Giải bài tập Sử 8 - Bài 31: Ôn tập: Lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918

Thứ tư - 26/12/2018 10:28
Giải bài tập Sử 8 - Bài 31: Ôn tập: Lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918

Bài 1 (trang 151 sgk Lịch sử 8): Lập bảng thống kê về các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương

Lời giải:

*Bảng hệ thống kiến thức về các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương

STT

Tên cuộc khởi nghĩa, thời gian, người lãnh đạo

Hoạt động nổi bật

Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm

1

Khởi nghĩa Ba Đình(1886 - 1887).

Phạm Bành, Đinh Công Tráng.

- Xây dựng công sự kiên cố, có cấu trúc độc đáo.

- Trận đánh nổi tiếng nhất diễn ra vào tháng 1 - 1887

 

- Tiêu hao sinh lực địch, làm chậm quá trình bình định vùng Bắc Trung Kì của thực dân Pháp.

- Để lại bài học kinh nghiệm về tổ chức nghĩa quân và xây dựng căn cứ địa kháng chiến.

2

Khởi nghĩa Bãi Sậy (1885- 1892).

Nguyễn Thiện Thuật.

- Xây dựng căn cứ Bãi Sậy (Hưng Yên) và Hai Sông (Hải Dương)

- Nghĩa quân được phiên chế thành những phân đội nhỏ (20 người), chăn đánh địch theo lối đánh du kích trên các tuyến giao thông thuỷ, bộ ở đồng bằng Bắc Kì.

- Là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của nhân dân ta ở vùng đồng bằng cuối thế kỉ XIX.

- Để lại bài học kinh nghiệm về tổ chức hoạt động và bài học về chiến tranh du kích.

 

3

Khởi nghĩa Hương Khê (1885- 1896).

Phan Đình Phùng, Cao Thắng.

 

- 1885 - 1888: chuẩn bi lực lượng, xây dựng căn cứ, chế tạo vũ khí, tích trữ lương thực,...

- Từ năm 1889, liên tục tập kích đẩy lùi các cuộc hành quân càn quét cùa địch, chủ động tấn công và thắng nhiều trận lớn nổi tiếng.

- Là cuôc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương.

- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm vể tổ chức hoạt động, tác chiến.

Bài 2 (trang 151 sgk Lịch sử 8): So sánh hai xu hướng cứu nước: bạo động của Phan Bội Châu và cải cách của Phan Châu Trinh.

Lời giải:

Xu hướng Chủ trương Biện pháp Khả năng thực hiện Tác dụng Hạn chế
Bạo động của Phan Bội Châu Đánh Pháp giành độc lập dân tộc, xây dựng xã hội tiến bộ Tập hợp lực lượng đánh Pháp, trước hết là xây dựng lực lượng về mọi mặt, kết hợp cầu viện Phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, nhưng chủ trương cầu viện Nhật Bản khó thực hiện Khuấy động lòng yêu nước cổ vũ tinh thần dân tộc Ý đồ cầu viện Nhật Bản là sai lầm nguy hiểm
Cải cách của Phan Châu Trinh Vận động cải cách trong nước, khai trí, mở mang công, thương nghiệp, tự cường Mở trường học đề nghị cùng thực dân chấn chỉnh lại chế độ phong kiến giúp Việt Nam tiến bộ Không thể thực hiện được vì trái với đường lối của Pháp Cổ vũ tinh thần tự lập tự cường giáo dục tư tưởng chống hủ tục phong kiến Biện pháp cải lương, xu hướng bắt tay với Pháp làm phân tâm tư tưởng cứu nước của nhân dân

Bài 3 (trang 151 sgk Lịch sử 8): Sưu tầm tài liệu để trình bày về cuộc đời và hoạt động của Nguyễn Tất Thành từ thuở niên thiếu đến năm 1918.

Lời giải:

- Giữa năm 1911: Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước tại cảng Nhà Rồng. Cuộc hành trình kéo dài 6 năm qua nhiều nước ở châu Phi, châu Mĩ và châu Âu.

- Năm 1917: Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp. Tại đây, Người làm rất nhiều nghề, học tập, rèn luyện trong quần chúng và giai cấp công nhân Pháp, tham gia hội những người Việt Nam yêu nước, viết báo cáo tuyên truyền cho cách mạng Việt Nam và tố cáo thực dân Pháp, tiếp nhận ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga... Những hoạt động bước đầu này của người đã xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.

<<XEM MỤC LỤC

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây