Bồi dưỡng Ngữ Văn 10, Ôn tập phần Tiếng Việt

Chủ nhật - 14/03/2021 09:36
Nguồn gốc tiếng Việt: Tiếng Việt có nguồn gốc bản địa. Nguồn gốc và tiến trình phát triển của tiếng Viêt gắn bó với nguồn gốc và tiến trình phát triển của dân tộc Việt. Tiếng Việt được xác định thuộc họ ngôn ngữ Nam Á.

ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT

I. HỆ THỐNG HOÁ KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Hoạt động giao tiếp là gì? Có những nhân tố giao tiếp nào tham gia và chi phối hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ? Trong hoạt động giao tiếp có những quá trình nào?
     a) Hoạt động giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ (dạng nói hoặc dạng viết), nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức, về tình cảm, về hành động.
     b) Trong hoạt động giao tiếp có hai quá trình: tạo lập văn bản (do người nói, người viết thực hiện) và lĩnh hội văn bản (do người nghe, người đọc thực hiện). Hai quá trình này diễn ra trong quan hệ tương tác.
     c) Trong hoạt động giao tiếp có sự chi phối của các nhân tố: nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, mục đích giao tiếp, phương tiện và cách thức giao tiếp.

2. Lập bảng so sánh đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
 
  Hoàn cảnh và điều kiện sử dụng Các yếu tố phụ trợ Đặc điểm chủ yếu về từ và câu
Ngôn ngữ nói Hoàn cảnh sử dụng trong giao tiếp hằng ngày mau thời, tức lẹ nên người nói ít có điều kiện lựa chọn gọt giũa, người nghe không được nghiền ngẫm kĩ Các yếu tố ngữ điệu, cử chỉ ngoài ngôn ngữ như cử chỉ, hành động, ánh mắt, điệu bộ của người nói… Từ ngữ dùng khá đa dạng, dùng nhiều loại từ khẩu ngữ, tiếng lóng, các biệt ngữ, các trợ từ, các từ ngữ đưa đẩy, chêm xen. Dùng các loại câu đặc biệt, câu tỉnh lược.
Ngôn ngữ viết Ngôn ngữ viết được thể hiện bằng chữ viết trong văn bản và được tiếp nhận bằng thị giác. Vì vậy cho nên muốn viết và đọc, cả người viết và người đọc phải biết các kí hiệu chữ viết, các quy tắc chính tả, các quy tắc tổ chức văn bản . người viết có điều kiện chọn lọc và gọt giũa ngôn ngữ, người đọc cũng có điều kiện nghiền ngẫm ngôn ngữ. Ngôn ngữ viết có sự hỗ trợ của hệ thống dấu câu, của các kí hiệu văn tự, của các hình ảnh minh hoạ, các biểu bảng, sơ đồ. Từ ngữ trau chuốt, chắt lọc, thay thế có điều kiện diễn đạt chính xác phù hợp với phong cách ngôn ngữ văn bản, tránh ngôn ngữ địa phương, các tiếng lóng, tiếng tục. Các câu thông thường đủ thành phần, được tổ chức mạch lạc, chặt chẽ nhờ các quan hệ từ và sự sắp xếp các thành phần phù hợp.

3. Văn bản có những đặc điểm cơ bản nào?  Hãy phân tích các đặc điểm văn bản ấy qua một văn bản cụ thể trong sách Ngữ văn 10.
     a) Văn  bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, gồm một hay nhiều câu, nhiều đoạn và có những đặc điểm sau đây:
     + Mỗi văn bản tập trung thể hiện một chủ đề và triển khai chủ đề đó một cách trọn vẹn.
     + Các câu trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ, đồng thời cả văn bản được xây dựng theo một kết cấu mạch lạc.
     + Mỗi văn bản có dấu hiệu biểu hiện tính hoàn chỉnh về nội dung (thường mở đầu bằng một nhan đề và kết thúc bằng hình thức thích hợp với từng loại văn bản).
     + Mỗi văn bản nhằm thực hiện (hoặc một số) mục đích giao tiếp  nhất định.
     b) Phân tích đặc điểm văn bản Mẹ và quả của Nguyễn Khoa Điềm, SGK Ngữ văn 10, Tập II, NXBGD - Năm 2006.
     + Đặc điểm về nội dung: Sự thống nhất về nội dung. Bài thơ là sự cảm thông, ca ngợi những thầm lặng hy sinh của người mẹ với những đứa con. Đồng thời thể hiện những khát vọng về lòng biết ơn của nhà thơ với mẹ. Tên của bài thơ là Mẹ và quả nói về những suy nghĩ của tác giả về mối quan hệ giữa tình mẹ với những quy luật của tự nhiên.
     + Đặc điểm về hình thức: Hệ thống ngôn ngữ thơ, các hình ảnh, biện pháp tu từ đều góp phần thể hiện chủ đề tư tưởng. Từ nghệ thuật so sánh “Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên. Còn những bí và bầu thì lớn xuống”. Nhà thơ đã khái quát về tình mẹ và thông điệp: nếu một ngày mẹ không còn nữa thì Mình vẫn còn một thứ quả xanh non.
phong cach ngon ngu van ban

4. Lập bảng ghi các đặc điểm cơ bản cho thấy các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
 
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
Tính cụ thể
    Tính cảm xúc
Tính cá thể
Tính hình tượng
Tính truyền cảm
Tính cá thể hoá

5. Trình bày khái quát lịch sử tiếng Việt.
     + Nguồn gốc tiếng Việt: Tiếng Việt có nguồn gốc bản địa. Nguồn gốc và tiến trình phát triển của tiếng Viêt gắn bó với nguồn gốc và tiến trình phát triển của dân tộc Việt. Tiếng Việt được xác định thuộc họ ngôn ngữ Nam Á.
     + Quan hệ họ hàng tiếng Việt.
  Tiếng Việt thuộc dòng Môn - Khơmer. Từ dòng này đã tách thành tiếng cổ Việt Mường. Qua sự phát triển lâu dài đã hình thành của tiếng Việt hiện đại.
Sơ đồ nguồn gốc của Tiếng Việt:
ls phat trien tieng viet
      
     b) Anh (Chị) hãy kể tên một số tác phẩm văn học Việt Nam:
       + Viết bằng chữ Hán: Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Đại cáo bình Ngô, Hoàng Lê nhất thống chí.
       + Viết bằng chữ Nôm: Quốc âm thi tập, Truyện Kiều, Bánh trôi nước.
       + Viết bằng chữ quốc ngữ: Tắt đèn, thơ Tố Hữu, thơ Trần Đăng Khoa, Những ngôi sao xa xôi, Bến quê.

6. Tổng hợp những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt đúng chuẩn mực theo bảng mẫu.
Về ngữ âm và chữ viết Về từ ngữ Về ngữ pháp Về phong cách ngôn ngữ
Cần phát âm theo âm thanh chuẩn của tiếng Việt, cần viết đúng theo các quy tắc hiện hành về chính tả và chữ viết nói chung. Cần dùng từ ngữ đúng với hình thức và cấu tạo, với ý nghĩa và đặc điểm ngữ pháp của chúng trong tiếng Việt. Cần cấu tạo theo đúng quy tắc ngữ pháp tiếng Việt, diễn đạt đúng các quan hệ ý nghĩa và sử dụng dấu câu thích hợp. Hơn nữa, các câu trong đoạn văn và văn bản cần được liên kết chặt chẽ, tạo nên một văn bản mạch lạc, thống  nhất. Cần nói và viết phù hợp với các đặc trưng và các chuẩn mực trong từng phong cách chức  năng ngôn ngữ

  7. Trong những câu sau, câu nào anh (chị) cho là đúng?
     A. Muốn chiến thắng ta phải chủ động tiến công.
     B. Muốn chiến thắng, ta phải chủ động tiến công.
     C. Được tham quan danh lam thắng cảnh làm chúng ta thêm yêu quê hương đất nước.
     D. Được tham quan danh lam thắng cảnh, chúng ta thêm yêu quê hương đất nước.
     E. Qua hoạt động thự tiễn nên ta rút ra được những kinh nghiệm quý báu.
     F. Qua hoạt động thự tiễn, ta rút ra được những kinh nghiệm quý báu.
     G. Nhờ trải qua hoạt động thực tiễn, nên ta rút ra được những kinh nghiệm quý báu.
Trả lời: Các trường hợp đúng là: B, D, G

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây