Đề trắc nghiệm Ngữ Văn 10 (Đề 04)

Thứ ba - 14/04/2020 10:32
Đề luyện tập trắc nghiệm Ngữ Văn 10 - Có đáp án
Đề trắc nghiệm Ngữ Văn 10 (Đề 04)
1. Trong truyện Tam đại con gà, ở nhân vật thầy đồ có mâu thuẫn nào là trái tự nhiên?
A. Mâu thuẫn giữa nội dung và hình thức.
B. Mâu thuẫn giữa bản chất và hiện tượng.
C. Mâu thuẫn giữa cá nhân và hoàn cảnh.
D. Cả ba mâu thuẫn trên.

2. Trong những câu dưới đây, câu nào đúng, câu nào sai (khoanh chữ Đ vào cuối câu đúng, chữ S vào cuối câu sai)
A. Thầy đồ đốt đến mức không biết một chữ nào.
B. Thầy đồ đốt đến mức có chữ trong sách vỡ lòng mà cũng không biết.
C. Thầy đồ chẳng những dốt mà còn liều lĩnh để che đậy cái dốt của mình.
D. Mọi tình tiết trong tác phẩm càng lúc càng bộc lộ cái dốt của thầy đồ.
Đ   S
Đ   S
Đ   S
Đ   S

3. Trong những tình tiết sau, tình tiết nào không chứa đựng phi lí?
A. Có người tưởng anh ta hay chữ thật, mới đón về dạy trẻ.
B. Anh học trò khấn thổ công xim ba đài âm dương để xem chữ ấy phải thật là “dù dì” không.
C. Dạy chữ “” thành chữ “dủ dỉ” là dạy đến tận “tam đại con gà bởi vì “dủ dỉ là chị con công, con công là ông con gà”
D. Cả A, B và C.

4. Tiếng cười trong truyện “Tam đại con gà” có ý nghĩa gì?
A. Tiếng cười khôi hài có ý nghĩa giáo dục.
B. Tiếng cười phê phán trong nội bộ nhân dân.
C. Tiếng cười đả kích các tầng lớp trên trong xã hội.
D. Hai ý A và B.
E. Hai ý A và C.

5. Truyện “Nhưng nó phải bằng hai mày” thuộc loại truyện gì?
A. Truyện khôi hài
B. Truyện trào phúng
C. Vừa khôi hài vừa trào phúng.

6. Truyện đã chuẩn bị những yếu tố nào cho sự hình thành và phát triển của mâu thuẫn trong truyện?
A. Lí trưởng nổi tiếng xử kiện giỏi.
B. Ngô và Cải đều đút lót trước cho thầy lí.
C. Cả hai yếu tố trên.

7. Những yếu tố trên có hiệu quả như thế nào?
A. Tao tình huống xử kiện
B. Gợi trí tò mò, gợi sự chú ý của người đọc, do đó tạo nên sức hấp dẫn của câu chuyện.
C. Cả hai ý trên.

8. Vì sao Cải và Ngô phải lo lót trước cho thầy lí?
A. Vì thầy lí là người xử kiện.
B. Vì cả Ngô và Cải đều muốn thắng kiện.
C. Cả hai lí do trên

9. Chi tiết Cải “vội xòe năm ngón tay” và nói “Xin xét lại, lẽ phải về con mà!” có ý nghĩa gì?
A. Năm ngón tay bằng năm đồng.
B. Năm ngón tay là lẽ phải.
C. Lẽ phải của Cải là năm đồng.
D. Cả ba ý trên.

10. Tại sao thầy lí “cũng xòe năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay mặt” và nói “Tao biết mày phải... nhưng nó lại phải bằng hai may!”?
A. Thầy lí hiểu ý của Cải.
B. Thầy lí muốn cho Cải biết lí do vì sao Cải phải thua kiện.
C. Cả hai ý trên.

11. Vì sao Cải đã lo lót trước mà vẫn bị thầy lí xử thua kiện?
A. Vì Cải có lỗi nhiều hơn Ngô.
B. Vì Ngô đút lót cho thầy lí nhiều hơn Cải.
C. Cả hai lí do trên.

12. Trong những nhận xét dưới đây, câu nào đúng, câu nào sai? (Khoanh chữ Đ vào cuối câu đúng, khoanh chữ S vào cuối câu sai)
A. Lẽ phái trên đời này là cái có thể cân đong, đo đếm được. Đ   S
B. Khi nói “nhưng nó lại phải bằng hai mày”, thầy lí đã cân đong, đo đếm được lẽ phải. Đ   S

A. Lẽ phái trên đời này là cái có thể cân đong, đo đếm được.
B. Khi nói “nhưng nó lại phải bằng hai mày”, thầy lí đã cân đong, đo đếm được lẽ phải.

13. Truyện gây cười bằng thủ pháp nào?
A. Kết hợp miêu tả lời nói và cử chỉ của nhân vật.
B. Lối chơi chữ độc đáo.
C. Cả hai thủ pháp trên.

14. Đối tượng phê phán trong truyện này là nhân vật nào?
A. Thầy lí
B. Ngô
C. Cải
D. Cả ba nhân vật.

15. Ngô và Cải lâm vào một tình cảnh như thế nào?
A. Bi
B. Hài
C. Vừa bi vừa hài.

16. Cải đáng thương và đáng trách của Ngô và Cải là ở chỗ nào?
A. Cả hai đều mất tiền lo lót cho thầy lí.
B. Người thắng kiện cũng chẳng được lợi lộc gì khi người kia thua kiện.
C. Cả hai ý trên.

17. Ca dao là gì?
A. Là thể loại lời nói có tính nghệ thuật, đúc kết kinh nghiệm của nhân dân về thế giới tự nhiên và đời sống con người.
B. Là thể loại lời nói có tính nghệ thuật, miêu tả sự vật, hiện tượng bằng lối nói ám chỉ để giấu đi tên đối tượng đó, nhằm giải trí -và rèn luyện khả năng suy đoán.
C. Là thể loại tự sự bằng văn vần, kể lại và bình luận những sự kiện có tính chất thời sự hoặc những sự kiện lịch sử đương thời.
D. Là thể loại trữ tình bằng văn vần hoặc kết hợp lời thơ với giai điệu nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người.
E. Là thể loại văn vần kết hợp phương thức tự sự với trữ tình, phản ánh số phận của người nghèo khổ và khát vọng về tình yêu tự do.

18. Ca dao thuộc thể loại nào?
A. Trữ tình
B. Tự sự
C. Cả A và B đều sai.
D. Cả A và B đều đúng.

19. Điểm nào dưới đây không nói đúng nội dung ca dao?
A. Ca dao là những tiếng hát than thân. nói lên nỗi nhọc nhằn, tủi nhục của người bình dân trong cuộc đời vất vả.
B. Ca dao là những tiếng hát tình nghĩa, thể hiện đời sống tình cảm đẹp đẽ của người lao động.
C. Ca dao hài hước thể hiện tâm hồn lạc quan của người lao động
D. Ca dao đúc kết kinh nghiệm sống của người lao động.

20. Đặc sác nghệ thuật của ca dao là gì?
A. Thường dùng thể lục bát, kết cấu ngắn gọn, giàu hình ảnh và nhac điệu
B. Thường là một càu nói ngán, có hai vế đối nhau.
C. Thường lặp lại các hình ảnh và chi tiết có giá trị nghệ thuật và lối diễn đạt bằng một số công thức in đậm sắc thái dân gian.
D. Hai ý A và B.
E. Hai ý A và C.

ĐÁP ÁN
1.A 2.A-S 3.A 4.E 5.B
6.C 7.C 8.C 9.D 10.C
11.B 12. 13.C 14.A 15.C
16.C 17.D 18.A 19.D 20.E

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây