Hiệp ước Bali được coi là mốc đánh dấu bước phát triển mới của ASEAN

Thứ năm - 05/03/2020 10:31
1. Vì sao Hiệp ước Bali được coi là mốc đánh dấu bước phát triển mới của ASEAN?
2. Trong quá trình phát triển kinh tế, vì sao các nước sáng lập ASEAN phải chuyển sang chiến lược công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo?
1. Vì sao Hiệp ước Bali được coi là mốc đánh dấu bước phát triển mới của ASEAN?

- Từ 1976 trở đi, ASEAN hoạt động có nhiều khởi sắc, có ảnh hưởng lớn trên trường quốc tế, trở thành tổ chức liên minh khu vực lớn thứ hai thế giới (sau liên minh châu Âu - EU).
- Hội nghị cấp cao ở Ba-li (In-đô-nê-xi-a) năm 2-1976 được coi là mốc đánh dấu bước phát triển mới của ASEAN, bởi Hội nghị đã thông qua Hiệp ước hữu nghị hợp tác, đưa ASEAN trở thành liên minh kinh tế, chính trị vì mục tiêu hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển. Hội nghị cũng đưa ra 6 nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước thành viên.

2. Trong quá trình phát triển kinh tế, vì sao các nước sáng lập ASEAN phải chuyển sang chiến lược công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo?

- Trong những năm 50 - 60 của thế kỉ XX, các quốc gia sáng lập ASEAN đã thực hiện chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu. Tuy đạt được một số thành tựu đáng kể nhưng chiến lược này cũng bộc lộ nhiều hạn chế như: thiếu nguồn vốn, nguyên liệu và công nghệ; chi phí cao dẫn đến làm ăn thua lỗ, tệ tham nhũng, quan liêu phát triển, đời sống người lao động còn khó khăn; chưa giải quyết được vấn đề tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội...

- Sự hạn chế của chiến lược này buộc chính phủ 5 nước In-đô-nê-xi-a: Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po, Thái Lan, từ thập kỉ 60 - 70 trở đi chuyển sang chiến lược công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây