Bồi dưỡng Ngữ Văn 10, Tổng kết phần văn học

Chủ nhật - 21/03/2021 12:03
Văn học Việt Nam gồm hai bộ phận lớn: Văn học dân gian và văn học viết. Hai bộ phận văn học này đều mang những đặc điểm truyền thống của văn học Việt Nam: Tinh thần chống xâm lược, tinh thần nhân văn, đề cao đạo lí, nhân nghĩa. Tuy nhiên, văn học dân gian và văn học viết lại có những đặc trưng riêng.

TỔNG KẾT PHẦN VĂN HỌC

A. HƯỚNG DẪN ÔN TẬP

1. Văn học Việt Nam gồm hai bộ phận lớn: Văn học dân gian và văn học viết. Hai bộ phận văn học này đều mang những đặc điểm truyền thống của văn học Việt Nam: Tinh thần chống xâm lược, tinh thần nhân văn, đề cao đạo lí, nhân nghĩa. Tuy nhiên, văn học dân gian và văn học viết lại có những đặc trưng riêng.
- Văn học Việt Nam: Văn học dân gian và Văn học viết

2. Về văn học dân gian có các trọng tâm kiến thức:
     a) Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. Văn học dân gian gồm những thể loại nào? Chỉ ra những đăch trưng nhất của các thể loại.
     + Những đặc trưng nhất của văn học dân gian:
     - Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng (Tính truyền miệng).
     - Văn học dân gian là sản phẩm của quá trình sáng tạo tập thể (Tính tập thể).
     + Bảng hệ thống đặc điểm thể loại văn học dân gian.

Thứ tự
Tên thể loại
văn học dân gian

Đặc trưng của các thể loại

1
 
Thần thoại
Là tác phẩm tự sự dân gian thường kể về các vị thần, nhằm giải thích tự nhiên, thể hiện khát vọng chinh phục tự nhiên và phản ánh quá trình sáng tạo văn hoá của con người thời cổ đại.


2


Sử thi
Là những tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần, nhịp, xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng để kể về một hoặc nhiều biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng của cư dân thời cổ đại.



3


Truyền thuyết
Là những tác phẩm tự sự dân gian kể về sự kiện và nhân vật lịch sử (hoặc có liên quan đến lịch sử) theo xu hướng lí tưởng hoá, qua đó thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn vinh của nhân dân đối với  những người có công với đất nước, dân tộc hoặc cộng đồng cư dân của một vùng.

4

Truyện cổ tích
Là những tác  phẩm tự sự dân gian mà cốt truyện và hình tượng được hư cấu có chủ định, kể về số phận con người bình thường trong xã hội, thể hiện tinh thần  nhân đạo và lạc quan của  nhân dân lao động.


5

Truyện ngụ ngôn
Là những tác phẩm tự sự dân gian ngắn, có kết cấu chặt chẽ, thông qua các ẩn dụ (Phần lớn là hình tượng loài vật) để kể về những việc liên quan đến con người, từ đó nêu lên những bài học kinh nghiệm về cuộc sống hoặc về triết lí nhân sinh.

6

Truyện cười
Là những tác phẩm tự sự dân gian ngắn, có kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ, kể về những sự việc xấu, trái tự nhiên trong cuộc sống, có tác dụng gây cười, nhằm mục đích giải trí phê phán.

7

Tục ngữ
Là những câu nói ngắn gọn, hàm súc, phần lớn có hình ảnh, vần, nhịp, đúc kết kinh nghiệm thực tiễn, thường dùng trong ngôn ngữ hằng ngày của nhân dân.

8

Câu đố
Là những bài văn vần hoặc câu nói thường có vần, mô tả vật đố bằng những hình ảnh, hình tượng khác lạ để người nghe tìm lời giải, nhằm mục đích giải trí rèn luyện tư duy và cung cấp những trí thức về đời sống.

9

Ca dao
Là những lời thơ trữ tình, thường kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng được sáng tác nhằm diễn tả thế giới nội tâm của con người.

10

Là những tác  phẩm tự sự dân gian bằng văn vần, có lối kể mộc mạc, phần lớn nói về các sự việc, sự kiện thời sự của làng, của nước.

11

Truyện thơ
Là tác phẩm tự sự dân gian bằng thơ, giàu chất trữ tình, phản ánh số phận và khát vọng của con người khi hạnh phúc lứa đôi và sự công bằng xã hội bị tước đoạt.

12

Chèo
Là những tác phẩm sân khấu dân gian, kết hợp các yếu tố trữ tình và trào lộng để vừa ca ngợi những tấm gương đạo đức, vừa phê phán, đã kích cái xấu trong sân khấu.

     b) Chọn phân tích một số tác phẩm (hoặc trích đoạn tác phẩm) văn học dân gian đã học (hoặc đã học) để làm nổi bật đặc điểm nội dung và nghệ thuật của sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện thơ, truyện cười, ca dao, tục ngữ.
     + Đoạn trích chiến thắng Mơ Tao - Mơ Xây trong sử thi Đam Săn thể hiện sức mạnh của một tù trưởng anh hùng. Hình ảnh Đam Săn ăn mừng chiến thắng phản ánh sức mạnh của chàng trong cộng đồng Ê Đê. Đó là đỉnh cao con người với bộ tộc trong buổi đầu chưa hình thành nhà nước. Những trận chiến đấu của Đam Săn với Mơ Tao - Mơ Xây vừa có sức mạnh ngang tàng, vừa có võ nghệ cao cường. Hình ảnh đoàn quân của Đam Săn đi dài như đoàn kiến, kì vĩ như  núi rừng Tây Nguyên càng chứng tỏ Đam Săn chính là linh hồn của cộng đồng ấy. Sử thi Đam Săn thể hiện được vai trò của người anh hùng trong bộ tộc.
     + Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ là truyện nói về bài học dựng nước và giữ nước của cha ông chúng ta. An Dương Vương xây thành chế nỏ là câu chuyện có thật trong lịch sử dân tộc. Mối tình Mị Châu - Trọng Thuỷ là phần hư cấu để nói lên bi kịch mất nước do mất cảnh giác của An Dương Vương. Bi kịch mất cảnh giác và bi kịch tình yêu được đặt ra trong quan hệ nguyên nhân kết quả nói về những sự kiện liên quan đến lịch sử dân tộc.
     + Truyện cổ tích Tấm Cám thông qua hạt nhân là quan hệ gia đình để giải quyết những xung đột trong xã hội. Tấm là nhân vật chức năng đại diện cho những phẩm chất tốt đẹp, còn mẹ con nhà Cám gian xảo, quỷ quái tìm mọi cách hại Tấm. Kết cấu của truyện được đặt trong quan hệ đối lập. Khi Tấm không thể vượt qua nổi những thử thách có các lực lượng kì diệu như ông Bụt giúp đỡ và các hình ảnh như chim vàng anh, khung cửi, quả thị nhân danh cho cái tốt giúp Tấm vượt qua.
     + Truyện cười Tam đại con gà nói về người học trò dốt nhưng lại thích khoe mã. Nghề đời dốt lại hay khoe chữ cho nên mới dạy học trò là “Dủ dì là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con gà”. Việc nguỵ biện của ông thầy không có sức thuyết phục, khi mâu thuẫn xuất hiện, tiếng cười phê phán mang ý nghĩa xã hội cũng hiện lên rõ nét.
     + Bài ca dao trữ tình:
                                         Gái thương chồng đương đông buổi chợ
                                         Trai thương vợ nắng xế chiều hôm.
  Nói về tình cảm vợ chồng. Có khá nhiều cách hiểu về bài ca dao này. Thông thường ca dao có vần điệu, sáng tác theo thể loại lục bác. Bài ca dao xác định rõ tình yêu của vợ với chồng và ngược lại. Mức độ ai thương ai được đặt trong cách diễn đạt của nghệ thuật ẩn dụ. Tình yêu của vợ với chồng được đặt trong các  không gian văn hoá, luôn nhiệt tình, nhân hậu vị tha, thuỷ chung. Còn người chồng cũng thương vợ nhưng như nắng xế chiều hôm, khi thế này, lúc thế khác nhất là khi cuộc đời  đã xế bóng. Bài ca dao là nỗi lòng, là khát vọng hạnh phúc của tình cảm vợ chồng.
     + Câu  tục ngữ: “Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng” là câu nói ngắn gọn nói về kinh nghiệm trong lao động sản xuất. Nuôi lợn nhàn hơn nuôi tằm. Các vần lưng trong các từ “Nằm, tằm” làm cho câu tục ngữ có vần, nói dễ nhớ.

3. Văn học viết Việt Nam gồm: văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX (văn học trung đại) và văn học từ đầu thế kỉ XX đến nay (văn học hiện đại). Cần nắm được đặc điểm chung và đặc điểm riêng của văn học trung đại và văn học hiện đại theo các gợi ý sau:
     a) Những nội dung lớn của văn học Việt Nam trong quá trình phát triển.
       Hai cảm hứng lớn của văn học Việt Nam là cảm hứng yêu nước và cảm hứng nhân đạo. Hai cảm hứng này thể hiện ở các khía cạnh cụ thể sau đây:
       + Con người Việt Nam trong quan hệ với thế giới tự nhiên
     + Con người Việt Nam trong quan hệ với quốc gia, dân tộc.
     + Con người Việt Nam trong quan hệ xã hội.
     + Con người Việt Nam và ý thức về bản thân.

b) Văn học viết Việt Nam phát triển trong sự ảnh hưởng qua lại với các yếu tố truyền thống dân tộc, tiếp biến văn học nước ngoài như thế nào? Nêu một số hiện tượng văn học tiêu biểu để chứng minh.
     Văn học viết Việt Nam phát triển trong sự ảnh hưởng qua lại với các yếu tố truyền thống dân tộc về nội dung và hình thức.
     + Về nội dung: Văn học viết xuất phát từ hai cảm hứng lớn là cảm hứng yêu nước và cảm hứng nhân đạo. Cảm hứng yêu nước thể hiện ở nhiều khía cạnh nhưng chủ yếu vẫn là lòng tự hào dân tộc. Và ý chí chiến đấu bảo vệ tổ quốc.
     Nam quốc sơn hà của Lí Thường Kiệt là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất của dân tộc. Bài thơ nói lên ý chí quyết tâm đánh giặc của cha ông chúng ta, nối tiếp truyền thống của Thánh Gióng và lòng yêu nước trong truyền thuyết An Dương Vương. Cảm hứng nhân đạo từ chiều sâu, chiều cao “thương người, thương mình, thương thân”.
     + Về hình thức: Văn học viết phát huy những tinh hoa của các thể loại truyền thống của thơ lục bát, kết cấu của truyện cổ tích trong nmột số truyện thơ khuyết danh. Hệ thống ngôn ngữ giàu hình ảnh, đa dạng biện pháp tu từ… Truyện Kiều của Nguyễn Du uyển chuyển tinh điệu trong những vần thơ lục bát, thơ Hồ Xuân Hương giàu hình ảnh, thơ Tố Hữu giàu chất liệu dân ca… đều có sự ảnh hưởng sâu sắc của văn học dân gian.
     + Văn học viết có sự tiếp biến văn học nước ngoài. Sự giao lưu văn hoá, ảnh hưởng văn hoá trong khu vực là điều tất yếu. Hơn một nghìn năm bắc thuộc, nền văn hoá Trung Hoa có ảnh hưởng sâu sắc tới văn hoá Việt Nam. Vì vậy mà hàng loạt các thể loại văn học Trung Quốc được văn học trung đại Việt Nam mô phỏng lại. Đặc biệt là sự ảnh hưởng của thơ Đường luật. Hầu như nhà thơ trung đại nào của Việt Nam cũng đều ít nhiều làm thơ Đường và phần lớn đều nắm chắc hệ thống niêm luật, bằng trắc của thơ Đường. Phong trào thơ mới là một cuộc cách mạng trong thi ca. Đó là cuộc biến thiên lớn nhất trong lịch sử văn hoá Việt Nam, khi chịu sự tác động của văn hoá phương Tây.v.

c) Sự khác nhau giữ văn học trung đại và văn học hiện đại về ngôn ngữ và hệ thống thể loại
  Văn học trung đại Văn học hiện đại

Ngôn ngữ
Dùng chữ Hán, chữ Nôm
Sức khái quát và sự trang trọng cao.
Dùng chữ quốc ngữ. Ngôn ngữ gần với lời ăn tiếng nói trong cuộc sống.

 
Thể loại
Ảnh hưởng sâu sắc các thể loại văn học Trung Quốc như chiếu, biểu, hịch, cáo, tựa, tiểu thuyết chương hồi. Có thêm nhiều thể loại văn học hiện đại phương Tây như tiểu thuyết tâm lí, truyện ngắn, kịch nói, nghiên cứu phê bình.

4. Để nắm khái quát phần văn học viết Việt Nam trong chương trình ngữ văn lớp 10, có thể ôn tập theo những gợi ý sau:
     a) Văn học viết Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX bao gồm những thành phần nào? Những đặc điểm lớn về nội dung và nghệ thuật của văn học trung đại Việt Nam.
     + Văn học viết Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX bao gồm hai thành phần cơ bản là văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm. Văn học chữ Hán được các trí thức Việt Nam tiếp thu từ văn học Trung Quốc nhưng đã được Việt hoá rất cao. Những tác phẩm Hán Văn tiêu biểu như Nam quốc sơn hà, Bình Ngô đại cáo, Hoàng lê nhất thống chí. Văn học Việt Nam là sự sáng tạo của các trí thức Việt Nam trên cơ sở chữ Hán. Những tác phẩm chữ Nôm tiêu biểu như tập thơ Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, Truyện Kiều của Nguyễn Du, thơ Hồ Xuân Hương.
     + Văn học trung đại Việt Nam phát triển qua bốn giai đoạn:
Từ thế kỉ X đến thế kỉ XIV Từ thế kỉ XV đến hết thế kỉ XVII Từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX Giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX
     + Những đặc điểm lớn về nội dung và nghệ thuật của văn học trung đại:
Đặc điểm nội dung Chủ nghĩa yêu nước Chủ nghĩa nhân đạo Cảm hứng thế sự
Đặc điểm nghệ thuật Tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị Tiếp thu và dân tộc hoá tinh hoa văn học nước ngoài

  b) Thống kê những thể loại văn học trung đại mà anh (chị) đã học. Nêu đặc điểm chủ yếu của một số thể loại tiêu biểu như chiếu, cáo, phú, thơ Đường luật, thơ Nôm Đường luật, ngâm khúc, hát nói.
     + Thống kê những thể loại văn học trung đại đã học là:
     - Cáo, hịch, phú, kệ, tựa, sử kí, truyền kì, tiểu thuyết chương hồi, thơ Đường luật, thơ Nôm Đường luật, ngâm khúc, hát nói, truyện thơ.
     - Bảng hệ thống đặc điểm một số thể loại tiêu biểu:
Tên thể loại Đặc điểm cơ bản
Chiếu Là văn bản điều hành của nhà vua với cấp dưới mang tính mệnh lệnh, yêu cầu thực hiện.
Cáo Thường viết sau chiến tranh, tổng kết lại những sự kiện lớn của dân tộc.

Phú
Phú là một thể văn có vần hoặc xen lẫn văn vần và văn xuôi, dùng để tả cảnh vật, phong tục, kể sự việc, bàn chuyện đời. Bố cục một bài phú thường có 4 phần.

Thơ Đường luật
Thơ Đường luật gieo phần ở các tiếng cuối câu 1, 2, 4 (Tứ tuyệt), câu 1, 2, 4, 6, 8 (Bát cú). Nguyên tắc đối thanh điệu ở các tiếng 2, 4, 6 có các cặp niêm 1 - 8, 2 - 3, 4 - 5, 6 - 7. Thơ Đường mang tính chất hàm súc cô đọng.
Thơ Nôm Đường luật Cơ bản giống như thơ Đường, một số bài có sự sáng tạo ở hiện tượng thất ngôn xen lục ngôn.
Ngâm khúc Dùng để ngâm, thường sáng tác theo thể loại song thất lục bát.
Hát nói Là thể xen kẽ giữa hát và nói (còn gọi là hát trù) gồm có phần mưỡi ở đầu.

  c) Nêu những tác giả, tác phẩm văn học tiêu biểu bằng cách lập bảng.
STT Tên tác giả Tên tác phẩm Những điểm cơ bản về nội dung
và nghệ thuật

1

Phạm Ngũ Lão

Thuật hoài
Khát vọng chí làm trai, lập công danh vì đất nước của người quân tử.
2 Vận nước Pháp thuận Nói về vận nước và các giải pháp giữ nước.
3 Cáo bệnh bảo mọi người Mãn Giác Thiền Sư Những tâm sự về lòng lạc quan của con người.

4

Hứng trở về
Nguyễn Trung Ngạn Nỗi nhớ quê hương khi xa cách, niềm khao khát trở về quê hương.

5

Phú sông Bạch Đằng

Trương Hán Siêu
Cảm hứng tự hào về lịch sử của cha ông, lòng biết ơn với thế hệ đi trước và trách nhiệm trước lịch sử.



6



Đại cáo bình Ngô



Nguyễn Trãi
Thể hiện tư tưởng của Nguyễn Trãi là lòng yêu nước và tự hào dân tộc. Là bản tổng kết chặng đường 10 năm kháng chiến chống quân Minh của cha ông chúng ta đồng thời tuyên bố một thời kì mới trong lịch sử dân tộc được mở ra vững chắc.
Bút pháp chính luận chặt chẽ, đanh thép


7


Cảnh ngày hè


Nguyễn Trãi
Miêu tả sức sống ngày hè mãnh liệt của một vùng quê ven biển đồng thời nói lên khát vọng về hạnh phúc no đủ của Nguyễn Trãi. Bài thơ có sự kết hợp giữa những câu thơ lục ngôn với thất ngôn.

8

Trích diễm thi tập

Hoàng Đức Lương
Nói về công việc sưu tầm, tuyển chọn văn chương. Những giá trị mà công việc mang lại với hiện tại và muôn đời sau.


9
Hiền tài là nguyên khí quốc của quốc gia
Thân Nhân Trung
Trình bày vai trò của người hiền tài với đất nước. Sự giáo huấn, răn dạy khi con người nhận thức được vai trò của việc học tập, rèn luyện.



10

Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn (Trích Đại Việt sử kí toàn thư)
 



Ngô Sĩ Liên
Khẳng định nhân cách dứt khoát của Trần Quốc Tuấn. Ông là người luôn đặt việc nước lên trên việc nhà. Thái độ của ông với hai người con thể hiện lợi ích quốc gia phải được coi trọng trước những biến cố lớn lao của dân tộc.

11
Thái sư Trần Thủ Độ (Trích Đại Việt sử kí toàn thư)
Ngô Sĩ Liên
Nói về tính cách thẳng thắn của Trần Thủ Độ và cách ứng xử có lí, có tình của ông trong việc trị nước.

12

Nhàn
Nguyễn Bỉnh Khiêm Quan niệm sống nhàn của nhà thơ và triết lí sống thanh cao không màng danh lợi.




13



Chuyện chức phán sự đền Tản Viên




Nguyễn Dữ
Đề cao tinh thần khẳng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác trừ hại cho dân của Ngô Tử Văn, đồng thời thể hiện niềm tin công lí, chính nghĩa nhất định sẽ chiến thắng gian tà.
Truyện có kịch tính, xây dựng nhân vật sắc nét để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.
14
Độc Tiểu Thanh kí


Nguyễn Dữ
Nói về bi kịch tài năng của những người nghệ sĩ đồng thời dự báo tương lai của bản thân để có tiếng nói tri ân.


15


Truyện Kiều


Nguyễn Du
Là bản cáo trạng đanh thép với lũ buôn thịt bán người đồng thời bày tỏ tiếng nói nhân đạo trước những giá trị văn hoá của con người, nhất là người phụ nữ.

  5. Hai nội dung lớn của văn học trung đại Việt Nam là chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo.
     * Phân tích nội dung yêu nước
     + Cảm hứng yêu nước qua thơ phú thời Lí Trần, Hàm khí Đông A, ý chí Sát Thát trở thành cảm hứng yêu nước sâu sắc. Pháp Thuận thấy việc nước như mây quấn, các quan hệ chằng chịt, gắn bó hữu cơ với nhau. Cách trị nước là trên dưới phải đồng thuận, vua quan phải mẫu mực thì mới có sự ủng hộ tuyệt đối của muôn dân trong việc bảo vệ và xây dựng đất nước.
     Bài thơ tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão thể hiện sức mạnh của 3 quân có thể ác trời sao. Người nam tử có khí thế mang tầm vóc vũ trụ. Từ đó đặt vấn đề cho mọi người quân tử phải trả được nợ công danh đối với đất nước.
     Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu không chỉ miêu tả dòng sông lịch sử. Âm hưởng chung của bàiphú là lòng tự hào dân tộc. Cuộc viếng thăm lịch sử có sự hoài niệm nhớ về những người anh hùng trong quá khứ và trách nhiệm của những người đối với tương lai.
     Hứng trở về của Nguyễn Trung Ngạn thấm thía tình quê sâu sắc. Ở đất Giang Nam (Trung Quốc) phồn hoa đô hội, nhà thơ vẫn nhớ những hình ảnh manh mùi vị quê hương. Hoa lúa đang mùa nở, lá dâu già với tằm vừa chín tới, tình quê nặng lòng man mác như trong ca dao cổ.
     + Tình yêu nước qua những sáng tác của Nguyễn Trãi (Đại cáo bình Ngô, Cảnh ngày hè).
     Thơ văn Nguyễn Trãi là bài ca yêu nước và lòng tự hoà dân tộc. Bình Ngô đại cáo là khúc khải hoàn ca tổng kết lại chặng đường đánh giặc Minh của cha ông ta, đồng thời là bản tuyên ngôn về một kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc. Bài cáo nêu mệnh đề nhân nghĩa trước hết phải yên dân. Tư tưởng lấy dân làm gốc xuyên suốt các sáng tác của ông. Thương dân, cứu dân nên phải trừ bạo. Quan niệm về quốc gia của Nguyễn Trãi toàn diện. Đó là lòng tự hào về lịch sử, phong tục, bản sắc văn hoá dân tộc. Bài cáo còn nêu lên lòng căm thù với quân xâm lược. Hào khí Lam Sơn với âm hưởng anh hùng ca thể hiện ở phần thứ ba của bài cáo. Đó là thế che chở của quân ta trong sự đối lập hèn nhát của kẻ thù:

Đánh một trận sạch không kình ngạc
Đánh hai trận tan tác chim muông
Cơn gió to quét sạch lá khô
Tổ kiến hỏng sụt toan đê vỡ.

     Lời tuyên bố đanh thép, tràn đầy niềm tự hào:
Xã tắc từ đây vững bền
Giang sơn từ đây đổi mới

Đại cáo bình Ngô xứng đáng là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc.
     Tập Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi thể hiện tình yêu quê hương, thiên nhiên hết sức gần gũi. Bài thơ Cảnh ngày hè miêu tả một vùng quê tràn đầy sức sống. Không mang nhiều tính chất ước lệ tượng trưng cường độ cuộc sống, sự mãnh liệt của hoè lục đùn đùn tán rợp trương làm cho bức tranh thiên nhiên nhiều màu sắc và căng tràn sự sống. Trách nhiệm ưu tiên thường trực trong lòng Ức Trai.
Dẽ có ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đồi phương.

Khát vọng của Nguyễn Trãi cả cuộc đời lo cho nước cho dân.
     + Lòng yêu nước thể hiện qua các tác phẩm viết về lịch sử (Trong những đoạn trích từ Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu, Đai Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên.
     Đoạn trích giới thiệu về Trần Quốc Tuấn đã nêu bật được tính cách của Trần Quốc Tuấn về kế sách giữ nước. Trần Quốc Tuấn đã đặt lợi ích dân tộc lên trên lợi ích gia đình. Muốn giữ yên xã tắc phải đoàn kết một lòng, trên dưới hoà thuận, không mưu phản để dành thiên hạ. Vì vậy mà Trần Quốc Tuấn sống trong tâm linh của nhân dân, được sự tôn kính trong tín ngưỡng của dân tộc.
     Còn chuyện kể về Thái Sư Trần Thủ Độ với sự ngưỡng vọng về một nhân vật lịch sử có tài trong kế sách trị nước. Tuy học hành trong sách vở không nhiều nhưng hành vi ứng xử của ông rất đáng trân trọng. Không vì sự thẳng thật, cương trực mà thù hằn, trái lại còn thưởng cho những người dám nói thật. Còn phải nghiêm trị những kẻ xu nịnh miệng nói nam mô nhưng bụng đựng bồ dao găm. Trên dưới phải nghiêm minh thì mới trị nước công minh chính đại.
     + Lòng yêu nước qua các tác phẩm nghị luận (Tựa “Trích diểm thi tập” của Hoàng Đức Lương, Hiền tài là nguyên khí của quốc gia của Thân Nhân Trung). Yêu nước gắn liền với những ánh văn chương giàu giá trị nhân bản. Công việc khảo cứ văn chương hay đòi hỏi nhiều công sức. Nhà văn cần mẫn, sáng tạo đem đến cho người đọc sự rung động trong lĩnh hội, thưởng thức. Vì những lí do đó mà người nghiên cứu, giới thiệu những ánh văn chương hay sẽ mang lại hạnh phúc cho người đọc, chính là hình thành khả năng đồng sáng tạo giữa người nghệ sĩ và người đọc.
     Còn lòng yêu nước trong Hiền tài là nguyên khí của quốc gia lại khẳng định vai trò của người hiền tài đối với đất nước. Vì vậy, việc bồi dưỡng nhân tài, có chính sách chiêu hiền đãi sĩ là cực kì quan trọng. Việc dựng bia đá để ghi nhận công lao của người hiền tài là việc làm quan trọng. Nó cũng là sự khích lệ với những người vươn lên tự học, răn dạy những kẻ ác, “Dẫn về dĩ vãng, chỉ lối tương lai, vừa để rèn giũa danh tiếng cho sĩ phu, vừa để cũng cố mệnh mạch cho nhà nước”.

6. Phần văn học nước ngoài trong chương trình Ngữ văn lớp 10 gồm một số thành tựu nghệ thuật tiêu biểu của văn học cổ Hi Lạp, Ấn Độ, văn học trung đại Trung Quốc, Nhật Bản, những thể loại lớn như sử thi, thơ Đường luật, Hai-kư, tiểu thuyết chương hồi.
a) So sánh để rút ra vài nhận xét về sự giống nhau, khác  nhau về nội dung và hình thức giữa các thiên sử thi: Đam Săn (Việt Nam), Ô-đi-xê (Hi Lạp), Ra-ma-ya-na (Ấn Độ).
Sử thi Đam Săn Ô-đi-xê và Ra-ma-ya-na


Giống nhau
Là sử thi anh hùng. Ca ngợi người anh hùng Đam Săn trong bộ lạc người Ê-Đê. Nét nổi bật về nghệ thuật là chất anh hùng ca, mang tính chất trì hoãn sử thi. Là sử thi anh hùng, ca ngợi những chiến công của những người anh hùng trong bộ lạc.

Khác nhau
Sử thi Việt Nam mang tính chất hoang sưo bộ lạc.
Sử thi Đam Săn là sử thi dân gian nên không có tác giả.
Hai sử thi này nói về vai trò người anh hùng khi đã hình thành nhà nước.
Hai sử thi này có tác giả cụ thể.

b) Những nét đặc sắc của thơ Đường về nội dung và hình thức . nêu một số điểm mà anh (chị) cảm thấy hay nhất ở những bài thơ Đường đã học. Nêu lên những nét đặc sắc khác nhau giữa thơ Đường (Trung Quốc) và thơ Hai-kư (Nhật Bản).
     + Những nét đặc sắc của thơ Đường về nội dung và hình thức. Thơ Đường viết về đề tài thiên nhiên và con người sâu sắc. Thiên nhiên trong thơ Đường là bức tranh đa màu sắc, giàu đường nét, vừa phóng khoáng, vừa ấn tượng. Người đọc tìm thấy chất bay bỗng lãng mạn trong thơ Lí Bạch. Thơ Đỗ Phủ là tiếng nói nhân văn cao cả, có tình thương người. Đó cũng là tiếng nói tri ân, tố cáo chiến tranh trong những vần thơ của Bạch Cư Dị, là sự trân trọng cuộc sống trong thơ Vương Duy, thơ Vương Xương Linh.vv.
     + Nét đặc sắc trong thơ Ddường là hiện tượng lấy cảnh ngụ tình, ý tại ngôn ngoại, bút pháp chấm phá, thi trung hữu hoạ, thi trung hữu nhạc. v.v.
     Bức tranh mùa hè ở một vùng quê trong bài Cảnh ngày hè trong thơ Nguyễn Trãi thật tràn trề nhựa sống. Các hình ảnh hoa lựu, hoa hoè căng tràn sức sống, mãnh liệt qua các động từ. Bài thơ Độc tiểu thanh kí của Nguyễn Du là tiếng nói trân trọng, cảm thông với tài sắc của nàng Tiểu Thanh. Tố Như không chỉ nhìn con người theo màu sắc lễ giáo phong kiến, đề cao đạo đức của con người mà còn đề cao khát vọng nhân văn của con người, đó là sự ngưỡng vọng tài năng. Những dự báo của ông về tương lai của người nghệ sĩ chân chính là tiếng nói cảm thông với người xưa:
Không biết ba trăm năm lẻ nữa
Người đời ai khóc Tố Như chăng.
  +Những nét đặc sắc của thơ Đường (Trung Quốc) và thơ Hai-kư (Nhật Bản)
Thơ Đường (Trung Quốc) Thơ Hai-kư (Nhật Bản)
Có vần điệu, nguyên tắc thanh điệu, niêm luật. Nghệ thuật lấy cảnh ngụ tình, ý tứ sâu sắc, hàm súc Ngắn gọn, thường có 17 âm tiết. Không có hiện tượng ước lệ tượng trưng. Mỗi bài thơ không chỉ là những khoảnh khắc bừng loé nên nặng về chất triết học và ảnh hưởng tư tưởng thiền.
     c) Qua đoạn trích từ Tam Quốc diễn nghĩa, nêu nhận xét về lối kể chuyện và khắc hoạ tính cách nhân vật của tiểu thuyết cổ điển Trung quốc.
     Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, ấn tượng thể hiện nhiều kịch tính. Việc thắt nút mở nút làm người đọc hồi hộp, góp phần cho người đọc hiểu được tính cách nhân vật.
     Cách xây dựng nhân vật đặc sắc. Những hành động cử chỉ đều góp phần thể hiện tính cách và đời sống nội tâm. Từ ngôn ngữ, giọng điệu, đến hành động, người đọc dần thấy tính cách nhân vật bộc lộ rõ ràng, sâu sắc.

7. Ôn tập phần lí luận văn học, những khái niệm cơ bản về văn bản văn học, vận dụng những kiến thức đã học để tìm hiểu, phân tích các tác phẩm văn học.
     a) Những tiêu chí cơ bản của văn bản văn học là gi?
     + Văn bản văn học (truyện cổ tích, bài thơ, cuốn tiểu thuyết, vở kịch…) là những văn bản đi sâu phản ánh hiện thực khách quan thế giới tình cảm và tư tưởng, thoã mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người.
     + Văn bản văn học được xây dựng bằng ngôn từ nghệ thuật, cóhình tượng, tính thẩm mĩ cao. Nó không trần trụi bộc trực, đơn nghĩa. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ, văn bản văn học thường hàm sức, gợi lên nhiều liên tưởng, tưởng tượng. Ngôn ngữ của văn bản văn học là ngôn ngữ nghệ thuật nên giàu hình ảnh, gợi hình, gợi cảm.
     + Văn bản văn học được xây dựng theo một phương thức riêng. Mỗi tác phẩm văn học mang rõ đặc trưng thể loại. Kịch nói có hồi, có cảnh, có lời đối thoại. Thơ thì có vần, có điệu, có câu thơ. Truyện có nhân vật, tình tiết, lời thoại.
     b) Nêu những tầng cấu trúc của văn bản văn học.
Tầng ngôn từ - từ ngữ âm đến ngữ nghĩa Tầng hình tượng Tầng hàm nghĩa
     c) Trình bày những khái niệm thuộc về nội dung và những khái niệm thuộc về hình thức của văn bản văn học. Cho một số ví dụ để làm sáng tỏ.
     - Những khái niệm thuộc về nội dung: Đề tài, chủ đề, tư tưởng, cảm hứng nghệ thuật.
     + Đề tài là lĩnh vực được nhà văn nhận thức, lựa chọn, khái quát, bình giá và thể hiện trong văn bản.
     Đề tài của truyện Chí Phèo là quá trành tha hoá, biến chất của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám.
     + Chủ đề là vấn đề cơ bản được nêu lên trong văn bản. Chủ đề thể hiện điều quan tâm cũng như chiều sâu nhận thức của nhà văn đối với cuộc sống.
     Chủ đề của Bến quê là thông qua những trải nghiệm con người, Nhĩ mới nhận ra những triết lí bình dị về tình yêu gia đình, vợ con, quê hương…
     Mỗi tác phẩm tuỳ tầm vóc và quy mô sẽ có  những lớp chủ đề khác nhau.
     + Tư tưởng của văn bản là sự lí giải đối với chủ đề dadx nêu lên, là nhận thức của tác giả muốn trao đổi, nhắn gửi, đối thoại với người đọc. Tư tưởng là linh hồn của người đọc. Trong Bến quê nhà văn muốn đặt ra vấn đề: Trong cuộc đời con người không khỏi những chòng cành, vòng vèo, lúc trẻ tuổi chưa kịp nghĩ ra nhưng khi đến cuối đời mới thật sự trân trọng tha thiết nhưng đã muộn.
     + Cảm hứng nghệ thuật là nội dung tình cảm chủ đạo của nhà văn. Những trạng thái, những cảm xúc thể hiện đậm đà, nhuần nhuyễn trong văn bản sẽ truyền cảm và hấp dẫn người đọc. Qua cảm hứng nghệ thuật, người đọc cảm nhận được tư tưởng, tình cảm của tác giả nêu lên trong văn bản.
Cảm hứng trong Những ngôi sao xa xôi là cảm hứng yêu nước, lạc quan của những cô gái Trường Sơn trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
     - Các khái niệm thường được coi là thuộc về mặt hình thức: Ngôn từ, kết cấu và thể loại.
     + Ngôn từ là yếu tố đầu tiên của văn bản văn học. Các chi tiết, các sự việc, các hình tượng, các nhân vật… và các thành tố khác được tạo nên nhờ lớp ngôn từ. Không có ngôn từ, ta không có căn cứ cụ thể để tìm hiểu, để thưởng thức văn bản. Vì vậy phải đi sâu tìm hiểu, khai thác lớp ngôn từ. Ngôn từ thể hiện trong câu chữ, hình ảnh, giọng điệu của văn bản. Có ngôn từ trong sáng, tinh diệu của Nguyễn Du, ngôn ngữ nhẹ nhàng, tinh tế trong văn Thạch Lam, ngôn ngữ lạnh lùng trí tuệ, khách quan trong văn Nam Cao.
     + Kết cấu là sắp xếp, tổ chức các thành tố của văn bản thành một đơn vị thống nhất, hoàn chỉnh, có ý nghĩa. Kết cấu hàm chứa dụng ý của nhà văn sao cho phù hợp với nội dung văn bản. Có kết cấu hoành tráng của sử thi, kết cấu đầy bất ngờ của truyện trinh thám và kết cấu mở theo dòng suy nghĩ của tuỳ bút, tạp văn…
     + Thể loại là những quy tắc tổ chức hình thức văn bản thích hợp với nội dung văn bản. Truyện ngắn của Thạch Lam là những bài thơ trữ tình đượm buồn. Những bài thơ chống Mĩ của Phạm Tiến Duật mang đầy chất hiện thực và ngồn ngộn chất văn xuôi.
     d) Nội dung và hình thức của văn bản văn học có quan hệ với nhau như thế nào? Cho một số ví dụ để làm sáng tỏ.
     + Nội dung và hình thức của văn bản có sự gắn bó chặt chẽ, hữu cơ với nhau. Nội dung và hình thức của văn bản văn học là hai mặt không thể chia tách. Nội dung chỉ có thể tồn tại trong một hình thức nhất định. Và bất kì hình thức nào cũng mang một nội dung. Vì vậy, văn bản văn học cần có sự thống nhất giữa nội dung và hình thức. Thống nhất nội dung tư tưởng cao đẹp và hình thức nghệ thuật hoàn mĩ. Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm và nhiều tác  phẩm của Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm, thơ Tố Hữu, Huy Cận, Xuân Diệu là những văn bản có sự thống nhất như vậy.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây