Giải bài tập SGK Lịch Sử 6 - Bài 25: Ôn tập chương 3

Thứ năm - 29/11/2018 09:22
Giải bài tập SGK Lịch Sử 6 - Bài 25: Ôn tập chương 3

Bài 1: Ách thống trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nhân dân ta.

a, Tại sao Sử cũ gọi giai đoạn lịch sử nước ta từ năm 179 TCN đến thế kỉ X là thời kì Bắc thuộc ?

b, Trong thời gian Bắc thuộc, nước ta đã bị mất tên, bị chia ra, nhập vào với các quận, huyện của Trung Quốc với những tên gọi khác nhau như thế nào ? Hãy thống kê cụ thể qua từng giai đoạn bị đô hộ.

c, Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nhân dân ta trong thời kì Bắc thuộc như thế nào ? Chính sách thâm hiểm nhất của chúng là gì?

Lời giải:

a, Sử cũ gọi giai đoạn lịch sử này là thời Bắc thuộc vì : Từ 179 đến thế kỉ X, dân tộc ta liên tiếp chịu sự thống trị, ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc.

b, Bảng thống kê:

bai 1 trang 69 sgk lich su 6

c, * Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nhân dân ta trong thời kì Bắc thuộc vô cùng tàn bạo, thâm độc, đẩy nhân dân ta vào cảnh cùng quẫn về mọi mặt: bắt nhân dân ta đóng nhiều loại thuế hết sức vô lí, bắt nhân dân ta cống nộp ngà voi, đồi mồi.. quả vải và cả những người thợ thủ công tài giỏi...

- Chúng giữ độc quyền về sắt để kìm hãm sản xuất của ta và kìm hãm dân ta sản xuất vũ khí để chống lại chúng.

- Bắt dân ta theo phong tục tập quán của người Hán, học chữ ác...

* Chính sách thâm hiểm nhất của chúng ta là muốn đồng hóa dân tộc ta.

Bài 2: Cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong thời Bắc thuộc

Lời giải:

Lập bảng thống kê các cuộc khởi nghĩa lớn trong thời Bắc thuộc theo mẫu.

bai 2 trang 70 sgk lich su 6

Bài 3: Sự chuyển biến về kinh tế và văn hóa xã hội

a) Hãy nêu các biểu hiện cụ thể của những biến chuyển về kinh tế, văn hóa ở nước ta trong thời Bắc thuộc.

b) Theo em, sau hơn một nghìn năm bị đô hộ, tổ tiên chúng ta vẫn giữ được những phong tục, tập quán gì ? Ý nghĩa của điều này ?

Lời giải:

a) Những biến chuyển về kinh tế, văn hóa ở nước ta trong thời Bắc thuộc:

- Về kinh tế:

   + Nghề rèn sắt vẫn phát triển .

   + Trong nông nghiệp, nhân dân đã biết sử dụng sức kéo của trâu bò, biết làm thủy lợi, trồng lúa một năm hai vụ.

   + Các nghề thủ công cổ truyền vẫn được duy trì, phát triển.

   + Nghề gốm, dệt vải vẫn giao lưu buôn bán.

- Về văn hóa:

   + Chữ Hán và đạo Phật, đạo Nho, đạo Lão được truyền vào nước ta.

   + Bên cạnh đó, nhân dân ta vẫn sử dụng tiếng nói của tổ tiên và sống theo nếp riêng với những phong tục cổ truyền của dân tộc.

- Về xã hội: Xã hội phân hóa sâu sắc.

b)

- Sau hơn một nghìn năm đô hộ, tổ tiên ta vẫn giữ được tiếng nói và các phong tục, nếp sống với những đặc trưng riêng của dân tộc: xăm mình, ăn trầu, nhuộm răng, làm bánh chưng, bánh giầy.

- Ý nghĩa: Điều này chứng tỏ sức sống mãnh liệt của tiếng nói, phong tục, nếp sống của dân tộc không có gì có thể tiêu diệt được.

<<XEM MỤC LỤC

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây