Kiến thức và câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 11, Bài 40: Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)

Thứ ba - 24/03/2020 11:59
Kiến thức và câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 11, Bài 40: Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
I. TÌNH HÌNH KINH TẾ- XÃ HỘI VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM CHIẾN TRANH
1. Chính sách cai trị thời chiến của Pháp
- Trong những năm chiến tranh, thực dân Pháp nới rộng quyền hạn cho chính quyền Nam triều, củng cố hệ thống quan lại ở Bắc Kì mà quyền hành tập trung trong tay Thống sứ người Pháp.
- Mở rộng thương thuyết với chính phủ Trung Hoa để phối hợp đàn áp cách mạng Việt Nam.
- Chính sách cai trị thời chiến nhằm giừ yên Việt Nam đế huy động tối đa sức của, sức người phục vụ chiến tranh.

2. Những biến động về kinh tế
- Toàn quyền Đông Dương tuyên bố: Việt Nam phải có nghĩa vụ đóng góp sức của, sức người phục vụ cho “nước mẹ” tham chiến.
- Chính quyền thực dân cố gắng khôi phục, duy trì, mở rộng nhiều cơ sở công nghiệp để bù đắp cho công nghiệp chính quốc; phục hồi các ngành phục vụ trực tiếp cho chiến tranh.
- Do chiến tranh, các cơ sở sản xuất, buôn bán, giao thông vận tải của người Việt Nam được củng cố, mở rộng và xuất hiện nhiều cơ sở mới. Nông nghiệp chuyên canh lúa đã chuyển một phần sang trồng cây phục vụ cho chiến tranh.

3. Tình hình phân hoá xã hội
- Chính sách cai trị và những biến động về kinh tế ở Việt Nam trong những năm chiến tranh đã đẩy mạnh sự phân hoá xã hội.
+ Nông dân bị kiệt quệ, bần cùng.
+ Giai cấp công nhân tăng lên về số lượng.
+ Tư sản Việt Nam phát triển cả về số lượng và thê lực kinh tế.
+ Tầng lớp tiểu tư sản thành thị phát triển nhưng bị chèn ép, bạc đãi, nguy cơ thất nghiệp đe doạ.

II. PHONG TRÀO YÊU NƯỚC TRONG NHỮNG NĂM CHIẾN TRANH
1. Hoạt động của Việt Nam Quang phục hội
- Khi chiến tranh bùng nổ, thấy hoàn cảnh mới, Hội đã tổ chức hoạt động trở lại.
- Từ cuối năm 1914, Việt Nam Quang phục hội chuyển hướng về hoạt động trong nước.
- Việt Nam Quang Phục hội đã vận động được nhiều tầng lớp tham gia một số cuộc bạo động như tấn công binh lính Pháp ớ tỉnh lị Phú Thọ, Lục Giang (Bắc Giang); phối hợp với tù nhân ở Lao Bảo khởi nghĩa nhưng bị thất bại. Cuối cùng Việt Nam Quang phục hội tan rã sau đợt khủng bố lớn của giặc Pháp và tay sai vào năm 1916.

2. Cuộc vận động khởi nghĩa của Thái Phiên và Trần Cao Vân (1916)
- Lợi dụng sự phản ứng của binh linh người Việt và nhân dân Quảng Nam, Quang Ngãi, Huế đối với chính quyền thực dân, Thái Phiên và Trần Cao Vân đã vận động họ tiến hành khởi nghĩa và mời vua Duy Tân tham gia.
- Khởi nghĩa dự định vào giữa tháng 5-1916, nhưng kế hoạch bị lộ ở Huế, Quảng Nam, Quảng Ngài, Pháp đóng chặt cửa trại lính, tước vũ khí của binh lính người việt, lùng bắt những người yêu nước. Thái Phiên và Trần Cao Vân đưa được vua Duy Tân ra ngoài Hoàng thành, nhưng mấy hôm sau cả ba người đều bị giặc bắt. Nghĩa binh ở Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi đều nôi dậy, nhưng thiếu người lãnh đạo nên tan vỡ nhanh chóng.

3. Khởi nghĩa của binh lính Thái Nguyên (1917)
- Thái Nguyên lại là nơi đày ải những người yêu nước bị bắt trong các phong trào Đông Du, Đông Kinh nghĩa thục, Duy tân, khởi nghĩa Yên Thế... Giữa những người tù chính trị bị giam giữ với số binh lính yêu nước làm việc trong nhà tù dần dần có sự gặp gỡ tiếp xúc bí mật. Một âm mưu bạo động được chuẩn bị.
- Những người lãnh đạo cuộc bạo động là Trịnh Văn Cấn (Đội Cấn) một binh sĩ yêu nước và Lương Ngọc Quyến- một hội viên của Quang Phục hội bị giam ở nhà tù Thái Nguyên.
- Cuộc khởi nghĩa nổ ra đêm 30 rạng sáng 31-8-1917. Giám binh Nô-en bị giết ngay tại trận. Quân khởi nghĩa làm chủ các công sở, phá nhà tù, giải phóng tất cả tù nhân. Trừ trại lính Pháp vẫn ngoan cố chống cự, toàn bộ thị xã đã do quân khởi nghĩa chiếm giữ. Ngọn cờ khởi nghĩa “Nam binh phục quốc” bay cao trên bầu trời tỉnh lị Thái nguyên. Lãnh đạo nghĩa quân phát hịch tuyên bố Thái Nguyên độc lập, đặt quốc hiệu là Đại Hùng, vạch tội ác của giặc Pháp, kêu gọi đồng bào vùng lên khôi phục nền độc lập của đất nước.
- Thực dân Pháp quyết định đưa 2.000 quân lên Thái Nguyên. Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt. Sau một tuần lễ làm chủ tỉnh lị, cuối cùng để thoát khỏi thế bao vây o ép của quân thù, nghĩa quân phải rút ra ngoài và kéo dài cuộc chiến đấu được sáu tháng thì tan rã.

4. Những cuộc khởi nghĩa vũ trang của đồng bào các dân tộc thiểu số
- Tại Tây Bắc, vào đầu tháng 11-1914 đã bùng nổ cuộc khởi nghĩa của người Thái. Nghĩa quân đánh chiếm nhiều đồn giặc dọc biên giới Việt-Lào và đến cuối năm 1915 đã làm chủ cả vùng Tây Bắc.
Năm 1918, đồng bào Mông ở Lai Châu khởi nghĩa dưới sự lãnh đạo của Giàng Tả Chay.
- Vùng Đông Bắc, binh lính đồn Bình Liêu nổi dậy (tháng 11-1918) lôi cuốn đông đảo đồng bào các dân tộc Hán, Nùng, Dao ở địa phương vào phong trào, hoạt động trên một địa bàn rất rộng, từ sông Yên Tiên ra đến biển.
Quân khởi nghĩa uy hiếp cả vùng mỏ Quảng Yên, lan sang các hải đảo Móng Cái đến Hải Phòng. Đến giữa năm 1919, giặc Pháp mới đàn áp nổi.
- Ở Tây Nguyên, cao nguyên Tây Nam Trung Bộ, đồng bào các dân tộc thiểu số đã nhiều lần vùng dậy chống thực dân Pháp. Cuộc khởi nghĩa có ảnh hưởng lớn nhất là của đồng bào Mơ-nông do Nơ-trang Long chỉ huy. Nghĩa quân thắng nhiều trận lớn, buộc thực dân Pháp phải bỏ cả vùng cao nguyên Mơ-nông rộng lớn. Từ năm 1916, thực dân Pháp tổ chức bao vây chật vùng Mơ-nông, triệt đường tiếp tế muối. Mặc dù vậy, cuộc khởi nghĩa vẫn kéo dài đến nhiều năm sau chiến tranh, cho tới năm 1935 mới chấm dứt.

5. Phong trào Hội kín ở Nam Kì
- Phong trào yêu nước của nhân dân Nam Kì tồn tại trong các tổ chức hội kín như Thiên địa hội, Nghĩa hòa hội, Thái binh hội, Phục hưng hội.. Các hội kín thường khoác áo tôn giáo mê tín để dề tuyên truyền vận động và hoạt động trong quần chúng, chủ yếu là nông dân.
- Trong dân gian hồi đó lan truyền rằng Phan Xích Long là dòng dõi nhà trời, sai xuống làm vua nước Nam.
- Trong những năm chiến tranh, phong trào Hội kín phát triển rầm rộ ở tất cả các tỉnh miền Nam. Đáng chú ý nhất là vụ đột nhập vào Sài Gòn, mưu phá khám lớn để cứu Phan Xích Long.
- Phong trào Hội kín ở Nam Kì thực chất là phong trào đấu tranh của nông dân Nam Bộ bị đè nén đến cùng cực đã vùng lên quyết liệt, nhưng vì thiếu sự lãnh đạo của giai cấp tiên tiến nên nhanh chóng thất bại.

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
 Hãy khoanh tròn một chữ in hoa đứng trước câu trả lời đúng.
1. Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp củng cố hệ thống quan lại ở đâu?
A. Ở Nam triều.
B. Ở Bắc Kì.
C. Ở Trung Kì.
D. Ở Nam Kì.

2. Với chính sách cai trị theo kiểu thực dân cũ của Pháp thì mọi quyền hành ở Việt Nam tập trung trong tay:
A. Thông sứ người Pháp.
B. Vua quan Nam triều.
C. Chính phủ Pháp.
D. Thông sứ người Pháp và chính quyền Nam triều.

3. Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp đã mở rộng thương thuyết với Chính phủ nước nào để phối hợp đàn áp cách mạng Việt Nam?
A. Chính phủ nước Anh.
B. Chính phủ nước Mĩ.
C. Chính phủ nước Trung Quốc.
D. Chính phủ nước Thái Lan.

4. Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất, Toàn quyền Đông Dương tuyên bố điều gì trên lĩnh vực kinh tế ở Việt Nam?
A. Việt Nam phải có nghĩa vụ nộp hết ruộng đất cho địa chủ người Pháp
B. Việt Nam phải có nghĩa vụ đóng góp sức người, sức của cho “nước mẹ tham chiến”.
C. Việt Nam phải chi phí cho chiến trường nước Pháp trong lúc có chiến tranh.
D. Tất cả các tuyên bố trên.

5. Chính quyền thực dân đã cố gắng khôi phục, duy trì và mở rộng cơ sở công nghiệp ở Việt Nam để làm gì?
A. Để thu được nhiều lợi nhuận phục vụ cho chiến tranh.
B. Để bù đắp cho công nghiệp chính quốc.
C. Để có cơ sở đầu tư ngày càng nhiều vào Việt Nam.
D. Để khai thác tối đa tài nguyên, thiên nhiên ở Việt Nam.

6. Chính quyền thực dân đã chú trọng phục hồi các ngành công nghiệp nào ở Việt Nam?
A Công nghiệp nặng.
B. Công nghiệp nhẹ.
C. Công nghiệp phục vụ chiến tranh.
D. Công nghiệp khai khoáng.

7. Do đâu các cơ sở sản xuất, buôn bán, giao thông vận tải của người Việt Nam được củng cố, mở rộng và xuất hiện nhiều cơ sở mới?
A. Do Chiến tranh thế giới thứ nhất làm cho hàng hoá từ Pháp chở sang Việt Nam giảm sút.
B. Do Việt Nam có điều kiện phát triển các ngành nghề trên.
C. Do thực dân Pháp không vận chuyển hàng hoá từ chính quốc sang Việt Nam.
D. Do Việt Nam có thị trường rộng lớn.

8. Vì sao trong Chiến tranh thế giới thứ nhất sức sản xuất của nông dân ở nông thôn Việt Nam bị giảm sút?
A. Do thực dân Pháp bóc lột nặng nề, nạn đói thường xuyên xảy ra.
B. Do nông dân bị đói khổ, không còn sức sản xuất.
C. Do nông dân bị tước đoạt ruộng đất nên không có đắt để sản xuất.
D. Do thực dân Pháp bắt nông dân đi lính đánh thuê cho chúng.

9. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp nào ở Việt Nam tăng nhanh về số lượng?
A. Giai cấp công nhân.
B. Giai cấp nông dân.
C. Giai cấp tư sản dân tộc.
D. Tầng lớp tiểu tư sản.

10. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, tư sản Việt Nam như thế nào?
A. Bị thực dân chèn ép nên không phát triển nổi.
B. Có điều kiện phát triển cả về sô lượng và thế lực kinh tế.
C. Bị phá sản vì không cạnh tranh nổi với tư sản mại bản.
D. Bị thực dân Pháp và phong kiến kìm hâm nên không phát triển.

11. Các tầng lớp tiểu tư sản thành thị ở Việt Nam trong Chiến tranh thế giới thứ nhất bao gồm những thành phần nào trong xã hội?
A. Tiểu chủ, tiểu thương, tiểu nông.
B. Học sinh, sinh viên, dân nghèo.
C. Tiểu chủ, tiểu thương, công chức, học sinh, sinh viên.
D. Trí thức, tiểu thương, tiểu công, tiểu nông, thợ thủ công.

12. Tên tuổi của Bạch Thái Bưởi gắn liền với giai tầng nào trong xã hội Việt Nam trong Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Giai cấp nông dân.
B. Giai cấp công nhân.
C. Tầng lớp tư sản dân tộc.
D. Tầng lớp tiểu tư sản thành thị.

13. Tổ chức Việt Nam Quang Phục hội mở hoạt động trở lại khi nào?
A. Khi Phan Bội Châu bị bắt.
B. Khi Phan Bội Châu bị giam lỏng ở Huế.
C. Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.
D. Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.

14. Lực lượng chủ yếu của Việt Nam Quang Phục hội trong những năm đầu của Chiến tranh thế giới thứ nhất là lực lượng nào?
A. Công nhân, nông dân, thợ thủ công.
B. Công nhân và viên chức hoả xa trên tuyến đường sắt Hà Nội - Vân Nam
C. Công nhân và binh lính người Việt trong quân đội Pháp.
D. Tất cả các lực lượng trên.

15. Trong kế hoạch hành động của mình, Việt Nam Quang Phục hội liên kết với thành phần nào để đánh úp thành Hà Nội?
A. Với công nhân ở Hà Nội.
B. Với nông dân ở Hà Nội, Thái Nguyên.
C. Với binh lính người Việt ở Hà Nội.
D. Với đông học sinh, sinh viên ở Hà Nội.

16. Việt Nam Quang Phục hội chuyển hướng về hoạt động trong nước khi nào?
A. Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.
B. Khi Chiến tranh thế giới bước vào giai đoạn quyết liệt.
C. Khi Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề của Chiến tranh thế giới thứ nhất
D. Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.

17. Năm 1915, Việt Nam Quang Phục hội phối hợp với tù nhân ở đâu tiến hành khởi nghĩa?
A. Tù nhân ở Phú Thọ.
B. Tù nhân ở Lục Giang (Bác Giang)
C. Tù nhân ở Hà Nội.
D. Tù nhân ở Lao Bảo (Quang Trị).

18. Lợi dụng sự phản ứng của binh lính người Việt và nhân dân ở các địa phương nào mà Thái Phiên và Trần Cao Vân đã vận động họ tiến hành khởi nghĩa?
A. Ở Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên.
B. Ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, Huế.
C. Ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.
D. Ở Quảng Ngãi, Bịnh Định, Phú Yên, Khánh Hoà.

19. Vì sao khởi nghĩa của Thái Phiên và Trần Cao Vân không thành?
A. Vì bị thực dân Pháp đàn áp ngay từ lúc khởi nghĩa chưa bùng nổ.
B. Vì kế hoạch khởi nghĩa bị lộ.
C. Vì số lượng người tham gia khời nghĩa quá ít không thể tiến hành được
D. Vì Thái Phiên và Trần Cao Vân mời vua Duy Tân tham gia khởi nghĩa.

20. Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa của binh lính ở Thái Nguyên năm 1917 là những ai?
A. Thái Phiên và Trịnh Văn Cấn.
B. Trịnh Văn Cấn va Lương Ngọc Quyến
C. Trần Cao Vân và Lương Ngọc Quyến
D. Trịnh Văn Cấn và vua Duy Tân.

21. Khởi nghĩa Thái Nguyên tan rã vào thời gian nào?
A. Ngày 31 - 8 - 1917.
B. Ngày 11 - 1 - 1918.
C. Ngày 31 - 1 - 1918.
D. Ngày 13 - 1 - 1918.

22. Âm mưu “dùng người Việt trị người Việt” của thực dân Phảp bị giáng một đòn nặng nề bởi các sự kiện nào ở Việt Nam trong những năm 1908 đến 1917?
A. Khởi nghĩa của binh lính Hà Nội, binh lính Huế và binh lính Thái Nguyên.
B. Khởi nghĩa của binh lính Hà Nội, binh lính miền Trung và binh lính Thái Nguyên.
C. Khởi nghĩa của binh lính Hà Nội, binh lính miền Nam và binh lính Thái Nguyên.
D. Khởi nghĩa của binh lính Hà Nội, binh lính Quảng Nam và binh lính Thái Nguyên.
23. Trong các cuộc khởỉ nghĩa vủ trahg của dồng bào dán tộc thiểu số chống thực dân Pháp, cuộc khởi nghĩa của người Thái ở Tây Bắc diễn ra trong khoảng thời gian nào?
A. Từ năm 1916 đến năm 1917.
B. Từ năm 1916 đến năm 1918.
C. Từ năm 1918 đến năm 1922 .
D. Từ năm 1917 đến năm 1918.

24. Từ năm 1912 đến năm 1935 diễn ra cuộc nổi dậy của đồng bào dân tộc nào, ở đâu?
A. Đồng bào Thái, ở Tây Bắc.
B. Đồng bào Mông ở Lai Châu.
C. Đồng bào Nùng ở Quảng Bình.
D. Đồng bào Mơ-nông ở Tây Nguyên.

25. Phong trào Hội kín ở Nam Kì trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất phát triển mạnh nhất ở các tỉnh nào?
A. Biên Hoà, Long An, Bến Tre.
B. Bến Tre, Đồng Nai, Châu Đốc.
C. Biên Hoà, Bến Tre, Châu Đốc.
D. Bến Tre, Biên Hoà, Sóc Trăng.

26. Thành phần tham gia đông dảo nhất trong phong trào Hội kín ở Nam Kì là:
A. Nông dân và dân nghèo thành thị.
B. Công nhân và binh lính người Việt.
C. Nông dân và công nhân.
D. Công nhân, thợ thủ công và dân nghèo thành thị.

27. Hãy hoàn thành nốt các câu sau đây cho đúng với những biến chuyển về kinh tế ở Việt Nam trong Chiến tranh thế giới thứ nhất
1. Toàn quyền Đông Dương tuyên bố…………………….
2. Chính quyền thực dân cố gắng khôi phục, duy trì, mở rộng nhiều cơ sở công nghiệp để bù đắp cho công nghiệp chính quốc phục hồi... ……………..
3. Do chiến tranh, các cơ sở sản xuất, buôn bán, giao thông vận tải của…………………

28. Nối thời gian ở cột A cho phù hợp với sự kiện ở cột B phong trào yêu nước ở Việt Nam những năm trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.
A B
1) Cuối năm 1914.
2) Ngày 28 - 9 - 1915.
3) Năm 1916
4) Năm 1917.
5) Ngày 31 - 8 - 1917.
6) Ngày 11- 1- 1918.
7) Năm 1914 - 1916.
8) Năm 1918 - 1922.
9) Năm 1912 - 1935.
10) Đêm 16 -11 -1918.

 
A. Ở vùng Đông Bắc, binh lính đồn Bồng Liêu nổi dậy, kéo theo đồng bào các dân tộc Hán, Nùng, Dao tham gia.
B. Cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên bùng nổ vào thời điếm này.
C. Khởi nghĩa Thái Nguyên tan rã.
D. Khởi nghĩa của người Thái ở Tây Bắc.
E. Khởi nghĩa của đồng bào Mông ở Lai Châu.
F. Khởi nghĩa của đồng bào Mông ở Tây Nguyên.
G. Cuộc vận động khởi nghĩa của Thái Phiên và Trần Cao Vân.
H. Việt Nam Quang Phục hội chuyến hướng hoạt động trong nước.
I. Việt Nam Quang phục hội nổi dậy giết lính canh ở nhà tù Lao Bảo.
K. Khởi nghĩa của binh lính ở Thái Nguyên.

 

ĐÁP ÁN
1 2 3 4 5
B A C B B
6 7 8 9 10
C A D A B
11 12 13 14 15
C C C B C
16 17 18 19 20
B C B B B
21 22 23 24 25
B B A D C
26  
A  
Câu 27:
1. Việt nam phải có nghĩa vụ đóng góp sức của,sức phục vụ cho “nước mẹ” tham chiến
2. Các ngành phục vụ cho chiến tranh
3. Người Việt Nam được củng cố, mở rộng và xuất hiện nhiều cơ sở mới
Câu 28: 1:H;  2:I; 3:G; 4:K; 5:B; 6:C; 7:D; 8:E; 9:F; 10:A

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây