Kiến thức và câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 11, Bài 9. Các nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa (tiếp theo)

Thứ hai - 16/03/2020 10:58
Kiến thức và câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 11, Bài 9. Các nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa (tiếp theo)
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
I. ANH VÀ PHÁP
1. Nước Anh
a. Tình hình kinh tế
- Từ cuối thập niên 70 thế kỉ XIX, Anh mất dần địa vị độc quyền công nghiệp, bị Mĩ và Đức vượt qua.
- Nguyên nhân của sự giảm sút:
+ Máy móc xuất hiện sớm hơn các nước hàng mấy chục năm.
+ Nhiều thiết bị cũ kĩ được tích lại.
+ Sự cạnh tranh quyết liệt của các nước tư bản mới phát triển ( Mĩ, Đứíc).
- Tuy vậy, Anh vẫn chiếm ưu thế về tài chính, xuất cảng tư bản, thương mại, hải quân và thuộc địa.
- Vào cuối thế kỉ XIX, quá trình tập trung tư bản ở Anh cùng được đẩy mạnh. Nhiều tổ chức độc quyền được thành lập và kiểm soát các ngành kinh tế, chủ yếu là công nghiệp luyện kim, đóng tàu, khai thác mỏ.
- Công nghiệp: Quá trình tập trung tư bản diễn ra mạnh mẽ, nhiều tổ chức độc quyền ra đời chi phối toàn bộ đời sống kinh tế nước Anh.
- Nông nghiệp: Nước Anh lâm vào tình trạng khủng hoàng trầm trọmg, Anh phải nhập khẩu lương thực.

b. Tình hình chính trị
- Đối nội: hai Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ thay nhau cầm quyền tuỳ theo kết quả bầu cử Nghị viện. Hai đảng này cạnh tranh chính trị với nhau, khác nhau về biện pháp và những chính sách cụ thể, song đều bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản, đàn áp phong trào quần chúng và đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.
- Đối ngoại: Anh có hệ thống thuộc địa rộng lớn, được gọi là “đế quốc mà Mặt Trời không bao giờ lặn”. Đây là thời kì giai cấp tu sản Anh tăng cường mở rộng hệ thống thuộc địa đặc biệt ở châu Á và châu Phi.
- Đặc điểm đế quốc Anh: là chủ nghĩa đế quốc thực dân.

2. Nước Pháp
a. Tình hình kinh tế
- Trước năm 1870, Pháp là nước công nghiệp tiên tiến đứng thứ hai thế giới sau Anh. Sau năm 1871, kinh tế Pháp phát triển trong điều kiện khó khăn.
- Nguyên nhân:
+ Pháp thất bại trong cuộc chiến tranh Pháp - Phổ do đó phải bồi thường chiến tranh.
+ Nghèo tài nguyên và nhiên liệu, đặc biệt là than đá.
+ Giai cấp tư sản chỉ chú trọng đến xuất cảng tư bản, không chú trọng phát triển công nghiệp trong nựớc.
- Tuy vậy, vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, công nghiệp Pháp cũng có nhiều tiến bộ đáng kể. Một số công ti độc quyền ra đời.
- Đặc điểm của tổ chức độc quyền Pháp là việc tập trung ngân hàng đạt mức cao. Pháp là nước thứ hai (sau Anh) về xuất khẩu tư bản.
- Đặc điểm: Tư bản Pháp phần lớn đưa vốn ra nước ngoài, cho các nước chậm tiến vay, với lãi xuất lớn: Chủ nghĩa đế quốc Pháp là chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi.

b. Tình hình chính trị
- Sau Cách mạng tháng 9 - 1870, nước Pháp thành lập nền cộng hoà thứ ba, xu hướng phản động ngày càng thắng thế trong đời sống chính trị, thể hiện ở việc đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân lao động và các vụ tham ô, bê bối chính trị.
Về đối ngoại, sau chiến tranh Pháp - Đức (1870-1871), quan hệ giữa hai nước tiếp tục căng thẳng. Từ năm 1870 đến năm 1893, Pháp ở vào tình thế bị cô lập. Song Pháp vẫn tiến hành những cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa, chủ yếu ở khu vực châu Á và châu Phi.

II. ĐỨC VÀ MĨ
1. Nước Đức
a. Tình hình kinh tế
- Vào giữa thế kỉ XIX, Đức còn là một nước nông nghiệp, đa số dân cư tập trung ở nông thôn và các thành thị nhỏ. Sau khi thống nhất đất nước 1-1871, nền kinh tế Đức phát triển với tốc độ mau lẹ, vươn lên đúng đầu châu Âu và thứ hai thế giới.
- Đến cuối thế kỉ XIX, nhiều khu công nghiệp đồ sộ Đức xuất hiện. Quá trình tập trung sản xuất và tập trung tư bản ở Đức diễn ra mạnh mẽ. Từ đó dẫn đến sự ra đời của các công ti độc quyền lớn ở những ngành công nghiệp then chốt. Các công ti độc quyền Đức dưới hình thức các-ten và xanh-đi-ca.
- Công nghiệp phát triển, quý tộc địa chủ Đức có điều kiện sử dụng máy móc và kĩ thuật mới trong nông nghiệp.

b. Tình hình chính trị
- Đức là một liên bang các quốc gia, trong đó quý tộc địa chủ liên kết chặt chẽ với tư bản độc quyền thống trị nhân dân, chống phong trào công nhân, chạy đua vũ trang và xâm chiếm thuộc địa.
- Chế độ chính trị ở Đức không phải là đại nghị tư sản mà thực chất là chế độ bán chuyên chế phục vụ giai cấp tư sản và quý tộc hoá tư sản, đi ngược lại quyền lợi của nhân dân.
- Đức bước vào con đường tư bản chủ nghĩa tương đối chậm, nên khi trở thành cường quốc công nghiệp thì phần lớn đất đai trên thế giới đã là thuộc địa hoặc nửa thuộc địa của Anh, Pháp... Vì vậy, Đức công khai đời chia lại thị trường và thuộc địa thế giới. Ráo riết chạy đua vũ trang chuẩn bị gây chiến, dẫn đến mâu thuẫn giữa Đức với Anh và Pháp càng sâu sắc.
- Đặc điểm chủ đế quốc Đức: là chủ nghĩa quân Phiệt hiếu chiến.

2. Nước Mĩ
a. Tình hình kinh tế
- Sau cuộc nội chiến (1861-1865) chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh chóng vượt bậc.
- Nguyên nhân:
-Việc giải phóng người nô lệ tạo nên nguồn lao động phong phú và năng động
+ Nguồn nhập cư từ châu Á và châu Âu càng làm tăng thêm nhân công và trí tuệ cho các ngành sản xuất.
+ Chế độ kinh tế đồn điền và trang trại cùng những đồng cỏ mênh mông làm cho nước Mĩ trở thành vựa lúa, nguồn cung cấp thịt và nguồn cung cấp nguyên liệu rất giàu có và đa dạng
+ Mĩ giàu nguyên liệu, nhiên liệu, nhất là mỏ vàng, mỏ than, dầu cùng nhiều khoáng sản khác.
+ Không bị ràng buộc bởi tàn dư chế độ phong kiến lạc hậu, không gặp trở ngại về quyền lực chính trị của giới quý tộc.
+ Công nghiệp Mĩ xây dựng muộn, có thế áp dụng kĩ thuật tiên tiến nên năng suất cao.
- Nhờ đó, chỉ từ năm 1865 đến năm 1894, Mĩ từ thứ tư nhảy lên đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp.
- Quá trình cạnh tranh và khủng hoảng kinh tế đã thúc đẩy mạnh mẽ sự tập trung sản xuất và tư bản ở Mĩ. Sự ra đời các công ti độc quyền diễn ra nhanh chóng, hình thức chủ yếu là tờ-rớt với những ông vua dầu lửa, vua ô tô, vua thép... chi phối mọi hoạt động kinh tế, chính trị nước Mĩ.

6. Tình hình chính trị
- Đứng đầu Chính phủ Mĩ là Tổng thống. Hai đảng tư sản: Cộng hoà và Dân chủ thay nhau lên cầm quyền.
- Mĩ chậm trễ trong việc xâm chiếm thị trường thế giới.
- Những năm 80 thế kỉ XIX trở đi, Mĩ lập tức vươn ra ngoài lãnh thổ của mình. Năm 1898, Mĩ gây chiến với Tây Ban Nha để cướp Phi-lip-pin, Cu Ba, can thiệp sâu vào nội bộ các nước Mĩ La-tinh. Thực hiện chính sách “mở cửa” để xâm nhập vào Trung Quốc.

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Hãy khoanh tròn một chữ in hoa đứng trước câu trả lời đúng.
1. Vào những thập niên mới của thế kỉ XIX, nước Anh mất dần địa vị độc quyền công nghiệp, bị các nước nào vượt qua?
A. Nước Pháp, Mĩ.
B. Nước Mĩ, Đức.
C. Nước Mĩ, Nga.
D. Nước Mĩ, Pháp, Đức.

2. Những thập niên cuối của thế kỉ XIX, giai cấp tư sản Anh chú trọng nhiều nhất đến vấn đề gì trong quá trình kinh doanh?
A. Cải tiến kĩ thuật sản xuất để nâng cao năng suất lao động.
B. Đổi mới và phát triển công nghiệp.
C. Xuất khẩu tư bản sang các nước thuộc địa.
D. Tiếp nhận những thành tựu khoa học - kỉ thuật để thay đổi cơ cấu sản xuất.

3. Tuy mất địa vị độc quyền công nghiệp, Anh vẫn đứng đầu thế giới về:
A. Tài chính và xuất khẩu tư bản.
B. Tài chính và xuất khẩu tư bản, thương mại, hải quan và thuộc địa.
C. Xuất khẩu tự bản và thuộc địa.
D. Xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địạ.

4. Vào cuối thế kỉ XIX, Anh chú ý phát triển các ngành cộng nghiệp nào?
A. Luyện kim, đóng,tàu, khai thác mỏ.
B. Luyện kim, cơ khí, hóa chất.
C. Cơ khí, hóa chát, khai thác mỏ.
D. Luyện kim, cơ khí, đóng tàu.

5. Việc xuất khẩu tư bản của Anh chủ yếu và đầu tiên đến khu vực nào?
A. Các nước ở châu Phi và Mĩ La-tinh.
B. Các nước ở Đông Nam Á.
C. Trung Quốc và các nước châu Á.
D. Hoa Kì và các nước Mĩ La-tinh.

6. Cuối thế kỉ XIX, hai đảng thay nhau lên cầm quyền ở Anh, đó là:
A. Đảng Tự do và Đảng Cộng hòa.
B. Đảng Tự do và Công đảng.
C. Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ
D. Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa.

7. Chủ nghĩa đế quốc Anh được mệnh danh là:
A. Chủ nghĩa đế quốc thực dân.
B. Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi.
C. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt và hiếu chiến.
D. Chủ nghĩa đế quốc bành trướng.

8. Từ sau năm 1871, công nghiệp của Pháp đứng sau các nước nào?
A. Mĩ, Đức, Anh.
B. Mĩ, Nga, Trung Quốc,
C. Đức, Nga, Mĩ.
D. Nga, Pháp, Hà Lan.

9. Vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, một số ngành công nghiệp ở Pháp mới ra đời đạt được nhiều thành tựu, đó là:
A. Khai thác mỏ, luyện kim.
B. Điện khí, hóa chất, chế tạo ô tô, điện ảnh.
C. Luyện kim, hóa chất, đóng tàu.
D. Khai thác mỏ, hóa chất, đóng tàu.

10. Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, nông dân Pháp bị phụ thuộc vào tầng lớp nào?
A. Các nhà buôn nông sản và bọn chủ nợ.
B. Quý tộc mới và giai cấp tư sản.
C. Địa chủ phong kiến.
D. Các thương nhân châu Âu và quý tộc trong nước.

11. Đặc điểm của tổ chức độc quyền ở Pháp là gì?
A. Tập trung tài chính đạt mức cao.
B. Tập trung ngân hàng đạt mức cạo.
C. Xuất khẩu tư bản tài chính.
D. Tập trung tư sản vào sản xuẩt công nghiệp.

12. Chủ nghĩa đế quốc Pháp được mệnh danh là:
A. Chủ nghĩa đế quốc thực dân.
B. Chủ nghĩa đế quốc ngân hàng.
C. Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi.
D. Chủ nghĩa đế quốc quân Phiệt và hiếu chiến.

13. Sau khi Đế chế thứ hai sụp đổ, nền cộng hòa thứ mấy ở Pháp được thiết lập?
A. Cộng hòa thứ nhất.
B. Cộng hòa thứ hai.
C. Cộng hòa thứ ba.
D. Cộng hòa thứ tư.

14. Từ năm 1870 đến năm 1893, Pháp tăng cường xâm lược các nước ở khu vực nào?
A. Châu Á, châu Phi, châu Mĩ La-tinh.
B. Châu Âu, châu Phi.
C. Châu Á, châu Mĩ La-tinh.
D. Châu Á, châu Phi.

15. Sau Hiệp ước Véc-xai (1871), Đức có thêm điều kiện thuận lợi nào từ bên ngoài để xăy dựng và mở rộng kỉnh doanh?
A. Được các nước Anh, Pháp, Mĩ cho vay vốn.
B. Chiếm được 5 tỉ Phơ-răng và hai vùng An-dát, Lo-ren của Pháp.
C. Có thêm vùng nguyên liệu ở miền Tây Nam.
D. Được Anh, Pháp nhượng bộ một số thuộc địa.

16. Đến cuối thế kỉ XIX, công nghiệp Đức đứng thức mấy ở châu Âu, sau nước nào?
A. Đứng thứ hai, sau Mĩ.
B. Đứng thứ nhất, không sau nước nào cả.
C. Đứng thứ ba, sau Mĩ, Anh.
D. Đứng thứ tư, sau Mĩ, Anh, Pháp

17. Đến năm 1913, sản lượng gang thép của Đức gấp đôi nước nào!
A. Gấp đôi nước Anh.
B. Gấp đôi nước Pháp.
C. Gấp đôi nước Mĩ.
D. Gấp đôi nước Tây Ban Nha.

18. Sự hình thành các công ti độc quyền của Đức dựa trên cơ sở:
A. Tập trung sản xuất và tập trung ngân hàng.
B. Tập trung tư bản và tài chính.
C. Xuất khẩu tư bản.
D. Tập trung sản xuất và tư sản.

19. Các công ti độc quyền của Đức xuất hiện dưới hình thức phổ biến nào?
A. Các-ten và tơ-rớt.
B. Tơ-rớt và Xanh-đi-ca.
C. Các-ten và Xanh-đi-ca.,
D. Tết cả các hình thức trên.

20. Tầng lớp nào nắm lấy quyền thống trị ở Đức trong những năm cuối thế kỉ XIX?
A. Quý tộc địa chủ và tư sản độc quyền.
B. Bọn quân phiệt hiếu chiến.
C. Tư sản công nghiệp và tư bản tài chính.
D. Tư sản độc quyền và tư sản công nghiệp.

21. Sau sự kiện nào chủ nghĩa tư bản ở Mĩ phát triển vượt bậc?
A. Lin-côn lên làm Tổng thống năm 1860.
B. Kết thúc cuộc nội chiến 1861 - 1865.
C. Chiến tranh thế giới thứ nhất 1914 - 1918.
D. Chiến tranh Mĩ - Tây Ban Nha năm 1898.

22. Ngoài việc giải phóng người nô lệ tạo nên người lao động phong phú, Mĩ có thêm nguồn lao động từ đâu?
A. Tốc độ gia tăng dân số rất nhanh.
B. Nô lệ bắt từ châu Phi.
C. Nông dân bị tước ruộng đất.
D Nguồn người nhập cư từ châu Á và châu Âu.

23. Trong khoảng thời gian nào, kinh tế Mĩ từ hàng thứ tư nhảy lên đứng đầu thế giới?
A. Từ năm 1865 đến năm 1890.
B. Từ năm 1865 đến năm 1892.
C. Từ năm 1865 đến năm 1894.
D. Từ năm 1860 đến năm 1870.

24. Hình thức độc quyền cao và phổ biến ở Mĩ là gì?
A. Cac-ten.
B. Xanh-đi-ca.
C. Rốc-phen-lơ
D. Tơ-rớt

25. Hai đảng thay nhau lên nắm chính quyền ở Mĩ, đó là:
A. Đảng Cộng hòa và Đảng Bảo thủ.
B. Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ.
C. Đảng Tự do và Đảng Dân chủ.
D. Đảng Tự do và Đảng Cộng hòa.

26. Năm 1898, diễn ra sự kiện gì ở Mĩ trong việc xâm chiếm thị trường thế giới?
A. Mĩ gây chiến với Tây Ban Nha để cướp Phi-lip-pin và Cu Ba.
B. Mĩ gây chiến với Bồ Đào Nha và mở rộng chiến tranh xâm lược Trung Quốc.
C. Mĩ dùng đô la để can thiệp vào các nước Mĩ La-tinh.
D. Mĩ đánh chiếm các nước ở Đông Nam Á.
ĐÁP ÁN
1 2 3 4 5
B C B A D
6 7 8 9 10
C A A B A
11 12 13 14 15
B C C D B
16 17 18 19 20
B A D C A
21 22 23 24 25
B D C D B
26  
A  


 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây