Sự phát triển của phong trào yêu nước dân chủ công khai của giai cấp tư sản, tiểu tư sản từ năm 1919 đến năm 1925

Thứ hai - 09/03/2020 12:04
Hãy trình bày sự phát triển của phong trào yêu nước dân chủ công khai của giai cấp tư sản, tiểu tư sản từ năm 1919 đến năm 1925 và nêu nhận xét về phong trào này.

Hãy trình bày sự phát triển của phong trào yêu nước dân chủ công khai của giai cấp tư sản, tiểu tư sản từ năm 1919 đến năm 1925 và nêu nhận xét về phong trào này.


Những năm sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào yêu nước ở nước ta phát triển mạnh mẽ, thu hút nhiều tầng lớp nhân dân tham gia với nhiều hình thức phong phú và sôi nổi.

Giai cấp tư sản dân tộc, làm ăn thuận lợi sau chiến tranh, muốn vươn lên giành vị trí khá hơn trong nền kinh tế Việt Nam. Họ đã phát động các phong trào chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa (1919); chống độc quyền thương cảng Sài Gòn (1923); thành lập Đảng Lập hiến (1923) có cơ quan ngôn luận là Diễn đàn Đông Dương và Tiếng dội An Nam; dùng báo chí để bênh vực quyền lợi cho mình trong phong trào chống độc quyền..

Các tầng lớp tiểu tư sản trí thức thì thành lập các tổ chức chính trị: Việt Nam nghĩa đoàn, Hội Phục Việt, Đảng Thanh niên; xuất bản nhiều tờ báo tiến bộ: Chuông rè, An Nam trẻ, Người nhà quê,...; Thành lập các nhà xuất bản tiến bộ: Cường học thư xã, Nam đồng thư xã,... ; Đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu (1925) và để tang Phan Châu Trinh (1926).

Nhận xét: phong trào yêu nước dân chủ công khai của giai cấp tư sản và tiểu tư sản từ Năm 1919 đến Năm 1925 diễn ra sôi nổi, thu hút đông đảo các lực lượng tham gia, hình thức đấu tranh phong phú, thể hiện rõ mục tiêu chống đế quốc, phong kiến, đòi các quyền tự do dân chủ. Phong trào thể hiện ý thức dân tộc, dân chủ và mang tính chất quần chúng rộng rãi. Tuy nhiên, phong trào còn mang tính tự phát, chủ yếu giới hạn trong mục tiêu kinh tế, các cuộc đấu tranh thiếu sự liên hệ với nhau. Hạn chế lớn nhất của phong trào thời kì này là còn thiếu một giai cấp tiên tiến lãnh đạo với một đường lối cách mạng đúng đắn.


 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây