
B. Hoàng Diệu.
C. Phan Thanh Giản.
D. Tôn Thất Thuyết.

24. Sau thất bại trong trận cầu Giấy lần thứ hai (19-5-1883), thực dân Pháp làm gì?
A. Càng củng cố quyết tâm xâm chiếm toàn bộ Việt Nam.
B. Cho quân rút khỏi Hà Nội để bảo toàn lực lượng.
C. Tăng viện binh từ Pháp sang để tái chiếm Hà Nội.
D. Tiến hành đàn áp, khủng bố nhân dân ta.

25. Qua bản Hiệp ước Hác-măng ngày 25-8-1883, triều đình Huế đã tỏ thái độ như thế nào đối với Pháp?
A. Ra lệnh giải tán phong trào kháng chiến của nhân dân.
B. Ra lệnh cho nhân dân đứng lên kháng chiến chông Pháp.
C. Ra lệnh cho quán Pháp rút khỏi Kinh thành Huế.
D. Tiếp tục xoa dịu tinh thần đấu tranh chống Pháp của nhân dân ta.

26. Chính phủ Pháp cử Pa-tơ-nốt sang Việt Nam và cùng triều đình Huế kí một bản Hiệp ước mới vào thời gian nào?
A. Ngày 6 - 5 - 1884.
B. Ngày 6 - 6 - 1884.
C. Ngày 6 - 6 - 885.
D. Ngày 6 - 8 - 1884.
21A 22D 23B 24A 25A 26B   
ĐÁP ÁN
1 2 3 4 5
A B D C C
6 7 8 9 10
A B A B D
11 12 13 14 15
B A B C A
16 17 18 19 20
C B D B A
21 22 23 24 25
A D B A A
26  
B  

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây