Kiến thức và câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 11, Bài 36: Trào lưu cải cách, Duy Tân ở Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX

Thứ ba - 24/03/2020 11:44
Kiến thức và câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 11, Bài 36: Trào lưu cải cách, Duy Tân ở Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
I. TÌNH HÌNH VIỆT NAM NỬA SAU THẾ KỈ XIX VÀ SỰ XUẤT HIỆN TRÀO LƯU DUY TÂN
1. - Trong nửa sau thế kỉ XIX, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng: nông nghiệp sa sút, thủ công và thương nghiệp bế tắc, tài chính kiệt quệ.
- Triều đình nhà Nguyễn tăng cường bóc lột nhân dân. Bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương trở nên sâu mọt.
- Nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân và bạo loạn chống lại triều đình nổ ra.
- Mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân với giai cấp thống trị ngày công trở nên sâu sắc, thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị mở rộng xâm lược nước ta.
- Đứng trước vận nước nguy nan, các quan lại, sĩ phu yêu nước và tiến bộ đưa ra đề nghị cải cách, duy tân đất nước.

2. Một số cải cách, duy tân tiêu biểu
- Những người đi tiên phong trong công cuộc cải cách, duy tân: Nguyễn Hiệp, Lê Đình, Phạm Phú Thứ, Đặng Đức Tuấn, Đặng Huy Trứ, Bùi Viện, Nguyễn Lộ Trạch, Đinh Văn Điền, Nguyễn Trường Tộ.
Quan điểm của họ: nhìn thấy rõ sự trì trệ của đất nước, sự bảo thủ của giới hủ nho và tác hại của chính sách “đóng cửa khoá nước”, sự quay lưng với những tiến bộ kĩ thuật phương Tây. Họ muốn đi theo con đường duy tân Nhật Bản.
- Một số quan điểm cụ thể:
+ Đinh Điền đề nghị mở mang việc khai mỏ, đóng tàu, biệt đãi người phương Tây, khai thông buôn bán, học tập binh thư, binh pháp, huấn luyện quân đội theo lối mới.
+ Nguyễn Trường Tộ đề nghị chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công thương, tài chính, chấn chỉnh, võ bị, ngoại giao, cải tổ giáo dục...

3. Kết cục của những đề nghị cải cách duy tân cuối thế kỉ XIX
- Hầu hết các đề nghị cái cách duy tân không được thực hiện vì triều đình Nguyễn bảo thủ, cố chấp, không chịu thay đổi.
- Dù không được thực hiện, nhưng trào lưu đòi cải cách cuối thế kỉ XIX đã có tác dụng tấn công vào những tư tưởng bảo thủ và chuẩn bị cho sự ra đời của phong trào Duy tân sôi nổi, rộng khắp ở Việt Nam đầu thế kỉ XX.

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Hãy khoanh tròn một chữ in hoa đứng trước câu trả lời đúng.
1. Trong nửa sau thế kỉ XIX, nền kinh tế Việt Nam như thế nào?
A. Ổn định và phát triển.
B. Bắt đầu rơi vào tình trạng khủng hoảng.
C. Tiếp tục rơi vào khủng hoảng trầm trọng.
D. Suy thoái nghiêm trọng.

2. Khi chiến sự xảy ra ở Đà Nẵng và Gia Định, ai đã tâu: “Quân và dân của đã hết, sức đã yếu”?
A. Hoàng Diệu.
B. Nguyễn Tri Phương.
C. Phan Thanh Giản.
D. Tôn Thất Thuyết.

3. Vào tháng 4 - 1862, cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Thịnh nổ ra ở đâu?
A. Bắc Giang.
B. Bắc Ninh.
C. Tuyên Quang.
D. Thái Nguyên.

4. Cuộc bạo loạn nổ ra ở vùng duyên hải Bắc Kì, do Tạ Văn Phụng cầm đầu nổ ra trong khoảng thời gian nào?
A. Từ năm 1862 đến năm 1865.
B. Từ năm 1861 đến năm 1865.
C. Từ năm 1862 đến 1864.
D. Từ năm 1861 đến năm 1864.

5. Các sĩ phu tiến bộ lúc bấy giờ muốn nước ta di theo con đường nào?
A. Theo con đường Duy tân của Nhật Bản.
B. Theo con đường dân chủ tư sản ở Trung Quốc.
C. Theo con đường cải cách của Ấn Độ.
D. Theo con đường cách mạng tư sản ở các nước Đông Nam Á.

6. Khi đi sứ sang Trung Quốc, ai là người tận mắt chứng kiến sức mạnh và tầm quan trọng của kĩ thuật, công thương?
A. Nguyễn Trường Tộ.
B. Phan Thanh Giản.
C. Nguyễn Tri Phương.
D. Nguyễn Văn Trường.

7. Năm 1872, Viện Thương bạc đề nghị mở ba của biển ở đâu?
A. Đà Nẵng, cam Ranh, Nha Trang.
B. Đà Nẵng, Huế, Sai Gòn.
C. Đà Nẵng, Ba Lạt, Đồ Sơn.
D. Đà Nẵng, Đồ Sơn, Quy Nhơn

8. Từ năm 1863 đến năm 1871, ai là người kiên trì gửi đến triều đình Huế gần 60 bản điều trần?
A. Nguyễn Tri Phương.
B. Phan Thanh Giản.
C. Hoàng Diệu.
D. Nguyễn Trường Tộ.

ĐÁP ÁN
1 2 3 4 5
C B B B A
6 7 8  
B C D  

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây