phong trào cách mạng 1930 - 1931 bị thực dân Pháp đàn áp dã man, nhưng phong trào cách mạng do Đảng lãnh đạo vẫn được phục hồi?

Thứ ba - 10/03/2020 09:39
Tại sao phong trào cách mạng 1930 - 1931 bị thực dân Pháp đàn áp dã man, nhưng phong trào cách mạng do Đảng lãnh đạo vẫn được phục hồi? (So với khởi nghĩa Yên Bái của Việt Nam Quốc dân đảng).
Tại sao phong trào cách mạng 1930 - 1931 bị thực dân Pháp đàn áp dã man, nhưng phong trào cách mạng do Đảng lãnh đạo vẫn được phục hồi? (So với khởi nghĩa Yên Bái của Việt Nam Quốc dân đảng).

- Khi bị địch khủng bố, các cơ quan lãnh đạo của Đảng ở Trung ương và địa phương không bị phá-vỡ, phong trào cách mạng do Đảng lãnh đạo vẫn phục hồi:
Ở trong các nhà tù, các đảng viên cộng sản và những người yêu nước vẫn tiếp tục đấu tranh, các đảng viên còn lại ở bên ngoài tìm cách gây dựng lại tổ chức cơ sở Đảng và quần chúng.

Năm 1932, theo chỉ thị của Quốc tế cộng sản, đồng chí Lê Hồng Phong cùng một số đảng viên hoạt động ở trong nước và nước ngoài đã tổ chức ra Ban lãnh đạo của Đảng. Một chương trình hành động của Đảng được đề ra với nội dung chủ yếu là đòi quyền dân sinh, dân chủ, trả tự do cho tù hình trị, cấp thiết phải củng cố, phát triển các tổ chức Đảng, tổ chức quần chúng,...

- Từ năm 1933, phong trào phát triển trở lại, điều này thể hiện ở các mặt:
+ Phong trào đấu tranh của quần chúng nối tiếp nổ ra ở Nam Kì, Tây Nguyên...
+ Cuối năm 1933, các tổ chức Đảng được xây dựng, củng cố.
+ Năm 1934, Ban lãnh đạo Hải ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương được thành lập.
+ Cuối năm 1934 đầu năm 1935, các xứ ủy Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì lần lượt được lập lại. Các tổ chức quần chúng như Công hội, Nông hội cũng lập lại.
+ Tháng 3 - 1935, Đại hội lần thứ nhất của Đảng họp ở Ma Cao Trung Quốc) đã thông qua nghị quyết chính trị, điều lệ đảng, các nghị quyết về vận động quần chúng, bầu ra Ban Chấp hành Trung ương... để chuẩn bị cho một cao trào cách mạng mới.

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây