Đề trắc nghiệm Ngữ Văn 10, Ôn tập văn học dân gian Việt Nam

Thứ sáu - 10/04/2020 10:29
Đề luyện tập trắc nghiệm Ngữ Văn 10, Ôn tập văn học dân gian Việt Nam, Có đáp án
1. Câu nào sau đây không nằm trong định nghĩa văn học dân gian?
A. Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng.
B. Văn học dân gian hình thành, tồn tại, phát triển nhờ tập thể.
C. Văn học dân gian gắn bó mật thiết với các hoạt động khác nhau trong đời sống cộng đồng.
D. Khi người trí thức tham sáng tác văn học dân gian thì sáng tác ấy trở thành tiếng nói riêng của người trí thức.

2. Qua đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây”, có thế thấy Đăm Săn thuộc kiểu nhân vật gì?
A. Nhân vật anh hùng sử thi,
B. Nhân vật anh hùng chiến trận.
C. Nhân vật anh hùng văn hóa.
D. Hai ý A và B.
E. Ba ý A, B và C.

3. Trong đoạn trích, Đăm Săn có những phẩm chất gì?
A. Trong danh dự
B. Gắn bó với hanh phúc gia đình
C. Thiết tha với cuộc sống bình yên, phồn vinh của thị tộc.
D. Có sức khỏe và tài nghệ phi thường,
E. Cả bốn ý trên.

4. Đoạn trích dã sử dụng những thủ pháp nghệ thuật đặc trưng nào của sử thi để tôn vinh vẻ đẹp của nhân vật?
A. Phép trùng điệp
B. Phép so sánh
C. Phép phóng đai
D. Ẩn dụ
E. Cả ba ý A, B và C.
F. Cả bốn ý A, B, C và D.

5. Cái lõi sự thật lịch sử của truyền thuyết Mị Châu - Trọng Thủy là gì?
A. An Dương Vương dựng nước Âu Lạc, xây thành Cô Loa.
B. Chiến tranh xâm lược của Triệu Đà - vua nước Nam Việt – dẫn đến cảnh nước mất nhà tan cho dân Âu Lạc ở thế kỉ III tr. CN.
C. An Dương Vương được thần Kim Quy đưa xuống biển.
D. Hai ý A và B.
E. Ba ý A, B và C.

6. Cái lõi sự thật lịch sử trên được truyền thuyết hư cấu thành bi kịch gì?
A. Bi kịch gia đình.
B. Bi kịch quốc gia.
C. Bi kịch tình yêu.
D. Cả A, B và C.

7. Truyền thuyết Mị Châu - Trọng Thủy đã hư cấu sự thật lịch sử với những chi tiết hoang đường, kì ảo nào?
A. Thần Kim Quy giúp vua xây thành và tặng vuốt làm lẫy nỏ thần để bảo vệ đất nước.
B. Nỏ thần bắn một phát chết hàng vạn tên giặc.
C. Thần Kim Quy hiện lên thét lớn “Kẻ ngồi sau lưng chính là giặc đó”.. Vua cầm sừng tê bảy tấc, theo Rùa Vàng rẽ nước xuống biển.
D. Những biến hoá kì diệu tạo thành tình tiết “ngọc trai - nước giếng”.
E. Cả bốn ý trên.

8. Tính chất của bi kịch Mị Châu - Trọng Thủy là gì?
A. Xung đột có thể dung hòa
B. Xung đột dữ dội, quyết liệt, toàn diện.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.

9. Kết quả bi kịch MỊ Châu - Trọng Thủy?
A. Nước mất nhà tan.
B. Tình yêu tan vỡ
C. Cha con chia lia
D. Hai ý A và B đúng.
E. Cả A, B và C đều đúng.

10. Từ bi kịch Mị Châu - Trọng Thủy, có thể rút ra bài học gì?
A. Không gả con gái cho kẻ thù
B. Cảnh giác trước kẻ thù
C. Giải quyết mối quan hệ giữa riêng và chung.
D. Hai ý A và B.
E. Hai ý B và C.

ĐÁP ÁN
1 2 3 4 5
D D E E D
6 7 8 9 10
D E B D E

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây