Đề trắc nghiệm Ngữ Văn 10, Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX

Chủ nhật - 12/04/2020 08:34
Đề luyện tập trắc nghiệm Ngữ Văn 10, Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX, Có đáp án
Đề trắc nghiệm Ngữ Văn 10, Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
1. Văn học thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX có những nội dung chủ yếu nào?
A. Nội dung nhân đạo
B. Nội dung yêu nước mang âm hưởng bi tráng
C. Nội dung phê phán hiện thực xã hội phong kiến
D. Hai ý A và C.
E. Hai ý B và C.

2. Nội dung nhân đạo trong văn học thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX là:
A. Tiếng nói đòi quyền sống, dòi quyền hạnh phúc và dấu tranh giải phóng con người.
B. Hướng vào tình cảm riêng tư của con người, cất lên tiếng nói của ý thức cá nhân.
C. Cả A và B.

3. Tác phẩm nào dưới đây mang cảm hứng yêu nước?
A. Cung oán ngâm khúc
B. Truyện Kiều
C. Lục Vân Tiên
D. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

4. Những yếu tố nào tác động đến sự phát triển mạnh mẽ của văn học trung đại Việt Nam?
A. Truyền thống dân tộc
B. Tinh thần thời dại
C. Những ảnh hưởng từ nước ngoài, chủ yếu là của Trung Quốc
D. Gồm cả 3 yếu tố trên.

5. Cảm hứng yêu nước trong văn học trung đại gắn liền với tư tưởng gì?
A. Tư tưởng nhân đạo
B. Tư tưởng thiên mệnh
C. Tư tưởng “trung quân ái quốc”
D. Cả A, B và C.

6. Những yếu tố nào chi phối cảm hứng nhân đạo trong vân học trung đại Việt Nam?
A. Truyền thông nhân văn của người Việt Nam từ cội nguồn văn học dân gian.
B. Tư tưởng nhân văn tích cực vốn có của Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo
C. Cả hai yếu tố trên.

7. Điểm nào dưới đây không phải là biểu hiện của cảm hứng nhân đạo trong văn học trung đại?
A. Lòng thương người.
B. Lên án tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp lên con người.
C. Tự hào về truyền thống dân tộc.
D. Khẳng định, đề cao con người về các mặt phẩm chất, tài năng, những khát vọng chân chính như khát vọng về quyền sống, quyền hạmh phúc, quyền tự do, khát vọng về công lí, chính nghĩa.
E. Đề cao những quan hệ đạo đức, đạo lí tốt đẹp giữa người với người.

8. Cảm hứng thế sự xuất hiện rõ nét trong văn chương của những tác giả nào sau đây?
A. Nguyễn Bỉnh Khiêm
B. Lê Hữu Trác
C. Tú Xương
D. Cả 3 tác giả trên.

9. Điểm nào dưới đây không phải là biểu hiện của tính quy phạm trong văn học trung đại?
A. Quan niệm văn học: coi trong mục đích giáo huấn “thi dĩ ngôn chí” (thơ để nói chí, “văn dĩ tải đạo” (văn để chở đạo).
B. Tư duy nghệ thuật: nghi theo kiểu mẫu nghệ thuật có sẵn đã thành công thức.
C. Thể loại văn học với những quy định chặt chẽ về kất cấu.
D. Ngôn ngữ bình dị, gần gũi với đời thường.
E. Cách sử dụng thi liệu dẫn nhiều điển tích, điển cổ, sử dụng nhiều thi liệu, văn liệu đã thành những môtíp quen thuộc.

10. Dòng nào dưới đây không phải là biểu hiện của tính trang nhã trong văn học trung đại?
A. Đề tài, chủ đề: hướng tới cái cao cả, trang trọng hơn là cái đời thường bình dị.
B. Hình tượng nghệ thuật: hướng tới vẻ tao nhã, mĩ lệ hơn là vẻ đẹp đơn sơ, mộc mạc.
C. Ngôn ngữ nghệ thuật là chất liệu ngôn ngữ cao quý, cách diễn đạt trau chuốt, hoa mĩ hơn là thông tục, tự nhiên gần với đời sống.
D. Sử dụng những thể loại thuần túy của dân tộc.

ĐÁP ÁN
1 2 3 4 5
D C D D C
6 7 8 9 10
C C D D D

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây