Đề trắc nghiệm Ngữ Văn 10, Nỗi thương mình (Trích Truyện Kiều)

Thứ hai - 13/04/2020 09:26
Đề luyện tập trắc nghiệm Ngữ Văn 10, Nỗi thương mình (Trích Truyện Kiều), Có đáp án
Đề trắc nghiệm Ngữ Văn 10, Nỗi thương mình (Trích Truyện Kiều)
1. Dòng nào sau đây không đúng với đoạn trích “Nỗi thương mình”?
A. Tình cảnh trớ trêu mà Kiều đã gặp phải khi rơi vào lầu xanh.
B. Nỗi niềm thương thân xót phận của Kiều.
C. Ý thức sâu sắc của Kiều về phẩm giá.
D. Sự đau khổ của Kiều sau khi trao duyên cho em.

2. Em hiểu câu thơ “Giờ sao tan tác như hoa giữa đường” như thế nào?
A. Cuộc sống của Kiều bây giờ như cánh hoa tan tác giữa đường.
B. Cuộc sống hiện tại của Kiều thật ê chề, tủi nhục.
C. Cuộc sống hiện tại của Kiều thật đáng thương.
D. Cả A, B, C đều đúng.

3. Đọc đoạn thơ và trả lời câu hỏi:
Khi sao phong gấm rủ là,
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.
Mặt sao dày gió dạn sương,
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân.
Trong đoạn thơ trên, có sự đối lập giữa:
A. Quá khứ và hiện tại cua Thúy Kiều
B. Quá khứ và tương lai của Thúy Kiều
C. Hiện tại và tương lai của Thúy Kiều

4. Câu nào không nói đúng về các cụm từ “bướm lả ong lơi”, “lá gió cành chim”, “sớm đưa Tống Ngọc, tối tìm Trăng Khanh”?
A. Đây là những hình ảnh tả thực, miêu tả tỉ mỉ cuộc sống của Thúy Kiều ở lầu xanh.
B. Đây là những cách nói ước lệ, sử dụng điển cổ, điển tích, diễn tả cuộc sống trăng gió cùng với sự suồng sã, đùa cợt của khách làng chơi ở lầu xanh.

5. Trong câu thơ “Giật mình, mình lại thương mình xót xa”, chữ “mình” nào chỉ thân phận hiện tại của Thúy Kiều?
A. Chữ “mình” thứ nhất
B. Chữ “mình” thứ hai
C. Chữ “mình” thứ ba

6. Bút pháp ước lệ trong đoạn trích có ý nghĩa như thế nào đối với việc diễn tả thân phận éo le của nàng Kiều?
A. Giúp tác giả tả thực, không né tránh số phận thực tế của nhân vật chính, do đó tạo nên chất phê phán hiện thực của tác phẩm.
B. Giữ được chân dung cao đẹp của nhân vật Kiều.
C. Thể hiện thái độ trân trọng, đầy cảm thông của tác giả đối với nhân vật.
D. Cả A, B và C đều đúng.

7. Trường hợp nào sau đây không cùng dạng đối xứng với các trường hợp còn lại?
A. Bướm lả ong lơi
B. Lá gió cành chim
C. Dày gió dạn sương
D. Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh

8. Câu “Nửa rèm tuyết ngậm, bốn bề trăng thâu” có hiện tượng đối xứng thuộc dạng nào sau đây?
A. Tiểu đối trong bốn chữ.
B. Tiểu đối trong khuôn khổ một câu thơ.
C. Đối xứng tạo nên giữa hai câu lục bát.

9. “Nỗi thương mình” có ý nghĩa mới mẻ như thế nào đối với văn học trung đại?
A. Phản ánh tâm trạng của con người một cách chân thực.
B. Phản ánh sự tự ý thức của con người cá nhân.
C. Nói lên một sự thực của cuộc đời: “Không ai thương minh bằng chính mình”.

10. Từ nào dưới đây không phải là từ Hán Việt?
A. Sương
B. Tuyết
C. Trăng
D. hoa

ĐÁP ÁN
1 2 3 4 5
D D A A C
6 7 8 9 10
D D B B C

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây