Đề trắc nghiệm Ngữ Văn 10 (Đề 03)

Thứ ba - 14/04/2020 10:31
Đề luyện tập trắc nghiệm Ngữ Văn 10 - Có đáp án
TRAC NGHIEM NGU VAN 10
TRAC NGHIEM NGU VAN 10
1. Ai là người hoàn thiện sử thi Ra-ma-ya-na?
A. Van mi-ki
B. La Phông-ten
C. Ê-dốp
D. An-đéc-xen

2. Ra-ma-ya-na trong tiếng Ấn Độ có nghĩa là gì?
A. Bài ca về hoàng tử Ra-ma.
B. Vợ của hoàng tử Ra-ma.
C. Câu chuyện về hoàng tử Ra-ma.
D. Câu chuyện về những kì tích của hoàng tử Ra-ma.

3. Thành công nghệ thuật của sử thi Ra-ma-ya-na là gì?
A. Xây dựng những nhân vật lí tưởng có sức sống lâu bền trong đời sống tinh thần của dân tộc Ấn Độ.
B. Miêu tả thiên nhiên tràn đầy sức sống và chứa chan tình người.
C. Phân tích nội tâm nhân vật sâu sắc và chân thực.
D. Cả A, B và C đều đúng.

4. Đoạn trích Ra-ma buộc tội nằm ở đoạn nào trong cốt truyện của sử thi Ra-ma-ya-na?
A. Sau khi hai vợ chồng bị đẩy vào rừng.
B. Sau khi Xi-ta bị quy Ra-va-na bắt cóc.
C. Sau khi Ra-ma giúp đỡ vua khi Xu-gri-va giành lại vương quốc.
D. Sau khi Ra-ma chiến thắng quỷ Ra-va-na.

5. Sau chiến thắng, Ra-ma và Xi-ta gặp lại nhau trước sự chứng kiến của “mọi người”. “Mọi người” đó bao gồm những ai?
A. Anh em, bạn hữu của Ra-ma.
B. Quân đội của loài khỉ Va-na-ra.
C. Quan quân, dân chúng của loài quỷ Rắc-xa-sa.
D. Cả A, B và C.
6. Nếu con trước sau một lòng một dạ với Ra-ma thì cúi xin thần hãy tìm cách bảo vệ con. Ra ma đã coi một phụ nữ trinh tiết như một kẻ gian dối, nhưng nêu con trong trắng, xin thần A nhi hãy phù hộ cho con”. Lời cầu thấn ấy của Xi-ta cho thấy điều gì?
A. Xi-ta tuyệt đối tin tưởng vào thần A-nhi.
B. Xi-ta tin vào sự trong trắng của mình sẽ được thần phù hộ.
C. Cả hai ý trên.
D. Trong bài văn tự sự, các sự việc, chi tiết tiêu biểu có tác dụng gì?

7. Trong bài văn tự sự, các sự việc, chi tiết tiêu biểu có tác dụng gì?
A. Dẫn dắt câu chuyện.
B. Tô đậm tính cách nhân vật.
C. Tập trung thể hiện chủ đề câu chuyện.
D. Cả ba ý trên.

8. Trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy, nếu không kể sự việc Mị Châu và Trọng Thủy chia tay nhau và bỏ đi chi tiết “rắc lông ngỗng làm dấu” thì câu chuyện sẽ không tiếp nối được nữa. Vì sao như vậy?
A. Vì đó là những sự việc và chi tiết độc đáo, hấp dẫn.
B. Vì đó là sự việc và chi tiết có vai trò quan trọng làm tiền đề cho những sự việc và chi tiết nối tiếp sau.
C. Sự việc và chi tiết ấy có ý nghĩa nhấn mạnh bài học đau đớn: sự nhẹ dạ, ngây thơ của Mị Châu dẫn đến họa mất nước.
D. Hai ý B và C đúng.
E. Hai ý A và B đúng.

9. Muốn chọn được sự việc, chi tiết tiêu biểu trong văn tự sự, ta cần phải làm gì?
A. Xác định đề tài, ý nghĩa của văn bản.
B. Dự kiến cốt truyện.
C. Phác họa các nhân vật với lời nói, hành động trong thời gian, không gian cụ thể.
D. Cả A, B và C.

10. Theo em, những sự việc nào là đặc sắc, tiêu biểu nhất trong truyền thuyết Mị Châu - Trọng Thủy nói lên mối quan hệ giữa tình cảm riêng với sự nghiệp giữ nước?
A. Sự việc “Trọng Thuỷ lợi dụng tình yêu, niềm tin trong sáng ngây thơ của Mị Châu, lấy cắp lẫy nỏ thần”
B. Sự việc “Trọng Thuỷ và Mị Châu chia tay nhau”.
C. Sự việc An Dương Vương chém Mị Châu.
D. Hai ý A và B.
E. Hai ý A và C.

11. Truyện cổ tích là gì?
A. Là thể loại tự sự bằng văn xuôi kể lại sự tích các vị thần sáng tạo thế giới tự nhiên và văn hoá, phản ánh nhận thức và cách hình dung của người thời cổ về nguồn gốc của thế giới và đời sống con người.
B. Là thể loại tự sự bằng văn xuôi kể lại các sư kiện và nhân vật có quan hệ với lịch sử địa phương, dân tộc, thường dùng yếu tố tưởng tượng để lí tưởng hoá các sự kiện và nhân vật được kể, nhằm thể hiên ý thức lịch sử của nhân dân.
C. Là thể loại tự sự bằng văn vần hoặc văn xuôi kết hợp với văn vần, kể lại những sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với toàn thể cộng đồng.
D. Là thể loại tự sự bằng văn xuôi kể về số phận của các kiểu nhân vật như người mồ côi, người ốm, người lao động giỏi, người dùng sĩ, người thông minh, chàng ngốc, qua đó thể hiện quan niệm đạo đức, lí tưởng và mơ ước của nhân dân về hạnh phúc và công lí xã hội.

12. Truyện Tấm Cám thuộc loại cổ tích gì?
A. Truyện cổ tích về loài vật.
B. Truyện cổ tích sinh hoạt.
C. Truyện cổ tích thần kì.

13. Bản chất của mâu thuẫn và xung đột truyện Tấm Cám là gì?
A. Mâu thuẫn dì ghẻ - con chồng
B. Mâu thuẫn giừa thiện và ác
C. Mâu thuẫn giữa chị và em
D. Hai ý A và B đúng
E. Hai ý B và C đúng

14. Sự biến hóa của Tấm thể hiện điều gì?
A. Nhân dân ước mơ con người được bất tử.
B. Sức sống, sức trỗi dậy mãnh liệt của con người trước sự vùi dập của kẻ ác.
C. Cả hai ý trên.

15. Dòng nào dưới đây không nói đúng về văn miêu tả?
A. Là loại văn nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất, nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh.
B. Là loại văn trong đó người viết phản ánh thế giới bên ngoài bằng cách kể lại sự việc, miêu tả tính cách thông qua một cốt truyện tương đối hoàn chỉnh.
C. Loại văn này bộc lộ rõ nhất năng lực quan sát của người viết.

16. Thế nào là văn biểu cảm?
A. Là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc của người viết đối với thế giới xung quanh.
B. Là văn bản viết ra nhằm biểu đạt sự đánh giá của người viết đối với thế giới xung quanh.
C. Là văn bản viết ra nhằm khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc.
D. Ca ba ý trên.

17. Nhận xét dưới đây đúng hay sai?
Miêu tả trong văn bản tự sự không hoàn toàn giống với miêu tả trên, văn bản mêu tả: nó nhằm giúp cho việc kể chuyện sinh động, hấp dẫn hơn chứ không nhằm miêu tả đầy đủ sự việc, con người và phong cảnh.
A. Đúng
B. Sai

18. Văn bản tự sự dùng yếu tố biểu cảm nhằm mục đích gì là chủ yếu?
A. Nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc của người viết đối với thế giới xung quanh.
B. Nhằm biểu đạt sự đánh giá của người viết đối với thế giới xung quanh.
C. Nhằm khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc.
D. Nhằm giúp cho việc kể chuyện sinh động, hấp dẫn và có sự truyền cảm mạnh mẽ

Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi 19 - 21
Hàng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.
Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi giữa bầu trời quang đãng.
(Tôi đi học - Thanh Tịnh)

19. Dòng nào dưới đây không phải là yếu tố miêu tả?
A. Lá ngoài dường rụng nhiều.
B. Trên không có những đám mây bàng bạc.
C. Lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.
D. Như mấy cành hoa tươi giữa bầu trời, quang đãng.

20. Dòng nào dưới đây không phải là yếu tố biểu cảm?
A. Lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.
B. Trên không có những đám mây bàng bạc.
C. Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi.

ĐÁP ÁN
1.A 2.B 3.D 4.D 5.D
6.C 7.D 8.D 9.D 10.D
11.D 12.C 13.D 14.B 15.B
16.D 17.A 18.D 19.C 20.B

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây