Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh là do những nhân tố

Thứ sáu - 06/03/2020 10:21
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh là do những nhân tố nào?
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh là do những nhân tố nào?

Sau khi chiến tranh kết thúc, Mĩ trở thành nước có nền kinh tế phát triển, hùng mạnh nhất thế giới vì:

- Mĩ tham gia Chiến tranh thế giới thứ hai trong điều kiện an toàn và thuận lợi cho mình nên đà làm giàu lên nhờ cuộc chiến tranh. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ từ tháng 9 - 1939, nhưng đến tận tháng 12 - 1942 Mĩ mới nhảy vào tham chiến (sau sự kiện Nhật Bản tấn công hạm đội Mĩ ở Trân Châu Cảng). Nước Mĩ lại cách xa trung tâm chiến tranh, được hai đại dương bao bọc là Đại Tây Dương và Thái Bình Dương nên không phải gánh chịu những thiệt hại về cơ sở vật chất, về dân thường... Chính sách của Mĩ trong suốt cuộc chiến tranh là lợi dụng hai phe đánh nhau, Mĩ đóng vai trò làm tên “lái súng”, bán vũ khí cho cả hai bên, khi nào một trong hai bên suy yếu, Mĩ sẽ nhảy vào để sớm kết thúc chiến tranh và thu lợi nhuận (tọa sơn quan hổ đấu). Cuộc chiến tranh kết thúc, Mĩ chỉ có 30 vạn người chết trong khi Liên Xô gần 27 triệu người, toàn thế giới là 56 triệu người, Mĩ lại thu được 114 tỉ đô la nhờ buôn bán vũ khí. Như vậy, Mĩ đã làm giàu trên sự đổ nát của châu Âu và thế giới.

- Mĩ có lãnh thổ rộng lớn đứng hàng thứ tư thế giới (sau Liên Xô, Canada và Trung Quốc), có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và nguồn nhân lực dồi dào với trình độ kĩ thuật tay nghề cao, năng động và sáng tạo.

- Mĩ áp dụng thành công những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại để nâng cao năng xuất lao động, hạ giá thành sản phẩm, điều chỉnh lợp lí cơ cấu sản xuất. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, rất nhiều nhà khoa học lỗi lạc trên thế giới chạy sang Mĩ, vì ở đây có điều kiện hòa bình và đầy đủ phương tiện để nghiên cứu. Vì vậy, Mĩ là nước đầu tiên tiến hành cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai với hàng loạt những phát minh được ứng dụng vào sản xuất: phát minh ra máy vi tính, chất dẻo pôlime, các nguồn năng lượng mới như thủy triều, nhiệt hạch, nguyên tử,..., chinh phục vũ trụ, thực hiện cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp,...

- Các tổ hợp công nghiệp - quân sự và các công ti tập đoàn tư bản lũng đoạn của Mĩ có sức sản xuất, cạnh tranh lớn cả trong và ngoài nước. Hàng hoá tiêu dùng và sản phẩm công nghiệp của Mĩ len lỏi khắp các thị trường thế giới. Mĩ cũng tiếp tục đẩy mạnh việc sản xuất vũ khí và bán cho các nước.

- Các chính sách và vai trò điều tiết của Nhà nước cũng đóng vai trò quan trọng thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển.

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây