Đề trắc nghiệm Ngữ Văn 10 (Đề 01)

Thứ hai - 13/04/2020 09:29
Đề luyện tập trắc nghiệm Ngữ Văn 10 - Có đáp án
TRAC NGHIEM NGU VAN 10
TRAC NGHIEM NGU VAN 10
1. Điểm nào dưới đây không phải là tác phẩm văn học Việt Nam?
A. Bài ca dao “Trong dầm gì đẹp bằng sen”.
B. Bài thơ “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt.
C. Tranh “Đám cưới chuột”.
D. Truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao.

2. Tác phẩm nào dưới đây không phải là văn học dân gian?
A. Lặng lẽ Sa Pa.
B. Tấm Cám.
C. Thạch Sanh.
D. Sọ Dừa.

3. Điểm nào dưới đây nói đúng về văn học dân gian?
A. Là những tác phẩm văn học viết về nhân dân, phục vụ cho nhân dân.
B. Là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng, sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.

4. Văn học dân gian không có đặc trưng này:
A. Văn học dân gian là sáng tác tập thể.
B. Văn học dân gian là sáng tác truyền miệng.
C. Văn học dân gian gắn bó mật thiết với đời sống cộng đồng.
D. Khi người trí thức tham sáng tác văn học dân gian thì sáng tác ấy có thành tiếng nói riêng của người trí thức.

5. Quá trình truyền miệng kết thúc khi tác phẩm văn học dân giam đã được ghi chép lại. Điều đó đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai

6. Câu nào dưới đây nói đúng về quá trình sáng tác tập thể của văn học dân gian?
A. Nhiều người cùng họp lại để sáng tác, mỗi người sáng tác một phần của tác phẩm.
B. Ban đầu do một người sáng tác nên, sau đó những người khác tiếp tục lưu truyền và sáng tác lại làm cho tác phẩm biến đổi dần.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.

7. Ngoài chất liệu ngôn từ, thể loại nào sau đây của văn học dân gian có sự tham gia của yếu tố âm nhạc và vũ đạo?
A. Truyện cổ tích.
B. Tục ngữ.
C. Chèo.
D. Truyện cười.

8. Điểm nào dưới đây nói đúng nhất về những thứ chữ viết được dùng để sáng tác trong văn học Việt Nam từ xưa đến nay?
A. Chữ Hán, chữ Nôm, chữ quốc ngữ.
B. Chữ Hán, chữ Nôm, chữ quốc ngữ, tiếng Pháp.
C. Chữ Hán, chữ Nôm, chữ quốc ngữ, tiếng Anh.
D. Chữ Hán, chữ Nôm, chữ quốc ngữ, tiếng Pháp, tiếng Anh.

9. Tác phẩm nào sau đây không phải là văn học chữ Hán?
A. Nam quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt)
B. Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ)
C. Thăng Long thành hoài cổ (Bà Huyện Thanh Quan)
D. Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi)

10. Tác phẩm nào sau đây không phải là văn học chữ Nôm?
A. Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi)
B. Vũ trung tùy bút (Phạm Đinh Hổ)
C. Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương)
D. Thu điếu (Nguyễn Khuyến)

* Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi 11-13
Đăm Săn: - Hỡi trăm nghìn chim muông! Hỡi tất cả tôi tớ của tao Mxây, có ai đi theo ta không?
Dân làng Mtao Mxây: - Sao chúng tôi lại không theo? Chủ chúng tôi đã chết rồi, đã thối ra rồi!
Đăm Săn: - Hỡi tất cả tôi tớ của Mtao Mxây! Hãy đến với ta. Chủ của các người đã chết. Ai chăn ngựa đi kiếm ngựa dẫn về. Ai quản voi đi kiếm voi về. Ai giữ trâu đi dẫn trâu về!
Tôi tớ của Mtao Mxây: - Sao chúng tôi lại chẳng đi theo ông? Đầu làng đã bị cây rừng mọc choán. Cuối làng cà ớt mọc lên. Chủ chúng tôi đã chết rồi!
Đăm Săn: Đi thôi! Bây giờ phải trở về bên nước của ta.

11. Nhân vật nào không có tham gia vào hoạt động giao tiếp trên?
A. Đăm Săn.
B. Mtao Mxây.
C. Dân làng Mtao Mxây.
D. Tôi tớ của Mtao Mxây.

12. Hoạt động giao tiếp đó diễn ra trong hoàn cảnh nào?
A. Ở làng của Mtao Mxây.
B. Sau khi Đăm Săn đã chiến thắng Mtao Mxây.
C. Xã hội Ê-đê thời tiền giai cấp.
D. Cả A, B và C đều đúng.

13. Sự giao tiếp đó hướng vào nội dung gì?
A. Đăm Săn kêu gọi dân làng và tôi tớ của Mtao Mxây đi theo mình.
B. Dân làng và tôi tớ của Mtao Mxây tỏ ý muốn theo Đăm Săn.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.

* Đọc câu ca dao sau và trả lời câu hỏi 14 - 18:
Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng:
- Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?

14. Nhân vật giao tiếp ở đây là những người như thế nào?
A. Nam và nữ.
B. Thanh niên.
C. Trung niên.
D. Cả A và B đúng.

15. Hoạt động giao tiếp này diễn ra vào thời gian nào?
A. Buổi sáng
B. Buổi chiều
C. Đêm mưa
D. Đêm trăng

16. Bối cảnh thời gian giao tiếp nói trên phù hợp với những cuộc trò chuyện như thế nào?
A. Lao động sản xuất
B. Nhà cửa
C. Tâm tình yêu đương
D. Bạn bè

17. Nhân vật anh nói về điều gì?
A. Hỏi tre còn non không.
B. Hỏi tre non đã đủ lá chưa.
C. Hỏi tre non đã đủ lá, có đan sàng được chưa.
D. Cả ba đều đúng.

18. Nhân vật anh nói như thế nhằm mục đích gì?
A. Rủ chặt tre đan sàng.
B. Ngỏ ý tình cảm đã thắm thiết, nên xây dựng gia đình.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.

19. Văn bản là gì?
A. Văn bản là đơn vị giao tiếp bằng ngôn ngữ.
B. Văn bản là sản phẩm được tạo ra trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
C. Văn bản thường bao gồm nhiều câu.
D. Cả ba ý trên.

20. Câu nào dưới đây không nói đúng đặc điểm của văn bản?
A. Mỗi văn bản tập trung nhất quán vào một chủ đề và triển khai chủ đề đó một cách trọn vẹn.
B. Các câu trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ, đồng thời cả văn bản được xây dựng theo một kết cấu mạch lạc.
C. Văn bản phải từ hai câu trở lên.
D. Mỗi văn bản nhằm thực hiện một mục đích giao tiếp nhất định.
E. Mỗi văn bản có dấu hiệu hình thức biểu hiện tính hoàn chỉnh về nội dung: thường mở đầu bằng một tiêu đề và có dấu hiệu kết tlhúc thích hợp với từng loại văn bản.

ĐÁP ÁN
1.C 2.A 3.B 4.D 5.B
6.B 7.C 8.B 9.C 10.B
11.B 12.D 13.C 14.D 15.D
16.C 17.C 18.B 19.D 20.C

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây