Bồi dưỡng Ngữ Văn 10, Luyện tập viết bài văn nghị luận

Thứ ba - 16/03/2021 19:41
Nắm lại kiến thức về đặc điểm của một đoạn văn: Đoạn văn được tính từ chỗ viết hoa đầu dòng cho đến khi chấm xuống dòng. Các cách trình bày nội dung trong một đoạn văn nghị luận
Bồi dưỡng Ngữ Văn 10, Luyện tập viết bài văn nghị luận

LUYỆN VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

A. NHỮNG LƯU Ý CHUNG

  1. Nắm lại kiến thức về đặc điểm của một đoạn văn:
     Đoạn văn được tính từ chỗ viết hoa đầu dòng cho đến khi chấm xuống dòng.
  2. Các cách trình bày nội dung trong một đoạn văn:
Diễn dịch Quy nạp Song hành Móc xích Tổng phân hợp
Là cách trình bày từ khái quát đến cụ thể, câu đứng đầu đoạn văn. Là cách trình bày từ cụ thể đến khái quát, câu chốt đứng ở cuối đoạn. Các câu văn không phụ thuộc vào nhau. Các câu văn phụ thuộc lẫn nhau, câu này móc ý vào câu kia. Từ ý khái quát đến quá trình phân tích cuối cùng tổng hợp lại.
 

B. LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN

  Đề bài 1:
                  “Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới”. (Go-rơ-ki).

  Yêu cầu:
  1. Anh (chị) hãy chọn một mục nhỏ trong dàn bài trong sách giáo khoa để viết thành một, hai đoạn văn ngắn (trong 25 phút). Ví dụ:
  Đoạn 1: Sách là sản phẩm tinh thần kì diệu của con người.
     a) Sách là sản phẩm văn minh nhân loại.
     Sách là sản phẩm văn minh nhân loại. Những cuốn sách cổ từ nền văn hoá Hi Lạp đã ghi lại quá trình thành lập nhà nước trong buổi đầu phát triển của lịch sử xã hội loài người. Những công trình toán học của Ác mét được ghi trong những phát minh vĩ đại. Những bài thơ Đường của Lí Bạch trở bao khát vọng lãng mạn của con người, những bài thơ của Đỗ Phủ day dứt, trăn trở trước cuộc đời và số phận của con người. lập chiến tranh và hoà bình của Lép Tôn Tôi nói về cuộc chiến tranh vĩ đại của Hồng quân Liên Xô trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc… Những tập thơ của Tố Hữu ghi lại chặng đường cách mạng vẻ vang, kiên cường của dân tộc Việt Nam… Từ khi ghi trên vỏ cây đến khắc gỗ và in hay bằng điện. Sử sách đã ghi nhận sự phát triển của văn minh nhân loại qua hàng vạn năm.
     b) Sách là kết quả của lao động trí tuệ.
     Sách là kết quả của lao động trí tuệ. Biết bao lao tâm khổ tứ người nghệ sĩ mới nhào nặn những trang sách. Lép Tôn Tôi nói nhà văn phải đọc một tấn sách mới có thể nặn một chữ. Phải mất bao công sức thống kê, tìm hiểu, phân tích nhà văn Ban Dắc mới có thể viết nên bộ Tấn trò đời gồm 97 tập có sức khái quát tổng hợp bằng 500 nhà kinh tế học của châu Âu. Biết bao nỗi đau đời trước những điều trông thấy, Nguyễn Du mới viết được Truyện Kiều. Những trăn trở nhiệt huyết của Đào Duy Anh khi làm từ điển Hán Việt. Có những vần thơ quằn quại đau thương của Hàn Măc Tử trong tập Thơ điên… Và rất nhiều công trình khoa học khác.
     c) Sách có sức mạnh vượt không gian và thời gian.
     Sách có sức mạnh vượt không gian và thời gian. Những bài thơ trong tập Kinh thi của thơ ca Trung Quốc còn biết bao mơ ước. Những cuốc sách của thời kì phục hưng mang bao khát vọng về hạnh phúc loài  người. Những trang sách, trang đời trong văn thơ Lí Trần mang âm hưởng anh hùng ca bất tận. Truyện Kiều cách đây hơn hai trăm năm vẫn còn nguyên giá trị nhân đạo về lẽ sống và hạnh phúc của những người phụ nữ. Thơ mới mãi là một thời đại trong thi ca. văn học Pháp thế kỉ XIX tràn ngập tiếng nói nhân văn của con người. Đọc những vở kịch của Béc-tôn-brếch ta yêu quý hơn công lí và hạnh phúc trong đấu tranh. Những giá trị của con người, tình yêu và sự vẫy gọi trong văn của Ô-Hen-Ri. Qua thời gian và không gian, những trang sách cho con người hiểu hơn về đất nước, thế giới, vũ trụ và chính bản thân mình.
Đoạn 2: Sách mở rộng  những chân trời mới.
  a) Sách cung cấp những hiểu biết về thế giới xung quanh, về vũ trụ bao la, về các đất nước xa xôi trên thế giới.
     Sách cung cấp những hiểu biết về thế giới xung quanh, về vũ trụ bao la, về các đất nước xa xôi trên thế giới. Nhận thức của con người được mở rộng trước những trang sách nhỏ. Con người hiểu được vạn vật xung quanh, một góc làn quê, một dòng sông nhỏ, những kỉ niệm vui buồn ở tuổi thiếu thời. Sách cho ta hiểu về chân trời xa còn nhiều bí ẩn. Một cách buồm lộng gió chở nặng tình quê, một đỉnh cao mây mờ phủ tuyết của đất nước Hi Lạp. Người đọc tưởng tượng thấy những cánh rừng bạch dương nước Nga trong thơ Pukin, thấy được bầu trời đầy nắng gió của đất nước Ấn Độ trong thơ Ta-Go, thấy cả những mất mát đau thương trong những vần thơ day dứt của Huy Gô trong văn học Pháp.
  b) Sách giúp những hiểu biết về cuộc sống con người qua các thời kì khác nhau, hiểu biết đời sống văn hoá, tâm tư, khát vọng của con người những nơi xa xôi.
   Sách giúp những hiểu biết về cuộc sống con người qua các thời kì khác nhau, hiểu biết đời sống văn hoá, tâm tư, khát vọng của con người những nơi xa xôi. Còn sang sảng đâu đây bản tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất của dân tộc trong Nam quốc sơn hà của Lí Thường Kiệt, Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn là tiếng kèn xung trận. Bài đại cáo bình Ngô là khúc khải hoàn ca tổng kết chặng đường đánh giặc Minh của cha ông chúng ta. Truyền Kiều của Nguyễn Du mang bao khát vọng về hạnh phúc của con người, nhất là hạnh phúc trong tình yêu của người phụ nữ. Những mơ ước của Giăng Văn Giăng trong Những người khốn khổ của Huy Gô về một nền xã hội cộng hoà làm cho tin vào cuộc sống Ta Go nói về tình yêu của mẹ của con người thật lớn lao, kì vĩ.v.v
  c) Sách giúp con người tự khám phá dân tộc mình, bản thân mình và chắp cánh những ước mơ, nuôi dưỡng  khát vọng.
     Sách giúp con người tự khám phá dân tộc mình, bản thân mình và chắp cánh những ước mơ, nuôi dưỡng  khát vọng. Những cuốn sách của thơ văn Lí Trần cho ta hiểu thêm hào khí Đông Á. Thơ văn Nguyễn Trãi là bài ca yêu nước và lòng tự hào dân tộc ta. Ta hiểu hơn cuộc sống bất công vô nhân đạo  của con người trong Truyện Kiều. Những khát vọng trong tình yêu, cuồng nhiệt trong ước vọng hiện lên trong những vần thơ mới,v.v
  Ta hiểu hơn bi kịch, những  khát vọng trong Đời thừa của nhà văn Nam Cao. Đọc những  trang sách nhỏ ta hiểu hơn những bí ẩn sâu thẳm trong tâm hồn con người để kịp thời điều chỉnh và hoàn thiện nhân cách, khát khao sống hướng thiện. Văn học chắp cánh, nuôi dưỡng những ước mơ cho ta bay tới chân trời xa. Người đọc muốn khám phá một khu rừng cổ tích, muốn bay tới một vùng đất lạ, hay kì diệu hơn muốn sống hết mình đốt lên ngọn lửa của niềm tin. Sách đã đánh thức cho ta nghiên cứu tìm tòi, sáng tạo nên những công trình vươn tới tương lai.
Đoạn 3: Cần có thái độ đúng với sách và việc đọc sách.
  a) Đọc sách mang lại lợi ích nên phải biết chon sách mà đọc, biết học hỏi và làm đúng những điều tốt đẹp trong sách.
  Đọc sách mang lại lợi ích nên phải biết chọn sách mà đọc, biết học hỏi và làm đúng những điều tốt đẹp trong sách. Thị trường sách hiện nay rất phong phú. Không chỉ có các loại sách lành mạnh, hấp dẫn như sách văn học chân chính, sách nghiên cứu khoa học, sách tâm lí, sách thể thao, sức khoẻ, mà nhiều loại sách kiếm hiệp, kích động bạo lực hoặc các loại sách văn hoá phẩm đồi truỵ. Phải chọn sách phù hợp với tâm lí lứa tuổi, có tác dụng thiết thực trong việc nâng cao kiến thức, bồi dưỡng nhân cách, tâm hồn. Những  trang sách là những trang đời, thông qua thế giới hình tượng, người đọc ý thức cao về nhân cách và lẽ sống cao cả, biết tôn  trọng những giá trị nhân văn của con người để sống tốt hơn, vì con người nhiều hơn.
  b) Bảo quản, trân trọng sách là một hành vi văn hoá đẹp.

LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN

1. Chọn mục “Sách là sản phẩm tinh thần kì diệu của con người” ở phần thân bài ta có thể tham khảo đoạn văn sau:
  “Từ lâu con người đã biết đến sự kì diệu của sách. Sách, đó là cái thần kì trong cái thần kì mà nhân loại đã sáng tạo nên. Thật không thể hình dung một nền văn minh mà không có sách. Từ hàng nghìn năm trước, khi chưa có chữ in, chưa có máy in, chưa có cả giấy bút nữa, thì nhân loại đã nghĩ đến sách rồi, đã có những hình thức đầu tiên của sách rồi. Sách là cái cần có để con người lưu giữ và truyền lại cho người khác, cho thế hệ khác, những hiểu biết của mình về thế giới xung quanh, những khám phá về vũ trụ và con người, cả những ý nghĩ, những quan niệm, những mong muốn về cuộc sống cần gửi đến cho mọi người và trao gửi đến đời sau’.
(Trần Thanh Đạm (chủ biên), làm văn 10)

2. Chọn mục “Cần có thái độ đúng với sách và việc đọc sách…” ở phần thân bài có thể tham khảo đoạn văn sau:
     “Từ câu nói của nhà văn Nga, ta có thể xác định một thái độ đối với sách. Trước hết, phải biết quý trọng sách và coi việc đọc sách là một việc rất cần thiết, vừa rất thú vị, vừa rất bổ ích. Sống mà không đọc sách, không ham mê sách, thì điều đó không thể chấp nhận được. Nhưng phải biết chọn sách để đọc. Không bị mê hoặc bởi sự hấp dẫn của hình thức, không thể bị lôi cuốn bởi những thị hiếu tầm thường, phải tìm đến những cuốn sách thật sự tốt, có ích. Mặt khác, đọc sách  không chỉ là một sự hưởng thụ, mà còn là một cách hành động ở đời. Cho nên, đọc sách là để rút ra bài học bổ ích cho cuộc sống tốt hơn, hành động có hiệu quả hơn. Đọc sách mà không tiêu hoá được, không vận dụng được vào hành động, thì dẫu đọc hàng nghìn cuốn sách cũng không hơn gì cái tủ mọt đựng sách’.
(Trần Thanh Đạm, sđd)

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây