Phân tích nét độc đáo trong con đường tìm chân lí cứu nước của Người so với các bậc tiền bối.

Thứ hai - 09/03/2020 12:17
Căn cứ vào hoạt động của Nguyễn Ái Quốc, hãy phân tích nét độc đáo trong con đường tìm chân lí cứu nước của Người so với các bậc tiền bối.
Căn cứ vào hoạt động của Nguyễn Ái Quốc, hãy phân tích nét độc đáo trong con đường tìm chân lí cứu nước của Người so với các bậc tiền bối.

Các bậc tiền bối như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh đều có tinh thần yêu nước, thương dân, song các ông không lựa chọn đúng đắn con đường cứu nước giải phóng dân tộc.

Phan Bội Châu gặp gỡ những chính khách Nhật để xin họ giúp Việt Nam đánh Pháp. Phương pháp của cụ là vận động thanh niên yêu nước ra nước ngoài học tập thông qua phong trào “Đông du”, tổ chức giai cấp cùng tầng lớp đấu tranh chống Pháp theo đường lối bạo động. Còn Phan Châu Trinh lại chọn con đường dựa vào Pháp để đánh đổ ngôi vua và chế độ phong kiến hủ bại. Phương pháp chính là cải cách để nâng cao dân trí, dân quyền, cổ động chấn hưng thực nghiệp, lập hội kinh doanh. Cả hai ông đều có hạn chế, hoặc là dựa vào Nhật để đánh Pháp, hoặc là dựa vào Pháp để đánh đổ phong kiến, chưa xác định đầy đủ đối tượng của cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ là vừa phải đánh đổ đế quốc Pháp, vừa phải đánh đổ phong kiến, trong đó đánh đổ đế quốc Pháp phải đặt lên hàng đầu - giải quyết mâu thuẫn dân tộc là trên hết.

Đối với Nguyễn Ái Quốc, Người lại lựa chọn hướng đi sang phương Tây, nơi có tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái, có khoa học - kĩ thuật, có nền văn minh phát triển, muốn tìm hiểu những gì ẩn sau các cụm từ “tự do, bình đẳng, bác ái”. Cách đi của Người là đi vào các giai cấp, tầng lớp, đi vào phong trào quần chúng, giác ngộ, đoàn kết họ đứng lên đấu tranh giành độc lập thực sự, bằng sức mạnh của mình là chính. Người luôn đề cao học tập, nghiên cứu lí luận và kinh nghiệm cách mạng mới nhất của thời đại để trên cơ sở đó bắt gặp chân lí cứu nước là chủ nghĩa Mác - Lê-nin, xác định con đường cứu nước theo Cách mạng tháng Mười Nga. Đây là con đường cứu nước duy nhất đúng đắn đối với dân tộc ta, cũng như đối với các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc khác, vì nó phù hợp với sự phát triển của lịch sử.

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây