Nguyên nhân tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu

Thứ năm - 05/03/2020 10:09
Hãy trình bày ngắn gọn những nguyên nhân tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu
Hãy trình bày ngắn gọn những nguyên nhân tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu

Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu trong những năm 1989-1991 đã gây nên những hậu quả hết sức nặng nề. Đó là một tổn thất chưa từng có trong lịch sử phong trào, công nhân quốc tế và chú nghĩa xã hội trên thế giới, dần đến hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới không còn tồn tại. Có thể nêu lên 5 nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự sụp đổ này như sau:

- Liên Xô và các nước Đông Âu đã xảy dựng một mô hình về chủ nghĩa xã hội chưa đúng đắn, phù hợp với quy luật khách quan của sự phát triển lịch sử. Mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu xây dựng đã mắc nhiều khuyết tật và thiếu sót, như: thiếu công bằng, dân chủ, nhiều nhà lãnh đạo cao cấp duy ý chí, đã thực hiện cơ chế tập trung quan liêu bao cấp thay cho cơ chế thị trường, làm cho nền kinh tế thiếu tính năng động và mềm dẻo, không có điều kiện phát triển. Những sai lầm này lại chậm được khắc phục, sửa đổi. Đây chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu.
- Liên Xô và các nước Đông Âu chậm sửa chữa, thay đổi trước những biến động lớn của tình hình thế giới, và khi đã sửa chữa thay đối lại rời bỏ những nguyên lí đúng đắn của chủ nghĩa Mác - Lê-nin.

- Ở Liên Xô, năm 1985, Goóc-ba-chốp lên làm Tổng thống và tiến hành công cuộc cải tổ. Nhưng cuộc cải tô của Goóc-ba-chốp lại mắc nhiều sai lầm: thực hiện đa nguyên đa đảng (cùng một lúc cho nhiều đảng tham gia công việc chính trị của đất nước), tuyên bố dân chủ và công khai mọi mặt, đẩy mạnh mối quan hệ và quá thân thiết với Mĩ, phương Tây,... làm cho đất nước Liên Xô càng lâm vào tình thế khủng hoảng, trì trệ.

- Những sai lầm, sự tha hoá về phẩm chất chính trị và đạo đức cách mạng của một số nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô, Đông Âu. Nhiều nhà lãnh đạo khi lên cầm quyền đã xa rời chủ nghĩa cộng sản để đi theo con đường tư bản hoặc chủ nghĩa xã hội dân chủ.

- Hoạt động chống phá của các thế lực chống chủ nghĩa xã hội ở trong và ngoài nước do Mĩ cầm đầu được che đậy dưới hình thức của một cuộc “cách mạng nhung”, nhưng thực chất là đẩy mạnh âm mưu “diễn biến hoà bình” nhằm phá hoại hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới. Trải qua nhiều năm dưới chế độ tư bản chủ nghĩa nên lực lượng chống chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu còn rất mạnh (công chức, sĩ quan, binh lính của chế độ cũ, các giai cấp bóc lột tư sản, địa chủ, các lực lượng nhà thờ Thiên chúa giáo, Đảng xã hội dân chủ,...), lại được Mĩ hậu thuẫn và giúp đỡ, cùng câu kết với nhau và ra sức phá hoại.

- Khi các nước Đông Âu đang gặp khủng hoảng nặng nề, các tổ chức Đảng Cộng sản đang bị nguy kịch thì chính sách “không can thiệp” của Chính phủ Liên Xô do Goóc-ba-chốp cầm đầu đã tạo thêm điều kiện thuận lợi cho các thế lực trong và ngoài nước ra sức phá hoại.

- Tháng 12 - 1991 chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô sụp đổ sau 74 năm tồn tại (1917 - 1991), đồng thời cũng đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây