Kiến thức và câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 11, Bài 42: Sơ kết lịch sử Việt Nam 1858-1918

Thứ ba - 24/03/2020 12:04
Kiến thức và câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 11, Bài 42: Sơ kết lịch sử Việt Nam 1858-1918
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Việt Nam giữa thế kỉ XIX trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp
- Tình hình xã hội phong kiến Việt Nam thế kỉ XVIII- XIX:
+ Bước vào giai đoạn khủng hoảng trầm trọng.
+ Mâu thuẫn xã hội nảy sinh.
+ Hàng loạt cuộc khởi nghĩa và chiến tranh nông dân bùng nổ.
- Yêu cầu lịch sử đặt ra:
+ Thống nhất đất nước, tạo điều kiện cho nền kinh tế hàng hoá và thị trường dân tộc phát triển.
+ Giải phóng sức sản xuất và cải thiện đời sống nhân dân.
- Sự cai trị đất nước của triều Nguyễn:
+ Tư tưởng bảo thủ, cố chấp, nên không theo kịp xu thế thời đại.
+ Thi hành hàng loạt chính sách hẹp hòi, đi ngược lại quyền lợi dân tộc.
+ Đẩy đất nước vào tình trạng suy yếu, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, quốc phòng yếu kém, tài chính kiệt quệ.
- Lợi dụng cư hội này, các nước tư bản phương Tây, nhất là Pháp dòm ngó rồi xâm lược Việt Nam.

2. Thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam
- Ngày 1-9-1858, Liên quân Pháp - Tây Ban Nha nổ súng đánh vào của biển Đà Nẵng, mở màn cuộc chiến tranh xâm lược nước ta.
- Thái độ của triều Nguyễn: đi từ thoả hiệp này đến thoả hiệp khác và cuối cùng phải kí Hiệp ước Pa-tơ-nốt (6-6-1884) chấp nhận sự thống trị của thực dân Pháp trên đất nước ta.
- Thái độ của nhân dân ta: chiến đấu ngoan cường vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc, vì cuộc sống bình yên của quê hương. Cuộc chiến tranh nhân dân bền bỉ, dẻo dai, đều khắp với tinh thần dùng cảm vô song.
- Từ giữa năm 1885, sau khi triều Nguyễn đầu hàng hoàn toàn, một phong trào yêu nước mới dưới khẩu hiệu “Cần vương” đã được phát động. Phong trào đã thể hiện tinh thần quật khởi, bất khuất của nhân dân ta.
- Mặc dầu cuối cùng bị thất bại, nhưng phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX đã đánh một dấu son trong trang sử chống ngoại xâm oai hùng của dân tộc ta và để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý giá.

3. Những biến đối trong đời sông kinh tế - xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX
- Về kinh tế:
Việt Nam trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến và bị biến thành nơi cung cấp sức người, sức của rẻ mạt.
+ Kinh tế Việt Nam bị cột chặt vào nền kinh tế Pháp
+ Đã xuất hiện những thành phần kinh tế tư bàn chủ nghĩa dưới hình thái thực dân.
- Về xã hội:
+ Giai cấp công nhân ra đời.
+ Tầng lớp tư sản dân tộc và tiểu tư sản xuất hiện nhưng chưa trở thành giai cấp thực thụ.

4. Phong trào yêu nước và cách mạng
- Cuối thế kỉ XIX, ngọn cờ phong kiến đã không thể giương cao được nữa.
- Một trào lưu tư tưởng cách mạng mới bắt đầu dội vào Việt Nam.
- Các sĩ phu yêu nước Việt Nam đã đón nhận những ảnh hưởng của trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản, nhất là của Nhật Bản, Trung Quốc và Pháp. Họ đã thực hiện cuộc vận động cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
- Tuy nhiên, do tầm nhìn hạn chế và những trở lực không thể vượt qua, cuối cùng cuộc vận động yêu nước của họ bị thất bại.
- Bên cạnh cuộc vận động yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản còn có cuộc đấu tranh của nông dân, điển hình là khởi nghĩa Yên Thế.
- Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào cách mạng Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc về đường lối và giai cấp lãnh đạo. Trong bối cảnh đó, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước, Từ chủ nghĩa yêu nước, Người đến chủ nghĩa Lê-nin và tìm ra con đường cứu nước đúng đắn.

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Hãy khoanh tròn một chữ in hoa đứng trước câu trả lời đúng.
1. Chế độ phong kiến Việt Nam bước vào giai doạn khủng hoảng trầm trọng từ khi nào?
A. Từ thế kỉ XVII.
B. Từ thế kỉ XVIII.
C. Từ thế kỉ XIX.
D. Từ thế kỉ XX.

2. Sau khi đánh bại triều Tây Sơn, ai là người đầu tiên củng cố chế độ phong kiến tập quyền?
A. Gia Long.
B. Minh Mạng.
C. Thiệu Trị.
D. Tự Đức.

3. Dưới thời nhà Nguyễn có bao nhiêu đời vua, bao nhiêu đời chúa?
A. Chín đời vua, chín đời chúa.
B. Mười đời vua Mười chín đời chúa.
C. Chín đời vua, mười ba đời chúa.
C. Tám đời vua, mười đời chúa.

4. Lợi dụng các điều khoản của Hiệp ước nào, thực dân Pháp định đem quân xâm lược Việt Nam một cách hợp Pháp?
A. Hiệp ước Mác-xai (1788).
B. Hiệp ước Véc-xai (1787).
C. Hiệp ước Hác-măng (1883).
D. Hiệp ước Pa-tơ-nôt (1884).

5. Vì sao cuối thế kỉ XVIII thực dán Pháp không thực hiện được ý đồ xâm lược Việt Nam
A. Vì chúng chưa chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cho cuộc chiến tranh xâm lược.
B. Vì triều đại phong kiến Việt Nam còn mạnh.
C. Vì chúng chưa có thế lực nội ứng ở Việt Nam.
D. Vì những diễn biến chính trị năm 1789 và điều kiện khó khăn về kinh tế tài chính.

6. Mở màn cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Việt Nam bằng sự kiện lịch sử nào?
A. Ngàý 9 - 1 - 1858, Liên quân Pháp - Tây Ban Nha nổ súng đánh vào cửa biển Đà Nẵng.
B. Ngày 1 - 9 - 1858, Liên quân Pháp - Anh nổ súng đánh vào cửa biển Đà Nẵng.
C. Ngày 1 - 9 - 1858, Liên quân Pháp - Tây Ban Nha nổ súng đánh vào cửa biển Đà Nẵng.
D. Ngày 9 - 1 - 1858, Liên quân Pháp - Bồ Đào Nha nổ súng đánh vào cửa biển Đà Nẵng.

7. Người được cử làm tổng chỉ huy mặt trận Quảng Nam - Đà Nẵng để lo việc chống giặc trong những ngày đầu thực dân Pháp xâm lược Việt Nam là ai?
A. Tôn Thất Thuyết.
B. Hoàng Diệu.
C. Phan Thanh Giản.
D. Nguyễn Tri Phương.

8. Chính quyền nhà Nguyễn thương lượng rồi đi đến kí kết Hoà ước Nhâm Tuất với Pháp vào thời gian nào?
A. Ngày 5 tháng 6 năm 1862.
B. Ngày 6 tháng 5 năm 1862.
C. Ngày 5 tháng 6 năm 1864.
D. Ngày 6 tháng 5 năm 1864.

9. Thực dân Pháp đánh chiếm thành Hà Nội lần thứ nhất vào năm nào, lúc đó ai là Tổng đốc thành Hà Nội?
A. Năm 1873, Tổng đốc thành Hà Nội là Nguyễn Tri Phương.
B. Năm 1874, Tổng đốc thành Hà Nội là Hoàng Diệu.
C. Năm 1875, Tổng đốc thành Hà Nội là Tôn Thất thuyết.
D. Năm 1874, Tổng đốc thành Hà Nội là Lưu Vĩnh Phúc.

10. Thực dân Pháp dầnh chiếm thành Hà Nội lần thứ hai vào năm nào, lúc đó ai là Tổng đốc thành Hà Nội?
A. Năm 1883, Tống đốc thành Hà Nội là Nguyễn Tri Phương.
B. Năm 1882, Tổng đốc thành Hà Nội là Hoàng Diệu. 
C. Năm 1885, Tổng đốc thành Hà Nội là Tôn Thất thuyết.
D. Năm 1884, Tổng đốc thành Hà Nội là Lưu Vĩnh Phúc.

11. Người tổ chức thành công hai trận phục kích giết hai sĩ quan chỉ huy Pháp là Gác-ni-e và Ri-vi-e tại cầu Giấy trong hai lần Pháp tấn công Bắc Kì là ai?
A. Lưu Vĩnh Phúc
B. Phan Bá Vành
C. Hoàng Diệu.
D. Nguyễn Tri Phương.

12. Quyền “bảo hộ” của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì được triều đình Huế chính thức thừa nhận qua việc:
A. Kí Hiệp ước Giáp Tuất (1874).
B. Kí Hiệp ước Hác-măng (1883).
C. Kí hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884)
D. Kí hiệp ước Thiên Tân (1884)

13. Sau khi triều Huế kí Hiệp ước Hác-măng (1883) và Hiệp ước Pa-tơ- nốt, phái chủ chiến trong triều đình do ai đứng đầu vẫn hi vọng khôi phục chủ quyền và chờ thời cơ tới?
A. Vua Hàm Nghi.
B. Nguyễn Văn Tường.
C. Vua Duy Tân.
D. Tôn Thất Thuyết.

14. Chiếu Cần vương kêu gọi đồng bào, tướng lĩnh, sĩ phu ra sức giúp vua cứu nước được ban hành bởi:
A. Vua Hàm Nghi.
B. Vua Duy Tân.
C. Vua Thành Thái.
D. Vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.

15. Mục tiêu của phong trào cần vương là gì?
A. Phò vua, cứu nước.
B. Giải phóng dân tộc.
C. Chống triều đình Huế.
D. Chống các thế lực phản động ớ các địa phương.

16. Hưởng ứng phong trào cần vương, cuộc khởi nghĩa nào dưới đây nổ ra đầu tiên?
A. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh.
B. Khởi nghĩa Hương Khê.
C. Khởi nghĩa Ba Đình.
D. Khởi nghĩa Bãi Sậy.

17. Trong phong trào cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX, cuộc khởi nghĩa nào có quy mô lớn nhất?
A. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh.
B. Khởi nghĩa Hương Khê.
C. Khởi nghĩa Ba Đình.
C. Khởi nghĩa Bãi Sậy.

18. Trong các cuộc khởi nghĩa trong phong trào cần vương, cuộc khởi nghĩa nào kéo dài lâu nhất?
A. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh.
B. Khởi nghĩa Hương Khê.
C. Khởi nghĩa Ba Đình.
C. Khởi nghĩa Bãi Sậy.

19. Sắp xếp theo thứ tự thời gian kết thúc (từ trước đến sau) các cuộc khởi nghĩa trong phong trào cần vương:
A. Khởi nghĩa Ba Đình - Bãi Sậy - Hương Khê.
B. Khởi nghĩa Bãi Sậy - Ba Đình - Hương Khê.
C. Khởi nghĩa Bãi Sậy - Hương Khê - Ba Đình.
D. Khởi nghĩa Hương Khê - Ba Đình - Bãi Sậy.

20. Một vị tướng tài trên lĩnh vực vừa chế tạo vũ khí, vừa tham gia khởi nghĩa Hương Khê. Ông là ai?
A. Phan Đình Phùng.
B. Đinh Công Tráng.
C. Cao Thắng.
D. Nguyễn Thiện Thuật.

21. Cuộc khởi nghĩa nào trong phong trào cần vương đầu thế kỉ XIX được đánh dấu là bước phát triển cao nhất và khi nó thất bại cũng đánh dấu sự kết thúc của phong trào cần vương trên phạm vi cả nước?
A. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh.
B. Khởi nghĩa Hương Khê.
C. Khởi nghĩa Ba Đình.
C. Khởi nghĩa Bãi Sậy.

22. Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của nông dân Việt Nam cuối thế kỉ XIX là cuộc khởi nghĩa nào?
A. Khởi nghĩa Hương Khê.
B. Khởi nghĩa Yên Thế.
C. Khởi nghĩa của Cao Bá Quát.
D. Khởi nghĩa của Phan Bá Vành.

23. Nguyên nhân cơ bản nhất làm cho phong trào đấu tranh của nhân dân ta đến năm 1918 cuối cùng đều bị thất bại?
A. Do thiếu sự liên minh giữa giai cấp công nhân với nông dân.
B. Do thiếu sự lãnh đạo của một giai cấp tiên tiến cách mạng.
C. Do thực dân Pháp còn mạnh, lực lượng cách mạng còn non yếu.
D. Do ý thức hệ phong kiến trở nên lỗi thời, lạc hậu.

24. Cuối thế kỉ XIX, trào lưu tư tưởng cách mạng mới ở các nước nào bắt đầu dội vào Việt Nam?
A. Của Trung Quốc và Ấn Độ.
B. Của Trung Quốc, Nhật Bản và các nước Đông Nam Á.
C. Của Trung Quốc, Nhật Bản và Pháp.
D. Của Trung Quốc, Ấn Độ và Pháp.

25. Hội Duy tân ở Trung Kì do ai sáng lập ra, vào năm nào?
A. Phan Châu Trinh, vào năm 1908.
B. Vua Duy Tân, vào năm 1907.
C. Lương Văn Can, vào năm 1905.
D. Phan Bội Châu, vào năm 1904.

26. Ai là người khởi xướng phong trào yêu nước của Việt Nam theo khuynh hướng vô sản?
A. Phan Bội Châu.
B. Phan Châu Trinh.
C. Nguyễn Ái Quốc.
D. Lương Văn Can. 

ĐÁP ÁN
1 2 3 4 5
B A C B D
6 7 8 9 10
C D A A B
11 12 13 14 15
A B D D B
16 17 18 19 20
C B B A C
21 22 23 24 25
B B B C C
26  
C  

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây