Đề trắc nghiệm Ngữ Văn 10 (Đề 02)

Thứ ba - 14/04/2020 09:54
Đề luyện tập trắc nghiệm Ngữ Văn 10 - Có đáp án
Đề trắc nghiệm Ngữ Văn 10 (Đề 02)
1. Trong những tác phẩm sử thi dưới đây, tác phẩm nào không phải của người Ê-đê?
A. Đăm Săn
B. Đăm Di
C. Đam Noi
D. Xing Nhã
E. Khinh Dú

2. Nhân vật nào không có trong đoàn quân của Đăm Săn đi đánh Mtao Mxây?
A. Tôi tớ của Đăm Săn.
B. Các tù trưởng có mối thù với Mtao Mxây.
C. Các tù trướng nhà giấu người Bi, người Mơ-nông “đầu bịt khăn bỏ múi dài như đuôi vượn”.
D. Anh em nhà Hơ Nhị.

3. Trước khi báo cho Mtao Mxây biết là mình đã đến, Đăm Săn đã có hành động nào?
A. Chặt ống tre đựng nước uống làm ba khúc.
B. Chặt gãy cầu thang nhà Mtao Mxây.
C. Xô đổ hàng rào nhà Mtao Mxây.
D. Đốt cây cột ở mái hiên nhà Mtao Mxây.

4. Hình ảnh nào không có trong đoạn văn miêu tả sụ đông đảo của đoàn quân Đăm Săn khi thắng trận trở về?
A. Như đàn châu chấu
B. Như bầy hươu sao
C. Như đàn kiến, đàn mối
D. Như ong đi lấy nhụy hoa

5. Điểm nào dưới đây không nói đúng về đặc điểm của truyền thuyết?
A. Hình tượng nghệ thuật đậm màu sắc thần kì.
B. Phản ánh lịch sử.
C. Phản ánh nhận thức của người thời cổ về nguồn gốc thế giới và đời sống con người.
D. Nói lên “tâm tình thiết tha” của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử. 

6. Truyền thuyết về thành cổ Loa xuất hiện lần đầu tiên trong tác phẩm nào?
A. Lĩnh nam chích quái
B. Việt điện u linh
C. Đại Việt sử kí
D. Đại Việt sử kí toàn thư

7. Hãy nối cột A với cột B cho phù hợp:
A B
A. An Dương Vương
B. Triệu Đà
C. Mị Châu
D. Trọng Thủy
1. Hoàng tử nước Nam Việt
2. Công chúa nước Âu Lạc
3. Vua nước Nam Việt
4. Vua nước Âu Lạc

8. Sắp xếp lại các chi tiết sau theo trình tự đúng để thấy được kế hoạch của Trọng Thủy :
A. Lúc chia tay, hỏi cách tìm theo dấu vết của Mị Châu.
B. Ngầm làm một cái lẫy nỏ khác thay vuốt Rùa Vàng.
C. Dỗ Mị Châu cho xem trộm nỏ thần.
D. Mang lẫy nỏ thần về nước.
E. Giả cách xin về phương Bắc thăm nhà.

9. Tại sao An Dương Vương lại kết tình thông hiếu với kẻ thù?
A. Vì thương con gái là Mị Châu.
B. Vì quý mến Trọng Thủy.
C. Vì mói mệt sau một thời gian dài chiến tranh.
D. Vì mong muốn hòa bình mà mơ hồ, mất cảnh giác trước bán chất tham lam, xảo trá của kẻ thù.

10. Bi kịch của Trọng Thủy xuất phát từ mâu thuẫn nào dưới đây?
A. Mâu thuẫn giữa nghĩa vụ và tình cha con.
B. Mâu thuẫn giữa nghĩa vụ và tình yêu.
C. Mâu thuẫn giữa tình cha con và tình yêu.
D. Cả ba ý trên.

11. Chi tiết An Dương Vương rút gươm chém chết Mị Châu nói lên điều gì?
A. Tính tình dứt khoát của An Dương Vương.
B. Thái độ nghiêm khắc của nhân dân khép Mị Châu vào tội phản quốc.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.

12. Chi tiết nào dưới đây không có yếu tố hoang đường, thần kì?
A. Thần Kim Quy giúp vua xây thành và tặng vuốt làm lẫy nỏ thần để bảo vệ đất nước.
B. Nỏ thần bắn một phát chết hàng vạn tên giặc.
C. Trọng Thủy lấy cắp lẫy nỏ thần.
D. Thần Kim Quy hiện lên thét lớn “Kẻ ngồi sau lưng chính là giặc đó”. Vua cầm sừng tê bảy tấc theo Rùa Vàng rẽ nước xuống biển.
E. Những biến hoá kì diệu tạo thành tình tiết “ngọc trai - nước giếng”.

13. Ai thường được coi là tác giả của hai sử thi I-li-at và Ô-đi- xê
A. Hô-me-rơ
B. La Phông-ten
C. Ê-dốp
D. An-đéc-xen

14. Sử thi Ô-đi-xê được chia thành bao nhiêu khúc ca?
A. 22 khúc ca
B. 23 .khúc ca
C. 24 khúc ca
D. 25 khúc ca

15. Sử thi Ô-đi-xê dài bao nhiêu câu thơ?
A. 12 110 câu
B. 12 120 câu
C. 12 130 câu
D. 12 140 câu

16. Nhân vật nào không có trong đoạn trích Uy-lít-xơ trở về?
A. Pê-nê-lốp
B. Pô-xê-Lđa-ôn
C. Tê-lê-mác
D. Ơ-ri-clê

17. Khi bước xuống lầu để gặp Uy-lít-xơ, tâm trạng của Pê-nê- lốp như thế nào?
A. Vui mừng.
B. Hớn hở
C. Phân vân
D. Lo lắng

18. Từ nào không có trong lời của Tê-lê-mác trách mẹ?
A. Tàn nhẫn
B. Độc ác
C. Sắt đá
D. Thâm hiểm

19. Chi tiết nào dưới đây không miêu tả thái độ của Pê-nê-lôp khi vừa gặp Uy-lít-xơ?
A. Ngồi lặng thinh trước mặt Uy-lít-xơ.
B. Lòng sững sốt.
C. Đăm đăm âu yếm nhìn chồng.
D. Nở nụ cười hạnh phúc.

20. Trong đoạn trích, biện pháp nghệ thuật nào không được sử dụng lễ khắc họa phẩm chất nhân vật?
A. Xây dựng hoàn cảnh đầy kịch tính.
B. Miêu tả tâm lí nhân vật qua một dáng điệu, một cử chỉ, một cách ứng xử.
C. Phân tích, mổ xẻ tâm lí nhân vật.
D. Xây dựng đối thoại của nhân vật thành những đoạn thuyết lí hoàn chỉnh.

ĐÁP ÁN
1.C 2.B 3.A 4.A 5.C
6.A 7.A-4,
B-3,
C-2,
D-1
8.C-B-E-A-D
 
9.D 10.B
11.B 12.C 13.A 14.C 15.A
16.B 17.C 18.D 19.D 20.C
 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây